Với 79% tỷ lệ sở hữu, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex đang là cổ đông chi phối tại Hoá dầu Petrolimex trong khi Hoá dầu Petrolimex muốn phát triển, xây dựng nhà máy, huy động vốn xã hội tham gia, giảm áp lực vốn.
Ngày 14/4, Tổng công ty Hoá dầu Petrolimex (mã PLC) đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh thu lợi nhuận năm 2015 và đề ra các chỉ tiêu cho năm 2016.
Bên lề đại hội, BizLIVE đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Bá Nhuân, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hoá dầu Petrolimex về kế hoạch kinh doanh năm 2016, việc kêu gọi đầu tư của Hoá dầu Petrolimex trong giai đoạn sắp tới...
Xin ông cho biết tại sao PLC đặt kế hoạch lợi nhuận, doanh thu sụt giảm so với 2015?
Không ai muốn đặt thấp kế hoạch lợi nhuận, doanh thu nhất là trong bối cảnh thương hiệu và giá trị thương hiệu trên thị trường chứng khoán đặc biệt được quan tâm. Năm 2016 định hướng PLC phát hành cổ phiếu ra công chúng, giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước.
Kế hoạch năm 2016 trong bối cảnh các ngành hàng khó khăn, nhựa đường giảm nguyên do không chỉ Việt Nam mà cả khu vực Đông Nam Á rơi vào năm “nhiệm kỳ”. Tại Việt Nam, năm 2016 áp lực nợ công cũng khiến nguồn vốn triển khai cơ sở hạ tầng bị thu hẹp, cắt giảm.
Bên cạnh đó, một số dự án đến cuối năm 2018 mới sử dụng nhựa đường. Mục tiêu lợi nhuận của mảng nhựa đường cực khó khăn, thậm chí có thể không có lợi nhuận nhưng chúng tôi vẫn đặt ra để phấn đấu hơn. Trước đó, có 4 tờ trình và đây là kịch bản cao nhất.
Lý do thứ 3, giá dầu tụt xuống tác động nhiều đến các ngành sản xuất, kinh doanh của PLC.
Tôi cũng lưu ý rằng, lợi nhuận cao hay thấp đặt ra không liên quan đến lương, thù lao vì cơ chế lương tại PLC như với doanh nghiệp nhà nước. Toàn bộ tiền lương chỉ tăng 101 triệu đồng so với kế hoạch trình đại hội cổ đông 2015.
Kết quả kinh doanh Quý I/2016 của PLC như thế nào, thưa ông?
Quý I, nhựa đường không có một xu lãi nào. Lợi nhuận Quý I đến chủ yếu từ dầu nhờn, toàn PLC đạt lợi nhuận trước thuế 42,9 tỷ đồng, doanh thu bằng 19% kế hoạch cả năm.
Ông Phạm Bá Nhuân, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hoá dầu Petrolimex. Ảnh: TL
Đánh giá của ông về sự cạnh tranh giữa PLC với các doanh nghiệp dầu nhờn khác?
Từ bây giờ, những hãng dầu nhờn cấp 2 thế giới đã vào Việt Nam như doanh nghiệp Hàn Quốc, Thái Lan do Việt Nam ký hàng loạt Hiệp định thương mại tự do, sự cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn.
Ông dự báo mảng hoá chất phát triển như thế nào?
Thị trường tương đối ổn định, vẫn có những thuận lợi trong phía Nam nhưng phía Bắc đang có nhiều điểm bất lợi. Chúng tôi quyết định đầu tư kho, xây dựng kho Đình Vũ (Hải Phòng), dự kiến cả tiền thuê đất là 200 tỷ đồng, các thủ tục xây dựng đang được tiến hành nhưng tương đối lằng nhằng.
Việc xây dựng đầu tư này giảm chi phí vận chuyển và nếu có điều kiện nhập tàu lớn từ Trung Đông với giá thấp.
Với lĩnh vực dự báo hoà vốn hoặc thua lỗ, PLC có kế hoạch cắt giảm đầu tư?
Vấn đề phải nhìn lâu dài không thể nhìn vài 3 năm. Về lâu dài hoá chất là mảng sai lớn nhất, dầu nhờn tăng trưởng 5-7%/năm, nhựa đường 1 triệu tấn, như Thái Lan đỉnh điểm 1,1 triệu tấn.
PLC có ý tưởng về các mảng mới không, thưa ông?
Chúng tôi đang triển khai nhưng phụ thuộc nhiều vào nhà máy của Tập đoàn, thay vì nhập khẩu nhựa đường phải nghiên cứu xây nhà máy sản xuất nhựa đường. Hiện nhà máy phải gắn với nhà máy lọc dầu vì đây là sản phẩm của nhà máy lọc dầu và chỉ có như thế chúng ta mới có thương hiệu, thương hiệu mới chỉ là nước ngoài.
PLC có chủ trương kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài không?
Với Tổng công ty, câu chuyện này còn phải nghiên cứu, định hướng giảm tỷ lệ cổ đông chi phối nhưng mức nào phụ thuộc việc chúng ta cần vốn để làm gì và sử dụng như thế nào để xác định có nên có cổ đông chiến lược hay không. Chúng tôi sẽ xây dựng phương án chi tiết báo cáo cổ đông chi phối phê duyệt
Nếu giữ tỷ lệ 79%, Tập đoàn Petrolimex phải góp tiền vào. Vì nếu vẫn giữ tỷ lệ kể trên tiền ở đâu? Tương lai PLC không chỉ đứng ở đây mà muốn phát triển, xây dựng các nhà máy nhựa đường quy mô lớn. Nhu cầu phát triển của PLC rất lớn và cũng không dại gì chúng ta không huy động vốn xã hội tham gia, giảm áp lực vốn đầu tư và tốt hơn trong quản trị.
Đến thời điểm này đã có doanh nghiệp ngoại nào ngỏ lời với PLC?
Có một doanh nghiệp hoá chất từ Đức đang “nhắm” mảnh hoá chất, muốn là cổ đông chi phối, chiếm 51% nhưng chúng tôi chưa chịu. Chúng tôi mong muốn PLC vẫn phải giữ 65%.
Xin cảm ơn ông!
Ngày 14/4, Tổng công ty Hoá dầu Petrolimex (mã PLC) đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh thu lợi nhuận năm 2015 và đề ra các chỉ tiêu cho năm 2016.
Bên lề đại hội, BizLIVE đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Bá Nhuân, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hoá dầu Petrolimex về kế hoạch kinh doanh năm 2016, việc kêu gọi đầu tư của Hoá dầu Petrolimex trong giai đoạn sắp tới...
Xin ông cho biết tại sao PLC đặt kế hoạch lợi nhuận, doanh thu sụt giảm so với 2015?
Không ai muốn đặt thấp kế hoạch lợi nhuận, doanh thu nhất là trong bối cảnh thương hiệu và giá trị thương hiệu trên thị trường chứng khoán đặc biệt được quan tâm. Năm 2016 định hướng PLC phát hành cổ phiếu ra công chúng, giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước.
Kế hoạch năm 2016 trong bối cảnh các ngành hàng khó khăn, nhựa đường giảm nguyên do không chỉ Việt Nam mà cả khu vực Đông Nam Á rơi vào năm “nhiệm kỳ”. Tại Việt Nam, năm 2016 áp lực nợ công cũng khiến nguồn vốn triển khai cơ sở hạ tầng bị thu hẹp, cắt giảm.
Bên cạnh đó, một số dự án đến cuối năm 2018 mới sử dụng nhựa đường. Mục tiêu lợi nhuận của mảng nhựa đường cực khó khăn, thậm chí có thể không có lợi nhuận nhưng chúng tôi vẫn đặt ra để phấn đấu hơn. Trước đó, có 4 tờ trình và đây là kịch bản cao nhất.
Lý do thứ 3, giá dầu tụt xuống tác động nhiều đến các ngành sản xuất, kinh doanh của PLC.
Tôi cũng lưu ý rằng, lợi nhuận cao hay thấp đặt ra không liên quan đến lương, thù lao vì cơ chế lương tại PLC như với doanh nghiệp nhà nước. Toàn bộ tiền lương chỉ tăng 101 triệu đồng so với kế hoạch trình đại hội cổ đông 2015.
Kết quả kinh doanh Quý I/2016 của PLC như thế nào, thưa ông?
Quý I, nhựa đường không có một xu lãi nào. Lợi nhuận Quý I đến chủ yếu từ dầu nhờn, toàn PLC đạt lợi nhuận trước thuế 42,9 tỷ đồng, doanh thu bằng 19% kế hoạch cả năm.
Ông Phạm Bá Nhuân, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hoá dầu Petrolimex. Ảnh: TL
Từ bây giờ, những hãng dầu nhờn cấp 2 thế giới đã vào Việt Nam như doanh nghiệp Hàn Quốc, Thái Lan do Việt Nam ký hàng loạt Hiệp định thương mại tự do, sự cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn.
Ông dự báo mảng hoá chất phát triển như thế nào?
Thị trường tương đối ổn định, vẫn có những thuận lợi trong phía Nam nhưng phía Bắc đang có nhiều điểm bất lợi. Chúng tôi quyết định đầu tư kho, xây dựng kho Đình Vũ (Hải Phòng), dự kiến cả tiền thuê đất là 200 tỷ đồng, các thủ tục xây dựng đang được tiến hành nhưng tương đối lằng nhằng.
Việc xây dựng đầu tư này giảm chi phí vận chuyển và nếu có điều kiện nhập tàu lớn từ Trung Đông với giá thấp.
Với lĩnh vực dự báo hoà vốn hoặc thua lỗ, PLC có kế hoạch cắt giảm đầu tư?
Vấn đề phải nhìn lâu dài không thể nhìn vài 3 năm. Về lâu dài hoá chất là mảng sai lớn nhất, dầu nhờn tăng trưởng 5-7%/năm, nhựa đường 1 triệu tấn, như Thái Lan đỉnh điểm 1,1 triệu tấn.
PLC có ý tưởng về các mảng mới không, thưa ông?
Chúng tôi đang triển khai nhưng phụ thuộc nhiều vào nhà máy của Tập đoàn, thay vì nhập khẩu nhựa đường phải nghiên cứu xây nhà máy sản xuất nhựa đường. Hiện nhà máy phải gắn với nhà máy lọc dầu vì đây là sản phẩm của nhà máy lọc dầu và chỉ có như thế chúng ta mới có thương hiệu, thương hiệu mới chỉ là nước ngoài.
PLC có chủ trương kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài không?
Với Tổng công ty, câu chuyện này còn phải nghiên cứu, định hướng giảm tỷ lệ cổ đông chi phối nhưng mức nào phụ thuộc việc chúng ta cần vốn để làm gì và sử dụng như thế nào để xác định có nên có cổ đông chiến lược hay không. Chúng tôi sẽ xây dựng phương án chi tiết báo cáo cổ đông chi phối phê duyệt
Nếu giữ tỷ lệ 79%, Tập đoàn Petrolimex phải góp tiền vào. Vì nếu vẫn giữ tỷ lệ kể trên tiền ở đâu? Tương lai PLC không chỉ đứng ở đây mà muốn phát triển, xây dựng các nhà máy nhựa đường quy mô lớn. Nhu cầu phát triển của PLC rất lớn và cũng không dại gì chúng ta không huy động vốn xã hội tham gia, giảm áp lực vốn đầu tư và tốt hơn trong quản trị.
Đến thời điểm này đã có doanh nghiệp ngoại nào ngỏ lời với PLC?
Có một doanh nghiệp hoá chất từ Đức đang “nhắm” mảnh hoá chất, muốn là cổ đông chi phối, chiếm 51% nhưng chúng tôi chưa chịu. Chúng tôi mong muốn PLC vẫn phải giữ 65%.
Xin cảm ơn ông!
NGUYỄN THẢO - Bizlive.vn
Relate Threads