Ngày 28/12, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak tuyên bố nước này không có kế hoạch từ bỏ hoàn toàn việc trung chuyển khí đốt qua Ukraine.
Moskva sẽ tiếp tục đàm phán với Kiev, song sẽ không ký hợp đồng mới sau năm 2019 với những điều kiện bất lợi.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình “Rossia 24”, Bộ trưởng năng lượng Novak cho biết Nga đang thực hiện các phương án vận chuyển khí đốt khác nhau, trong đó có dự án “Dòng chảy phương Bắc-2”.
Mặc dù vậy, Nga không có kế hoạch từ bỏ hoàn toàn việc trung chuyển khí đốt qua Ukraine. Theo ông, Nga và Ukraine sẽ tiếp tục đàm phán về một hợp đồng trung chuyển mới cho tới sát thời điểm hợp đồng hiện nay hết hiệu lực vào năm 2019, nhưng trong trường hợp bất lợi, Nga sẽ không ký kết hợp đồng mới.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong khuôn khổ cuộc họp báo thường niên cuối năm vừa qua, cho rằng ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine là việc làm không hợp lý.
Còn Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố Nga sẽ không kéo dài hợp đồng trung chuyển khí đốt qua Ukraine với những điều kiện bất lợi dành cho Nga.
Trong khi đó, người đứng đầu tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga, ông Alexey Miller từng đề xuất từ bỏ hoàn toàn việc trung chuyển khí đốt qua Ukraine và nhận được sự ủng hộ của Bộ Năng lượng Nga.
Cùng ngày, Bộ trưởng Năng lượng và Công nghiệp Than Ukraine Vladimir Demchishin khẳng định nguồn cung cấp khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ tiếp tục sau năm 2019.
Theo ông Demchishin, hệ thống vận chuyển khí đốt của Ukraine đã tồn tại với mức giá hiện tại cho các nguồn cung năng lượng và rất khó để xây dựng cơ sở hạ tầng mới có quy mô lớn. Cơ sở hạ tầng của Ukraine có thể tiếp nhận được khoảng 100 tỷ m3 khí đốt.
Người đứng đầu ngành năng lượng Ukraine cho rằng cơ hội cho “Dòng chảy phương Bắc” - tuyến đường ống thay thế để cung cấp khí đốt của Nga sang châu Âu - có thể là không đủ trong mùa Đông.
Về nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine, Bộ trưởng Demchishin nói rằng khối lượng chính hiện nay đến từ châu Âu. Ukraine cũng quan tâm đến việc đa dạng hóa các nguồn khí đốt và tính cạnh tranh trên thị trường, trong đó có nguồn cung từ Azerbaijan theo hệ thống "Hành lang Khí đốt phía Nam".
Ngoài ra, Ukraine tích cực phát triển trong các lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và tập trung vào phát điện. Vì vậy, trong 2 hoặc 3 năm nữa, cơ cấu tiêu thụ năng lượng ở Ukraine sẽ thay đổi hoàn toàn.
Tuy nhiên, ông Demchisin cho rằng Ukraine vẫn cần thực hiện các dự án hạ tầng lớn cho các nguồn cung cấp nên nước này quan tâm đến việc nối lại các hướng cung cấp tiêu chuẩn thông qua Nga.
Hồi tháng Chín, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk đã buộc phải thừa nhận nước này bị thiệt hại nặng nề khi cắt đứt quan hệ với Nga, khiến Moskva ngừng ưu đãi về khí đốt, đồng thời xây dựng các tuyến đường ống dẫn khí đốt khác sang châu Âu, thay thế cho tuyến đường ống qua Ukraine.
Theo tính toán, công trình xây dựng nhánh thứ hai của tuyến “Dòng chảy phương Bắc” sẽ khiến Kiev mất 2 tỷ USD phí trung chuyển khí đốt đến Liên minh châu Âu (EU). Ngoài ra, Ukraine cũng sẽ mất thêm hàng trăm triệu USD do bị mất ưu đãi giá bán khí đốt của Nga.
Moskva sẽ tiếp tục đàm phán với Kiev, song sẽ không ký hợp đồng mới sau năm 2019 với những điều kiện bất lợi.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình “Rossia 24”, Bộ trưởng năng lượng Novak cho biết Nga đang thực hiện các phương án vận chuyển khí đốt khác nhau, trong đó có dự án “Dòng chảy phương Bắc-2”.
Mặc dù vậy, Nga không có kế hoạch từ bỏ hoàn toàn việc trung chuyển khí đốt qua Ukraine. Theo ông, Nga và Ukraine sẽ tiếp tục đàm phán về một hợp đồng trung chuyển mới cho tới sát thời điểm hợp đồng hiện nay hết hiệu lực vào năm 2019, nhưng trong trường hợp bất lợi, Nga sẽ không ký kết hợp đồng mới.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong khuôn khổ cuộc họp báo thường niên cuối năm vừa qua, cho rằng ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine là việc làm không hợp lý.
Còn Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố Nga sẽ không kéo dài hợp đồng trung chuyển khí đốt qua Ukraine với những điều kiện bất lợi dành cho Nga.
Cùng ngày, Bộ trưởng Năng lượng và Công nghiệp Than Ukraine Vladimir Demchishin khẳng định nguồn cung cấp khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ tiếp tục sau năm 2019.
Theo ông Demchishin, hệ thống vận chuyển khí đốt của Ukraine đã tồn tại với mức giá hiện tại cho các nguồn cung năng lượng và rất khó để xây dựng cơ sở hạ tầng mới có quy mô lớn. Cơ sở hạ tầng của Ukraine có thể tiếp nhận được khoảng 100 tỷ m3 khí đốt.
Người đứng đầu ngành năng lượng Ukraine cho rằng cơ hội cho “Dòng chảy phương Bắc” - tuyến đường ống thay thế để cung cấp khí đốt của Nga sang châu Âu - có thể là không đủ trong mùa Đông.
Về nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine, Bộ trưởng Demchishin nói rằng khối lượng chính hiện nay đến từ châu Âu. Ukraine cũng quan tâm đến việc đa dạng hóa các nguồn khí đốt và tính cạnh tranh trên thị trường, trong đó có nguồn cung từ Azerbaijan theo hệ thống "Hành lang Khí đốt phía Nam".
Ngoài ra, Ukraine tích cực phát triển trong các lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và tập trung vào phát điện. Vì vậy, trong 2 hoặc 3 năm nữa, cơ cấu tiêu thụ năng lượng ở Ukraine sẽ thay đổi hoàn toàn.
Tuy nhiên, ông Demchisin cho rằng Ukraine vẫn cần thực hiện các dự án hạ tầng lớn cho các nguồn cung cấp nên nước này quan tâm đến việc nối lại các hướng cung cấp tiêu chuẩn thông qua Nga.
Hồi tháng Chín, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk đã buộc phải thừa nhận nước này bị thiệt hại nặng nề khi cắt đứt quan hệ với Nga, khiến Moskva ngừng ưu đãi về khí đốt, đồng thời xây dựng các tuyến đường ống dẫn khí đốt khác sang châu Âu, thay thế cho tuyến đường ống qua Ukraine.
Theo tính toán, công trình xây dựng nhánh thứ hai của tuyến “Dòng chảy phương Bắc” sẽ khiến Kiev mất 2 tỷ USD phí trung chuyển khí đốt đến Liên minh châu Âu (EU). Ngoài ra, Ukraine cũng sẽ mất thêm hàng trăm triệu USD do bị mất ưu đãi giá bán khí đốt của Nga.
TTXVN/Tin Tức
Relate Threads