Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là một doanh nghiệp Nhà nước chủ lực của nền kinh tế, từng đơn vị, từng dự án, công trình, nhà máy của PVN hoạt động hiệu quả ra sao, đầu tư thế nào, mỗi tháng, mỗi quý, PVN đều có báo cáo minh bạch với các Bộ, ngành, Chính phủ.
Đối diện nhiều khó khăn từ đầu năm
Giá dầu suy giảm đã ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả sinh lời vốn của Tập đoàn và nhiều đơn vị thành viên; ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực tìm kiếm thăm dò dầu khí, kết quả công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí 6 tháng đầu năm 2016 đạt thấp nhất so với cùng kỳ 5 năm gần đây. Giá dầu cũng kéo theo giá bán các sản phẩm khí bị ảnh hưởng, hoạt động sản xuất kinh doanh khí 6 tháng đầu năm 2016 tuy có lãi nhưng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2015.
Bên cạnh đó, hiện tượng El-nino kéo dài, tình hình thủy văn không thuận lợi gây khó khăn cho các nhà máy thủy điện; cơ chế chính sách về thuế nhập khẩu áp dụng trong công thức tính giá cơ sở của xăng dầu khiến tồn kho đối với mặt hàng xăng 95, xăng 92 tiếp tục tăng và đang ở mức rất cao; thuế VAT đầu vào để sản xuất phân bón không được khấu trừ mà phải tính vào chi phí sản xuất làm tăng giá thành phân bón nội địa, giảm sức cạnh tranh so với phân bón nhập khẩu, đặc biệt vào lúc này, nguồn cung phân bón trên thị trường đang dư thừa rất lớn. Các đơn vị sản xuất điện, đạm, xăng dầu của Tập đoàn đều đang gặp những thách thức nan giải.
Các đơn vị dịch vụ kỹ thuật dầu khí vốn có uy tín và là thế mạnh của Tập đoàn cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì các hợp đồng dịch vụ đã ký (vì áp lực buộc phải giảm giá dịch vụ rất sâu), thiếu việc làm nghiêm trọng vì khó tìm kiếm thêm các hợp đồng dịch vụ mới do các công ty dầu khí phải dừng giãn tiến độ của các công trình vào lúc khó khăn này.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, các loại hình dịch vụ chủ lực của Tập đoàn là dịch vụ kỹ thuật dầu khí, dịch vụ kinh doanh vận chuyển dầu khí đều không hoàn thành kế hoạch các chỉ tiêu tài chính (doanh thu, lợi nhuận) đề ra và giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2015. Doanh thu dịch vụ dầu khí 6 tháng đầu năm đạt 72,4 nghìn tỉ đồng, bằng 89% kế hoạch 6 tháng và 42% kế hoạch cả năm, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng doanh thu hợp nhất của hầu hết các đơn vị đều đạt thấp hơn so với cùng kỳ năm 2015 (ngoại trừ 2 đơn vị là Tổng công ty Cổ phần Vận tải dầu khí (PVTrans) và Tổng công ty Tư vấn đầu tư thiết kế dầu khí (PVE) đạt cao hơn so với cùng kỳ năm 2015).
Về đầu tư, việc triển khai ở một số dự án trọng điểm của Tập đoàn cũng có nhiều phát sinh và gặp nhiều khó khăn. Những khó khăn cần rất nhiều cơ quan chức năng, Bộ, ngành và các bên liên quan phải cùng vào cuộc mới có thể tháo gỡ được. Ví dụ như việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án, xử lý cam kết bù thuế; vướng mắc liên quan đến thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng; tìm đối tác chuyển nhượng vốn; bảo lãnh Chính phủ; thu xếp vốn vay; mua sắm của nhà thầu...
Nhiều dự án lớn của Tập đoàn có mức đầu tư cao phải thúc đẩy tiến độ nên sức ép về thu xếp vốn là rất lớn; việc vay vốn từ các tổ chức ECAs của Nga và Mỹ rất khó khăn do trừng phạt kinh tế của các nước EU và Mỹ đối với Nga.
PVN và các đơn vị thành viên đang phải đối mặt với những thách thức trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước được dự báo còn tiếp tục khó khăn. Việc nước Anh rời Liên minh châu Âu đã tác động trực tiếp đến kinh tế của khối EU và kinh tế toàn cầu, dự báo kinh tế thế giới tiếp tục có những biến động khó lường. Tình hình Biển Đông, đặc biệt là sau khi Tòa trọng tài (được thành lập theo Phụ lục VII - Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 - trên cơ sở đề nghị của Philippines) đưa ra Phán quyết cuối cùng, dự báo sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí của Tập đoàn, cũng như ảnh hưởng đến việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí ở các lô còn mở của Tập đoàn.
Ở trong nước, việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do TPP, FTA, ngoài lợi ích có thể đem lại cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nhưng cũng tạo ra những thách thức rất lớn, nhất là trong việc phát triển thị trường, tăng khả năng cạnh tranh ở cả thị trường quốc tế và trong nước. Điều kiện triển khai các dự án dầu khí ở trong nước ngày càng khó khăn, do phải triển khai ở vùng sâu và xa bờ trên Biển Đông; việc tìm kiếm, triển khai các dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí tốt ở nước ngoài ngày càng khó khăn do phải cạnh tranh trực tiếp với các tập đoàn, công ty dầu khí trên thế giới.
Toàn tập đoàn cơ bản hoàn thành nhiệm vụ
Trong 6 tháng đầu năm 2016, toàn Tập đoàn đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch đề ra, nhiều đơn vị đều giữ được nhịp độ sản xuất kinh doanh bình thường, nhiều đơn vị đã phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Tuy nhiên, cũng có một số đơn vị sản xuất kinh doanh bị tác động mạnh do giá dầu giảm sâu, thị trường dịch vụ thiếu việc làm nên không đạt được chỉ tiêu doanh thu đã đề ra.
Ví dụ, Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (PVEP) hoàn thành tổng sản lượng khai thác quy dầu đạt 2,91 triệu tấn, vượt 5% kế hoạch 6 tháng. Nhưng tổng doanh thu hợp nhất chỉ đạt 15,0 nghìn tỉ đồng, bằng 78% kế hoạch, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2015, nguyên nhân chủ yếu do giá dầu giảm 33,4% so với cùng kỳ năm 2015.
Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) đã hoàn thành kế hoạch các chỉ tiêu sản lượng đã đề ra. Các chỉ tiêu tài chính đều đạt kết quả tích cực hơn so với mức độ suy giảm của giá dầu, tổng doanh thu hợp nhất đạt 28,1 nghìn tỉ đồng. Mặc dù vậy, giá dầu biến động, tiếp tục ở mức thấp so với kế hoạch, kéo theo giá bán các sản phẩm khí bị ảnh hưởng, lợi nhuận sau thuế cũng chỉ đạt 3,02 nghìn tỉ đồng, bằng 78% kế hoạch 6 tháng.
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất của Công ty TNHH MTV Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) luôn vận hành ổn định, với công suất tối ưu. Tổng sản phẩm sản xuất 6 tháng đạt 3,40 triệu tấn, vượt 17% kế hoạch, nhưng gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ do chính sách thuế nhập khẩu xăng dầu và Bộ Tài chính điều chỉnh cách thuế nhập khẩu áp dụng trong công thức tính giá cơ sở của xăng dầu nên không khuyến khích đầu mối mua hàng Dung Quất, khách hàng sẽ ưu tiên nhập khẩu theo FTA có mức thuế nhập khẩu thấp nhằm hưởng lợi thế chênh lệch giữa giá đầu vào và giá bán. Vì vậy, tổng doanh thu hợp nhất chỉ đạt 35,2 nghìn tỉ đồng, bằng 86% kế hoạch 6 tháng.
Nhà máy xơ sợi Polyester Đình Vũ hiện tại vẫn đang dừng hoạt động, mặc dù Tập đoàn đã có nhiều giải pháp tháo gỡ và hiện đang đàm phán với đối tác về vận hành Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ để gia công. Các dự án nhiên liệu sinh học tiếp tục gặp khó khăn: Nhà máy nhiên liệu sinh học miền Trung tiếp tục dừng hoạt động và chưa xác định thời gian vận hành trở lại; dự án nhiêu liệu sinh học Phú Thọ chưa xác định thời gian tiếp tục triển khai xây dựng mặc dù Tập đoàn đã chỉ đạo quyết liệt, hỗ trợ, tuy nhiên các đơn vị PVC, PVOil/PVB vẫn còn triển khai chậm, chưa có chuyển biến tích cực.
Nhìn chung, 6 tháng đầu năm 2016, các đơn vị sản xuất chủ lực đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng đề ra. 8 đơn vị hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch chỉ tiêu doanh thu hợp nhất 6 tháng đề ra, đó là: PTSC, PVTrans, PVI, PVC, Petrosetco, PVE, VPI và PVMTC. 09 đơn vị hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 6 tháng đề ra, là: PVOil, BSR, PVPower, PVI, PVFCCo, PTSC, PVTrans, PVC và Petroserco. 12 đơn vị hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước 6 tháng đề ra, là: PVOil, PVPower, PVCombank, PVFCCo, PVCFC, PVI, PVTrans, PVC, Petrosetco, PVE , VPI và PVMTC. 7 đơn vị đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao (tỷ suất lợi nhuận sau thuế hợp nhất trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt trên 3,5% - so với lãi suất huy động của Ngân hàng trung bình hiện nay là 7,0%/năm, tương đương trung bình 3,5%/6 tháng), đó là: PVGas, VSP, PVPower, PVFCCo, PTSC, PVI, Petrosetco.
Có thể nói, hai chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất của PVN là Hệ số bảo toàn vốn đến thời điểm 30-6-2016 đạt 1,01 lần (Vốn chủ sở hữu tại thời điểm 30-6-2016 là 446 nghìn tỷ đồng/Vốn chủ sở hữu tại thời điểm 01-01-2016 là 442,6 nghìn tỉ đồng) - đảm bảo an toàn và phát triển vốn. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu tại thời điểm 30-6-2016 là 0,7 lần, đảm bảo an toàn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của Tập đoàn.
Khó khăn chung từ thị trường khiến một số đơn vị trong PVN không hoàn thành kế hoạch như kỳ vọng, thậm chí thua lỗ. Mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách, nhưng tập thể cán bộ công nhân viên người lao động PVN vẫn đang từng ngày miệt mài lao động, cống hiến nhằm góp phần xây dựng và phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Đối diện nhiều khó khăn từ đầu năm
Giá dầu suy giảm đã ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả sinh lời vốn của Tập đoàn và nhiều đơn vị thành viên; ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực tìm kiếm thăm dò dầu khí, kết quả công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí 6 tháng đầu năm 2016 đạt thấp nhất so với cùng kỳ 5 năm gần đây. Giá dầu cũng kéo theo giá bán các sản phẩm khí bị ảnh hưởng, hoạt động sản xuất kinh doanh khí 6 tháng đầu năm 2016 tuy có lãi nhưng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2015.
Bên cạnh đó, hiện tượng El-nino kéo dài, tình hình thủy văn không thuận lợi gây khó khăn cho các nhà máy thủy điện; cơ chế chính sách về thuế nhập khẩu áp dụng trong công thức tính giá cơ sở của xăng dầu khiến tồn kho đối với mặt hàng xăng 95, xăng 92 tiếp tục tăng và đang ở mức rất cao; thuế VAT đầu vào để sản xuất phân bón không được khấu trừ mà phải tính vào chi phí sản xuất làm tăng giá thành phân bón nội địa, giảm sức cạnh tranh so với phân bón nhập khẩu, đặc biệt vào lúc này, nguồn cung phân bón trên thị trường đang dư thừa rất lớn. Các đơn vị sản xuất điện, đạm, xăng dầu của Tập đoàn đều đang gặp những thách thức nan giải.
Các đơn vị dịch vụ kỹ thuật dầu khí vốn có uy tín và là thế mạnh của Tập đoàn cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì các hợp đồng dịch vụ đã ký (vì áp lực buộc phải giảm giá dịch vụ rất sâu), thiếu việc làm nghiêm trọng vì khó tìm kiếm thêm các hợp đồng dịch vụ mới do các công ty dầu khí phải dừng giãn tiến độ của các công trình vào lúc khó khăn này.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, các loại hình dịch vụ chủ lực của Tập đoàn là dịch vụ kỹ thuật dầu khí, dịch vụ kinh doanh vận chuyển dầu khí đều không hoàn thành kế hoạch các chỉ tiêu tài chính (doanh thu, lợi nhuận) đề ra và giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2015. Doanh thu dịch vụ dầu khí 6 tháng đầu năm đạt 72,4 nghìn tỉ đồng, bằng 89% kế hoạch 6 tháng và 42% kế hoạch cả năm, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng doanh thu hợp nhất của hầu hết các đơn vị đều đạt thấp hơn so với cùng kỳ năm 2015 (ngoại trừ 2 đơn vị là Tổng công ty Cổ phần Vận tải dầu khí (PVTrans) và Tổng công ty Tư vấn đầu tư thiết kế dầu khí (PVE) đạt cao hơn so với cùng kỳ năm 2015).
Về đầu tư, việc triển khai ở một số dự án trọng điểm của Tập đoàn cũng có nhiều phát sinh và gặp nhiều khó khăn. Những khó khăn cần rất nhiều cơ quan chức năng, Bộ, ngành và các bên liên quan phải cùng vào cuộc mới có thể tháo gỡ được. Ví dụ như việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án, xử lý cam kết bù thuế; vướng mắc liên quan đến thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng; tìm đối tác chuyển nhượng vốn; bảo lãnh Chính phủ; thu xếp vốn vay; mua sắm của nhà thầu...
Nhiều dự án lớn của Tập đoàn có mức đầu tư cao phải thúc đẩy tiến độ nên sức ép về thu xếp vốn là rất lớn; việc vay vốn từ các tổ chức ECAs của Nga và Mỹ rất khó khăn do trừng phạt kinh tế của các nước EU và Mỹ đối với Nga.
Ở trong nước, việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do TPP, FTA, ngoài lợi ích có thể đem lại cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nhưng cũng tạo ra những thách thức rất lớn, nhất là trong việc phát triển thị trường, tăng khả năng cạnh tranh ở cả thị trường quốc tế và trong nước. Điều kiện triển khai các dự án dầu khí ở trong nước ngày càng khó khăn, do phải triển khai ở vùng sâu và xa bờ trên Biển Đông; việc tìm kiếm, triển khai các dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí tốt ở nước ngoài ngày càng khó khăn do phải cạnh tranh trực tiếp với các tập đoàn, công ty dầu khí trên thế giới.
Toàn tập đoàn cơ bản hoàn thành nhiệm vụ
Trong 6 tháng đầu năm 2016, toàn Tập đoàn đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch đề ra, nhiều đơn vị đều giữ được nhịp độ sản xuất kinh doanh bình thường, nhiều đơn vị đã phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Tuy nhiên, cũng có một số đơn vị sản xuất kinh doanh bị tác động mạnh do giá dầu giảm sâu, thị trường dịch vụ thiếu việc làm nên không đạt được chỉ tiêu doanh thu đã đề ra.
Ví dụ, Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (PVEP) hoàn thành tổng sản lượng khai thác quy dầu đạt 2,91 triệu tấn, vượt 5% kế hoạch 6 tháng. Nhưng tổng doanh thu hợp nhất chỉ đạt 15,0 nghìn tỉ đồng, bằng 78% kế hoạch, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2015, nguyên nhân chủ yếu do giá dầu giảm 33,4% so với cùng kỳ năm 2015.
Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) đã hoàn thành kế hoạch các chỉ tiêu sản lượng đã đề ra. Các chỉ tiêu tài chính đều đạt kết quả tích cực hơn so với mức độ suy giảm của giá dầu, tổng doanh thu hợp nhất đạt 28,1 nghìn tỉ đồng. Mặc dù vậy, giá dầu biến động, tiếp tục ở mức thấp so với kế hoạch, kéo theo giá bán các sản phẩm khí bị ảnh hưởng, lợi nhuận sau thuế cũng chỉ đạt 3,02 nghìn tỉ đồng, bằng 78% kế hoạch 6 tháng.
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất của Công ty TNHH MTV Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) luôn vận hành ổn định, với công suất tối ưu. Tổng sản phẩm sản xuất 6 tháng đạt 3,40 triệu tấn, vượt 17% kế hoạch, nhưng gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ do chính sách thuế nhập khẩu xăng dầu và Bộ Tài chính điều chỉnh cách thuế nhập khẩu áp dụng trong công thức tính giá cơ sở của xăng dầu nên không khuyến khích đầu mối mua hàng Dung Quất, khách hàng sẽ ưu tiên nhập khẩu theo FTA có mức thuế nhập khẩu thấp nhằm hưởng lợi thế chênh lệch giữa giá đầu vào và giá bán. Vì vậy, tổng doanh thu hợp nhất chỉ đạt 35,2 nghìn tỉ đồng, bằng 86% kế hoạch 6 tháng.
Nhà máy xơ sợi Polyester Đình Vũ hiện tại vẫn đang dừng hoạt động, mặc dù Tập đoàn đã có nhiều giải pháp tháo gỡ và hiện đang đàm phán với đối tác về vận hành Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ để gia công. Các dự án nhiên liệu sinh học tiếp tục gặp khó khăn: Nhà máy nhiên liệu sinh học miền Trung tiếp tục dừng hoạt động và chưa xác định thời gian vận hành trở lại; dự án nhiêu liệu sinh học Phú Thọ chưa xác định thời gian tiếp tục triển khai xây dựng mặc dù Tập đoàn đã chỉ đạo quyết liệt, hỗ trợ, tuy nhiên các đơn vị PVC, PVOil/PVB vẫn còn triển khai chậm, chưa có chuyển biến tích cực.
Có thể nói, hai chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất của PVN là Hệ số bảo toàn vốn đến thời điểm 30-6-2016 đạt 1,01 lần (Vốn chủ sở hữu tại thời điểm 30-6-2016 là 446 nghìn tỷ đồng/Vốn chủ sở hữu tại thời điểm 01-01-2016 là 442,6 nghìn tỉ đồng) - đảm bảo an toàn và phát triển vốn. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu tại thời điểm 30-6-2016 là 0,7 lần, đảm bảo an toàn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của Tập đoàn.
Khó khăn chung từ thị trường khiến một số đơn vị trong PVN không hoàn thành kế hoạch như kỳ vọng, thậm chí thua lỗ. Mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách, nhưng tập thể cán bộ công nhân viên người lao động PVN vẫn đang từng ngày miệt mài lao động, cống hiến nhằm góp phần xây dựng và phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Hà Anh - Dân Trí /Ảnh: Nguyễn Chính Tiến
Sửa lần cuối:
Relate Threads