Với giá dầu xây dựng dự toán 60 USD/thùng nhiều khả năng thu ngân sách từ dầu năm 2016 cũng sẽ không đạt dự toán như năm 2015.
Báo cáo của Uỷ ban giám sát Tài chính quốc gia mới đây đánh giá, thu ngân sách nhà nước từ dầu tiếp tục khó khăn trong năm 2016.
Theo báo cáo, tính 15 ngày đầu năm 2016, thu từ dầu thô đạt 1.800 tỷ đồng, giảm 48,6% so với cùng kỳ 2015. Do độ trễ trong thanh toán, giá dầu của Việt Nam bình quân tháng 1/2016 ở mức 40 USD/thùng, tuy nhiên việc giá dầu tiếp tục giảm sâu, xuống dưới 30 USD/thùng và dự báo có thể xuống thấp hơn nữa đã và đang tạo áp lực lên thu từ dầu thô ngay từ những ngày đầu năm.
“Dự kiến, với giá dầu xây dựng dự toán 60 USD/thùng, nhiều khả năng thu ngân sách từ dầu năm 2016 cũng sẽ không đạt dự toán như năm 2015”, báo cáo cho biết.
Cũng theo báo cáo, giá dầu thế giới đã giảm 25% tính từ đầu năm, xuống mức 27 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ năm 2003 khiến nguồn thu ngân sách từ dầu mỏ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây áp lực lớn đến cân đối ngân sách các nước xuất khẩu dầu.
Tuy nhiên, các nước xuất khẩu dầu lửa cho biết họ sẽ tiếp tục bơm mạnh dầu ra thị trường. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo thế giới sẽ tiếp tục “ngập trong dầu” trong năm 2016 khi Iran được xuất dầu ra thị trường thế giới.
Trước đó, dự toán ngân sách năm 2016 đã được Quốc hội thông qua cho biết, dự toán thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2016 là 1.014.500 tỷ đồng trong đó, thu dầu thô 54.500 tỷ đồng trên cơ sở sản lượng 14,02 triệu tấn, giá bình quân 60 USD/thùng. Tuy nhiên, giá dầu thế giới từ đầu năm 2016 đến nay chỉ dao động trên dưới 30 USD/thùng, chưa bằng một nửa con số dự toán đưa ra.
Để ứng phó với việc giảm thu ngân sách nhà nước do giá dầu thô giảm, giữ vững cân đối ngân sách nhà nước năm 2016, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, Bộ Tài chính xác định tập trung triển khai các giải pháp tài chính ngân sách đã được đề ra trong Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 trong đó chú trọng tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước, phấn đấu tăng thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu để bù đắp tối đa cho số giảm thu do tác động của dầu thô.
Đồng thời, quản lý điều hành chi chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, tiếp tục rà soát, xây dựng và hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật về thuế, hải quan, ngân sách, quản lý tài chính doanh nghiệp, thị trường vốn, bảo hiểm, chứng khoán…
Trong dự báo mới được đưa ra bởi tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cho thấy, Thái Lan là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong khi Việt Nam và Malaysia bị thiệt hại nặng nề nhất.
Cụ thể, các nước châu Á được Fitch xếp hạng đều là nước nhập khẩu ròng, trừ Malaysia. Thái Lan, Hàn Quốc và Sri Lanka là những nước hưởng lợi nhiều nhất. Theo tính toán của Fitch, so với năm 2013 giá trị nhập khẩu ròng đối với mặt hàng dầu thô của các nước này sẽ giảm hơn 3% GDP. Thu nhập ròng từ dầu của Malaysia sẽ tăng thêm 0,2% GDP, dù đây là nước xuất khẩu dầu lớn nhất châu Á.
Việt Nam là nước duy nhất phải chứng kiến chi phí nhập khẩu ròng tăng với mức tăng 1% GDP do lượng xuất khẩu sụt giảm mạnh.
Ở hầu hết các nước, mức giảm trong chi phí nhập khẩu dầu đã được chuyển hóa sang cán cân vãng lai, ngoại trừ Việt Nam và Malaysia. Kể từ năm 2013, cán cân vãng lai của Việt Nam đã suy giảm và phần lớn là do lực cầu nội địa tăng mạnh, mặc dù kim ngạch xuất khẩu dầu giảm cũng đóng góp một phần nguyên nhân.
Báo cáo của Uỷ ban giám sát Tài chính quốc gia mới đây đánh giá, thu ngân sách nhà nước từ dầu tiếp tục khó khăn trong năm 2016.
Theo báo cáo, tính 15 ngày đầu năm 2016, thu từ dầu thô đạt 1.800 tỷ đồng, giảm 48,6% so với cùng kỳ 2015. Do độ trễ trong thanh toán, giá dầu của Việt Nam bình quân tháng 1/2016 ở mức 40 USD/thùng, tuy nhiên việc giá dầu tiếp tục giảm sâu, xuống dưới 30 USD/thùng và dự báo có thể xuống thấp hơn nữa đã và đang tạo áp lực lên thu từ dầu thô ngay từ những ngày đầu năm.
“Dự kiến, với giá dầu xây dựng dự toán 60 USD/thùng, nhiều khả năng thu ngân sách từ dầu năm 2016 cũng sẽ không đạt dự toán như năm 2015”, báo cáo cho biết.
Cũng theo báo cáo, giá dầu thế giới đã giảm 25% tính từ đầu năm, xuống mức 27 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ năm 2003 khiến nguồn thu ngân sách từ dầu mỏ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây áp lực lớn đến cân đối ngân sách các nước xuất khẩu dầu.
Tuy nhiên, các nước xuất khẩu dầu lửa cho biết họ sẽ tiếp tục bơm mạnh dầu ra thị trường. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo thế giới sẽ tiếp tục “ngập trong dầu” trong năm 2016 khi Iran được xuất dầu ra thị trường thế giới.
Trước đó, dự toán ngân sách năm 2016 đã được Quốc hội thông qua cho biết, dự toán thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2016 là 1.014.500 tỷ đồng trong đó, thu dầu thô 54.500 tỷ đồng trên cơ sở sản lượng 14,02 triệu tấn, giá bình quân 60 USD/thùng. Tuy nhiên, giá dầu thế giới từ đầu năm 2016 đến nay chỉ dao động trên dưới 30 USD/thùng, chưa bằng một nửa con số dự toán đưa ra.
Để ứng phó với việc giảm thu ngân sách nhà nước do giá dầu thô giảm, giữ vững cân đối ngân sách nhà nước năm 2016, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, Bộ Tài chính xác định tập trung triển khai các giải pháp tài chính ngân sách đã được đề ra trong Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 trong đó chú trọng tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước, phấn đấu tăng thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu để bù đắp tối đa cho số giảm thu do tác động của dầu thô.
Trong dự báo mới được đưa ra bởi tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cho thấy, Thái Lan là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong khi Việt Nam và Malaysia bị thiệt hại nặng nề nhất.
Cụ thể, các nước châu Á được Fitch xếp hạng đều là nước nhập khẩu ròng, trừ Malaysia. Thái Lan, Hàn Quốc và Sri Lanka là những nước hưởng lợi nhiều nhất. Theo tính toán của Fitch, so với năm 2013 giá trị nhập khẩu ròng đối với mặt hàng dầu thô của các nước này sẽ giảm hơn 3% GDP. Thu nhập ròng từ dầu của Malaysia sẽ tăng thêm 0,2% GDP, dù đây là nước xuất khẩu dầu lớn nhất châu Á.
Việt Nam là nước duy nhất phải chứng kiến chi phí nhập khẩu ròng tăng với mức tăng 1% GDP do lượng xuất khẩu sụt giảm mạnh.
Ở hầu hết các nước, mức giảm trong chi phí nhập khẩu dầu đã được chuyển hóa sang cán cân vãng lai, ngoại trừ Việt Nam và Malaysia. Kể từ năm 2013, cán cân vãng lai của Việt Nam đã suy giảm và phần lớn là do lực cầu nội địa tăng mạnh, mặc dù kim ngạch xuất khẩu dầu giảm cũng đóng góp một phần nguyên nhân.
TÂM AN - Bizlive.vn
Relate Threads