GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, khai khoáng là một trong những ngành có rủi ro thất thu ngân sách cao, chủ yếu do khai thác trái phép, xuất khẩu trái phép và quản lý thuế không hiệu quả, dẫn đến việc khoáng sản khai thác nhiều nhưng nộp ngân sách lại rất hạn chế.
Thất thu với khoáng sản
Các con số được công bố tại hội thảo “Quản trị ngành công nghiệp khai thác ở Việt Nam: Thách thức và nhu cầu cải cách” ngày 3.12 cho thấy, tình hình khai thác khoáng sản ở Việt Nam diễn ra với quy mô lớn, song đóng góp ngân sách từ ngành khoáng sản lại rất hạn chế.
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Bộ Tài chính, số thu thuế tài nguyên ngoài dầu khí chỉ đạt 0,9-1,1% tổng thu ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2011-2013.
GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho rằng, khai khoáng là một trong những ngành có rủi ro thất thu ngân sách cao, chủ yếu do khai thác trái phép, xuất khẩu trái phép và quản lý thuế không hiệu quả.
“Ở Việt Nam, năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kiểm 957 giấy phép khoáng sản do địa phương cấp. Kết quả cho thấy 50% giấy phép được cấp không đúng với quy định pháp luật. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác trái phép và xuất khẩu trái phép vẫn diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương” - GS Võ cho hay.
Báo cáo chỉ ra, ở một số địa phương như Phú Yên, số thu thuế tài nguyên từ khai thác khoáng sản chỉ đạt khoảng 4-5 tỷ đồng dù số lượng giấy phép còn hiệu lực lên đến 200 giấy phép. Số thu này không đủ bù đắp các chi phí quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản. Trong khi đó, các doanh nghiệp khoáng sản lại đánh giá mức thuế suất hiện nay đối với khai thác khoáng sản là khá cao so với thế giới.
Báo cáo tại hội thảo cũng cho thấy, hiện chưa có cơ chế để giám sát hiệu quả sản lượng khai thác thực tế của doanh nghiệp, dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước và thất thoát tài nguyên khoáng sản quốc gia.
Nguy cơ cạn kiệt khoáng sản
Theo báo cáo của Trung tâm Con người và Thiên nhiên, hơn 2 thập kỷ qua, ngành khoáng sản của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng về mặt quy mô. Các tổ chức quốc tế cũng đánh giá Việt Nam đứng thứ 7 về khai thác dầu thô ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đóng góp 2,3% tổng sản lượng thiếc và 1,8% tổng sản lượng xi măng thế giới.
Bên cạnh đó, theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam đã khai thác 42,6 triệu tấn than, 3 triệu tấn quặng sắt, 3 triệu tấn Appatite, 193.000 tấn Mangan và nhiều loại khoáng sản khác với sản lượng lớn vào năm 2013.
Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm con Người và Thiên nhiên nhận định rằng, với quy mô khai thác như trên, nhiều loại khoáng sản của Việt Nam sẽ cạn kiệt trong tương lai gần.
Ông Nguyên dẫn ra tính toán của Tổng hội địa chất, số năm khai thác còn lại của dầu khí là 56 năm, barit là 21 năm, thiếc là 19 năm, chì – kẽm là 17 năm và vàng là 21 năm.
Kinh nghiệm quản lý khoáng sản hiệu quả
Chia sẻ tại hội thảo về kinh nghiệm quản lý tài nguyên khoáng sản trên thế giới, ông Nguyễn Thành Sơn – chuyên gia độc lập cho rằng, thế giới hiện nay có nhiều sáng kiến nhằm hạn chế thất thu ngân sách và quản lý hiệu quả hơn tài nguyên khoáng sản. Trong đó, sáng kiến minh bạch công nghiệp khai thác (EITI) được coi là hiệu quả.
Theo ông Sơn, quốc tế đã đánh giá Nigieria đã tránh thất thu được 1 tỷ USD mỗi năm trong lĩnh vực khai khoáng nhờ thực hiện sáng kiến này. Tính đến thời điểm hiện tại, có 49 quốc gia đã thực thi EITI, trong đó có nhiều quốc gia phát triển như Anh, Mỹ và Na Uy.
Việt Nam đã tiếp cận EITI từ năm 2006 và Bộ Công thương được giao là cơ quan chủ trì xem xét thực thi sáng kiến này. Tuy nhiên, sau gần 10 năm xem xét, Việt Nam vẫn chưa cam kết thực thi EITI dù nhu cầu cần cải cách lĩnh vực khoáng sản hiện rất lớn.
Ông Sơn cho rằng nguyên nhân là do những hạn chế về năng lực thực thi và mức độ đáp ứng về mặt chính sách. Tuy nhiên, theo rà soát đánh giá của nhóm chuyên gia độc lập, Việt Nam hiện hoàn toàn đáp ứng được việc thực thi EITI về cả năng lực và chính sách.
“Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với nhiều áp lực cải cách trong tiến trình hội nhập quốc tế, Việt Nam cần nhìn nhận lại EITI như một giải pháp tổng thể thúc đẩy cải cách lĩnh vực khoáng sản và nâng cao hiệu quả thu, nhằm góp phần giải quyết khó khăn về thu ngân sách và quản lý hiệu quả hơn” - ông Sơn lưu ý.
Thất thu với khoáng sản
Các con số được công bố tại hội thảo “Quản trị ngành công nghiệp khai thác ở Việt Nam: Thách thức và nhu cầu cải cách” ngày 3.12 cho thấy, tình hình khai thác khoáng sản ở Việt Nam diễn ra với quy mô lớn, song đóng góp ngân sách từ ngành khoáng sản lại rất hạn chế.
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Bộ Tài chính, số thu thuế tài nguyên ngoài dầu khí chỉ đạt 0,9-1,1% tổng thu ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2011-2013.
GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho rằng, khai khoáng là một trong những ngành có rủi ro thất thu ngân sách cao, chủ yếu do khai thác trái phép, xuất khẩu trái phép và quản lý thuế không hiệu quả.
“Ở Việt Nam, năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kiểm 957 giấy phép khoáng sản do địa phương cấp. Kết quả cho thấy 50% giấy phép được cấp không đúng với quy định pháp luật. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác trái phép và xuất khẩu trái phép vẫn diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương” - GS Võ cho hay.
Báo cáo chỉ ra, ở một số địa phương như Phú Yên, số thu thuế tài nguyên từ khai thác khoáng sản chỉ đạt khoảng 4-5 tỷ đồng dù số lượng giấy phép còn hiệu lực lên đến 200 giấy phép. Số thu này không đủ bù đắp các chi phí quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản. Trong khi đó, các doanh nghiệp khoáng sản lại đánh giá mức thuế suất hiện nay đối với khai thác khoáng sản là khá cao so với thế giới.
Nguy cơ cạn kiệt khoáng sản
Theo báo cáo của Trung tâm Con người và Thiên nhiên, hơn 2 thập kỷ qua, ngành khoáng sản của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng về mặt quy mô. Các tổ chức quốc tế cũng đánh giá Việt Nam đứng thứ 7 về khai thác dầu thô ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đóng góp 2,3% tổng sản lượng thiếc và 1,8% tổng sản lượng xi măng thế giới.
Bên cạnh đó, theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam đã khai thác 42,6 triệu tấn than, 3 triệu tấn quặng sắt, 3 triệu tấn Appatite, 193.000 tấn Mangan và nhiều loại khoáng sản khác với sản lượng lớn vào năm 2013.
Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm con Người và Thiên nhiên nhận định rằng, với quy mô khai thác như trên, nhiều loại khoáng sản của Việt Nam sẽ cạn kiệt trong tương lai gần.
Ông Nguyên dẫn ra tính toán của Tổng hội địa chất, số năm khai thác còn lại của dầu khí là 56 năm, barit là 21 năm, thiếc là 19 năm, chì – kẽm là 17 năm và vàng là 21 năm.
Kinh nghiệm quản lý khoáng sản hiệu quả
Chia sẻ tại hội thảo về kinh nghiệm quản lý tài nguyên khoáng sản trên thế giới, ông Nguyễn Thành Sơn – chuyên gia độc lập cho rằng, thế giới hiện nay có nhiều sáng kiến nhằm hạn chế thất thu ngân sách và quản lý hiệu quả hơn tài nguyên khoáng sản. Trong đó, sáng kiến minh bạch công nghiệp khai thác (EITI) được coi là hiệu quả.
Theo ông Sơn, quốc tế đã đánh giá Nigieria đã tránh thất thu được 1 tỷ USD mỗi năm trong lĩnh vực khai khoáng nhờ thực hiện sáng kiến này. Tính đến thời điểm hiện tại, có 49 quốc gia đã thực thi EITI, trong đó có nhiều quốc gia phát triển như Anh, Mỹ và Na Uy.
Việt Nam đã tiếp cận EITI từ năm 2006 và Bộ Công thương được giao là cơ quan chủ trì xem xét thực thi sáng kiến này. Tuy nhiên, sau gần 10 năm xem xét, Việt Nam vẫn chưa cam kết thực thi EITI dù nhu cầu cần cải cách lĩnh vực khoáng sản hiện rất lớn.
Ông Sơn cho rằng nguyên nhân là do những hạn chế về năng lực thực thi và mức độ đáp ứng về mặt chính sách. Tuy nhiên, theo rà soát đánh giá của nhóm chuyên gia độc lập, Việt Nam hiện hoàn toàn đáp ứng được việc thực thi EITI về cả năng lực và chính sách.
“Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với nhiều áp lực cải cách trong tiến trình hội nhập quốc tế, Việt Nam cần nhìn nhận lại EITI như một giải pháp tổng thể thúc đẩy cải cách lĩnh vực khoáng sản và nâng cao hiệu quả thu, nhằm góp phần giải quyết khó khăn về thu ngân sách và quản lý hiệu quả hơn” - ông Sơn lưu ý.
Hoàng Long
Relate Threads