Mỹ sẽ trở thành nước xuất siêu khí đốt tự nhiên từ năm 2018, theo số liệu công bố trong báo cáo tháng 2/2017 của Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) của Mỹ.
Sở dĩ có điều đó là do Mỹ không còn phải nhập khẩu mà ngược lại sẽ tăng cường xuất khẩu khí đốt, đặc biệt là khí thiên nhiên hóa lỏng (LPG).
Hơn nữa, theo EIA, từ thập niên 2020, Mỹ sẽ trở thành một nước xuất khẩu năng lượng ròng, chủ yếu là nhờ sự tăng trưởng của xuất khẩu khí đốt tự nhiên.
Trong năm 2016, Mỹ vẫn còn là nước nhập siêu khí đốt tự nhiên. Chênh lệch giữa nhập và xuất lên tới khoảng 25 tỷ m3/năm, hoặc 73.600.000 m3/ngày.
Với việc một số cảng xuất khẩu LPG sắp được xây dựng hoàn thành, xuất khẩu LPG có khả năng góp phần làm gia tăng lượng xuất khẩu khí đốt tự nhiên nói chung, và vào năm 2020 sẽ vượt quá lượng khí thiên nhiên xuất khẩu qua đường ống dẫn.
Cảng Sabine Pass ở Louisiana đã trở thành cảng xuất khẩu LPG đầu tiên và duy nhất của Mỹ, được xây dựng hoàn tất trong năm 2016. Dự kiến sẽ có 4 cảng xuất khẩu LPG được hoàn thành năm 2021.
Tổng cộng, 5 cảng này sẽ có năng lực xuất khẩu khoảng 90 tỷ m3/năm, hoặc 260 triệu m3/ngày.
Sau năm 2021, theo dự báo, xuất khẩu LPG của Mỹ sẽ tiếp tục tăng, nhưng với tốc độ vừa phải, do sự cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các nhà cung cấp LPG toàn cầu khác.
Được biết, Úc, Colombia, Indonesia, Malaysia cũng đang tích cực xây dựng cảng xuất khẩu LPG. Ngay cả Gazprom cũng từng bước phát triển kinh doanh xuất khẩu LPG, thiết lập cảng cả ở Nga lẫn nước ngoài, như ở Đức và Ma-rốc.
Hồi tháng 5/2016, EIA dự đoán lạc quan rằng đến năm 2040, tổng sản lượng khí đốt của Mỹ tăng khoảng 1,5 lần so với hiện nay, lên đến khoảng 1 nghìn tỷ m3.
Xuất khẩu khí thiên nhiên thông qua các đường ống dẫn khí qua Mexico cũng sẽ tăng lên. Xuất khẩu (nói chung) của Mỹ sang Mexico hiện nay đã tăng gấp 2 lần so với năm 2009 và sẽ tăng trưởng ít nhất cho đến năm 2020.
Nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Mỹ, chủ yếu qua đường ống dẫn từ tỉnh Alberta ở miền tây Canada, sẽ tiếp tục giảm. Hơn nữa, theo dự kiến, việc sản xuất khí thiên nhiên đang tăng lên trong lưu vực Marcellus và Utica ở đông bắc và miền Trung Tây nước Mỹ sẽ tạo hành lang xuất khẩu khí đốt sang các tỉnh phía đông của Canada.
Hiện Canada đang gặp vấn đề nan giải là thiếu cơ sở hạ tầng vận chuyển dầu và khí đốt giữa miền tây và miền đông của đất nước, và nếu người Canada không giải quyết được chuyện này thì người Mỹ việc gì mà không xuất khẩu khí đốt sang khu vực phía đông của Canada!
Từ năm 2040, Mỹ sẽ trở thành nước xuất siêu khí đốt tự nhiên sang Canada bằng đường ống dẫn, nhưng cũng có thể là từ năm 2030, vì công nghệ sản xuất khí đốt của Mỹ phát triển rất nhanh.
Sự tăng trưởng xuất khẩu khí đốt tự nhiên sẽ kích thích tăng trưởng sản xuất mặt hàng này ở Mỹ.
Dự tính, từ nay đến năm 2020, sản xuất khí thiên nhiên ở Mỹ sẽ tiếp tục tăng với tốc độ trung bình 3,6% mỗi năm, chủ yếu nhờ phát triển khai thác khí đá phiến. Hiện nay, Mỹ đang đi đầu thế giới trong cuộc cách mạng dầu khí đá phiến. Tuy nhiên, sau năm 2020, sản xuất khí thiên nhiên sẽ tăng trưởng với tốc độ thấp hơn, trung bình khoảng 1,0% mỗi năm.
Sản xuất và kinh doanh khí thiên nhiên còn phải phụ thuộc các nguồn lực và công nghệ, sự tăng trưởng kinh tế vĩ mô và giá dầu thế giới. Trong trường hợp cải tiến công nghệ, tăng trưởng đầu tư, cải thiện dự báo tài nguyên hydrocarbon, Mỹ sẽ tăng cường sản xuất khí đốt, giá nội địa sẽ được kéo giảm và do đó lượng xuất khẩu sẽ tăng.
Dự kiến, từ năm 2040, xuất khẩu khí đốt của Mỹ sẽ đạt khoảng 238 tỷ m3/năm hoặc 651 triệu m3/ngày.
Xuất khẩu LPG sẽ tiếp tục phát triển khi giá dầu thế giới ở mức cao. Trong trường hợp giá dầu cao, LPG xuất khẩu từ Hoa Kỳ sẽ đạt 260 tỷ m3/năm hoặc 708 triệu m3/ngày. So với các nhà cung cấp LPG khác, Mỹ có lợi thế về giá giao ngay trong nước, ít bị ảnh hưởng bởi giá dầu thế giới.
Trường hợp xấu nhất, nếu mức đầu tư công nghệ thấp, giá dầu khí cũng thấp, thì lượng xuất khẩu LPG từ Mỹ vẫn tăng, nhưng với tốc độ chậm hơn.
Trong tháng 2/2017, EIA đã đưa ra các dự báo khá lạc quan về sản lượng dầu của Mỹ trong năm 2017, với con số 9.000.000 thùng/ngày so với 8.870.000 thùng/ngày của năm 2016.
Sở dĩ có điều đó là do Mỹ không còn phải nhập khẩu mà ngược lại sẽ tăng cường xuất khẩu khí đốt, đặc biệt là khí thiên nhiên hóa lỏng (LPG).
Hơn nữa, theo EIA, từ thập niên 2020, Mỹ sẽ trở thành một nước xuất khẩu năng lượng ròng, chủ yếu là nhờ sự tăng trưởng của xuất khẩu khí đốt tự nhiên.
Với việc một số cảng xuất khẩu LPG sắp được xây dựng hoàn thành, xuất khẩu LPG có khả năng góp phần làm gia tăng lượng xuất khẩu khí đốt tự nhiên nói chung, và vào năm 2020 sẽ vượt quá lượng khí thiên nhiên xuất khẩu qua đường ống dẫn.
Cảng Sabine Pass ở Louisiana đã trở thành cảng xuất khẩu LPG đầu tiên và duy nhất của Mỹ, được xây dựng hoàn tất trong năm 2016. Dự kiến sẽ có 4 cảng xuất khẩu LPG được hoàn thành năm 2021.
Tổng cộng, 5 cảng này sẽ có năng lực xuất khẩu khoảng 90 tỷ m3/năm, hoặc 260 triệu m3/ngày.
Sau năm 2021, theo dự báo, xuất khẩu LPG của Mỹ sẽ tiếp tục tăng, nhưng với tốc độ vừa phải, do sự cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các nhà cung cấp LPG toàn cầu khác.
Được biết, Úc, Colombia, Indonesia, Malaysia cũng đang tích cực xây dựng cảng xuất khẩu LPG. Ngay cả Gazprom cũng từng bước phát triển kinh doanh xuất khẩu LPG, thiết lập cảng cả ở Nga lẫn nước ngoài, như ở Đức và Ma-rốc.
Hồi tháng 5/2016, EIA dự đoán lạc quan rằng đến năm 2040, tổng sản lượng khí đốt của Mỹ tăng khoảng 1,5 lần so với hiện nay, lên đến khoảng 1 nghìn tỷ m3.
Xuất khẩu khí thiên nhiên thông qua các đường ống dẫn khí qua Mexico cũng sẽ tăng lên. Xuất khẩu (nói chung) của Mỹ sang Mexico hiện nay đã tăng gấp 2 lần so với năm 2009 và sẽ tăng trưởng ít nhất cho đến năm 2020.
Nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Mỹ, chủ yếu qua đường ống dẫn từ tỉnh Alberta ở miền tây Canada, sẽ tiếp tục giảm. Hơn nữa, theo dự kiến, việc sản xuất khí thiên nhiên đang tăng lên trong lưu vực Marcellus và Utica ở đông bắc và miền Trung Tây nước Mỹ sẽ tạo hành lang xuất khẩu khí đốt sang các tỉnh phía đông của Canada.
Hiện Canada đang gặp vấn đề nan giải là thiếu cơ sở hạ tầng vận chuyển dầu và khí đốt giữa miền tây và miền đông của đất nước, và nếu người Canada không giải quyết được chuyện này thì người Mỹ việc gì mà không xuất khẩu khí đốt sang khu vực phía đông của Canada!
Từ năm 2040, Mỹ sẽ trở thành nước xuất siêu khí đốt tự nhiên sang Canada bằng đường ống dẫn, nhưng cũng có thể là từ năm 2030, vì công nghệ sản xuất khí đốt của Mỹ phát triển rất nhanh.
Sự tăng trưởng xuất khẩu khí đốt tự nhiên sẽ kích thích tăng trưởng sản xuất mặt hàng này ở Mỹ.
Dự tính, từ nay đến năm 2020, sản xuất khí thiên nhiên ở Mỹ sẽ tiếp tục tăng với tốc độ trung bình 3,6% mỗi năm, chủ yếu nhờ phát triển khai thác khí đá phiến. Hiện nay, Mỹ đang đi đầu thế giới trong cuộc cách mạng dầu khí đá phiến. Tuy nhiên, sau năm 2020, sản xuất khí thiên nhiên sẽ tăng trưởng với tốc độ thấp hơn, trung bình khoảng 1,0% mỗi năm.
Sản xuất và kinh doanh khí thiên nhiên còn phải phụ thuộc các nguồn lực và công nghệ, sự tăng trưởng kinh tế vĩ mô và giá dầu thế giới. Trong trường hợp cải tiến công nghệ, tăng trưởng đầu tư, cải thiện dự báo tài nguyên hydrocarbon, Mỹ sẽ tăng cường sản xuất khí đốt, giá nội địa sẽ được kéo giảm và do đó lượng xuất khẩu sẽ tăng.
Dự kiến, từ năm 2040, xuất khẩu khí đốt của Mỹ sẽ đạt khoảng 238 tỷ m3/năm hoặc 651 triệu m3/ngày.
Xuất khẩu LPG sẽ tiếp tục phát triển khi giá dầu thế giới ở mức cao. Trong trường hợp giá dầu cao, LPG xuất khẩu từ Hoa Kỳ sẽ đạt 260 tỷ m3/năm hoặc 708 triệu m3/ngày. So với các nhà cung cấp LPG khác, Mỹ có lợi thế về giá giao ngay trong nước, ít bị ảnh hưởng bởi giá dầu thế giới.
Trường hợp xấu nhất, nếu mức đầu tư công nghệ thấp, giá dầu khí cũng thấp, thì lượng xuất khẩu LPG từ Mỹ vẫn tăng, nhưng với tốc độ chậm hơn.
Trong tháng 2/2017, EIA đã đưa ra các dự báo khá lạc quan về sản lượng dầu của Mỹ trong năm 2017, với con số 9.000.000 thùng/ngày so với 8.870.000 thùng/ngày của năm 2016.
Bá Thủy - Petrotimes.vn
Relate Threads