Nền kinh tế phụ thuộc vào năng lượng của Nga đã giảm 3,7% trong năm 2015, và dự báo sẽ tiếp tục giảm 11% trong năm nay do chịu tác động mạnh từ việc giá dầu giảm mạnh kéo dài, có lúc xuống dưới 30 USD/thùng và các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine.
Trong một cuộc họp vào ngày 26/1, Bộ trưởng Kinh tế Alexei Ulyukayev đã nói với Tổng thống Vladimir Putin tình hình này tạo ra “một bầu không khí căng thẳng cực độ”. Vào ngày 28/1, Bộ trưởng Alexei tuyên bố sẽ chi 750 tỷ Rúp (tương đương 9,8 tỷ USD) nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính của nước này sau khi giá dầu mỏ lao dốc và đồng Rúp mất giá ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng kinh tế của Nga.
Các nhà kinh tế và các nhà lãnh đạo kinh doanh cảnh báo rằng Nga đang phải đối mặt với tình trạng trì trệ lâu dài và khả năng cạnh tranh giảm. Herman Gref - Chủ tịch kiêm CEO ngân hàng Sberbank - nhận định: “Những quốc gia đang lao dốc chính là hình ảnh của nước Nga”.
Theo Evgeny Gontmakher, Giáo sư kinh tế và cựu Thứ trưởng Bộ Xã hội, “kinh tế Nga đang bắt đầu đi xuống. Nga sẽ không thể quay trở lại với tăng trưởng vào năm 2017, năm 2018 còn tồi tệ hơn nữa. Nền kinh tế sẽ tiếp tục leo sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3/2018”.
Mặc dù cựu Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin, một cố vấn của ông Putin, cho rằng nước Nga sẽ ổn định lại sau hai năm, song Chính phủ vẫn không thể tiếp tục chịu đựng các khoản đầu tư côn lớn. Trong cuộc họp với các thành viên nội các ngày 13/1, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov nói đầu tư công sẽ phải giảm 10% để hạn chế thâm hụt ngân sách, nếu không, Nga sẽ lặp lại cuộc khủng hoảng năm 1998.
Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thường niên Gaidar vừa qua ở Moskva, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thừa nhận những thách thức đối với kinh tế Nga hiện nay là nghiêm trọng nhất trong vòng một thập kỷ qua. Tuy nhiên, ông khẳng định có thể giảm thiểu tác động từ bên ngoài ở mức độ nào đó nhờ kế hoạch chống khủng hoảng. Bộ trưởng Kinh tế Nga tỏ ra “lạc quan một cách thận trọng”. Câu hỏi đặt ra hiện nay là những chính sách đó liệu đã đủ khi các doanh nghiệp nhà nước kém năng động vẫn là trọng tâm của nền kinh tế Nga trong khi món nợ từ những khoản đầu tư không hiệu quả như Thế vận hội Sochi vẫn còn đó.
Trước đây, Nga đã vượt qua các cuộc khủng hoảng giá dầu năm 2008 và khủng hoảng tài chính năm 1998. Trong những trường hợp đó, sự tăng trưởng mạnh mẽ trở lại trong vòng một hoặc hai năm. Vladislav Inozemtsev, Giáo sư Trường Kinh tế Đại học Nghiên cứu Quốc gia tại Moscow, nhận định: “Suy thoái lần này khác với những lần đó, không phải do suy giảm giá dầu hay trừng phạt kinh tế mà do cơ cấu yếu kém”.
Trong một cuộc họp vào ngày 26/1, Bộ trưởng Kinh tế Alexei Ulyukayev đã nói với Tổng thống Vladimir Putin tình hình này tạo ra “một bầu không khí căng thẳng cực độ”. Vào ngày 28/1, Bộ trưởng Alexei tuyên bố sẽ chi 750 tỷ Rúp (tương đương 9,8 tỷ USD) nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính của nước này sau khi giá dầu mỏ lao dốc và đồng Rúp mất giá ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng kinh tế của Nga.
Các nhà kinh tế và các nhà lãnh đạo kinh doanh cảnh báo rằng Nga đang phải đối mặt với tình trạng trì trệ lâu dài và khả năng cạnh tranh giảm. Herman Gref - Chủ tịch kiêm CEO ngân hàng Sberbank - nhận định: “Những quốc gia đang lao dốc chính là hình ảnh của nước Nga”.
Theo Evgeny Gontmakher, Giáo sư kinh tế và cựu Thứ trưởng Bộ Xã hội, “kinh tế Nga đang bắt đầu đi xuống. Nga sẽ không thể quay trở lại với tăng trưởng vào năm 2017, năm 2018 còn tồi tệ hơn nữa. Nền kinh tế sẽ tiếp tục leo sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3/2018”.
Mặc dù cựu Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin, một cố vấn của ông Putin, cho rằng nước Nga sẽ ổn định lại sau hai năm, song Chính phủ vẫn không thể tiếp tục chịu đựng các khoản đầu tư côn lớn. Trong cuộc họp với các thành viên nội các ngày 13/1, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov nói đầu tư công sẽ phải giảm 10% để hạn chế thâm hụt ngân sách, nếu không, Nga sẽ lặp lại cuộc khủng hoảng năm 1998.
Trước đây, Nga đã vượt qua các cuộc khủng hoảng giá dầu năm 2008 và khủng hoảng tài chính năm 1998. Trong những trường hợp đó, sự tăng trưởng mạnh mẽ trở lại trong vòng một hoặc hai năm. Vladislav Inozemtsev, Giáo sư Trường Kinh tế Đại học Nghiên cứu Quốc gia tại Moscow, nhận định: “Suy thoái lần này khác với những lần đó, không phải do suy giảm giá dầu hay trừng phạt kinh tế mà do cơ cấu yếu kém”.
Theo: songmoi.vn/Ngọc Huyền - Theo Bloomberg
Relate Threads