Chỉ ít ngày nữa, lọc hóa dầu Dung Quất chính thức chào bán cổ phần ra công chúng lần đầu (IPO). Nhà đầu tư nhận định gì về sức hút của số cổ phần nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam trị giá 3 tỷ USD?
“Xếp gạch” chờ mua cổ phần
Theo phương án đã được phê duyệt, ngày 17/01/2018, Cty lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR, đơn vị quản lý, vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất) sẽ bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. BSR cũng là doanh nghiệp đầu tiên “xông đất” cho việc cổ phần hóa và thoái vốn hàng loạt doanh nghiệp nhà nước trong năm 2018.
Sau khi các đại lý đấu giá cổ phần BSR công bố nhận đăng ký đặt mua, hàng loạt cổ đông đã đăng ký. Theo khảo sát sơ bộ tại một số công ty chứng khoán, hàng nghìn lượt cổ đông lẻ và tập thể đăng ký mua cổ phần. Để giải đáp mọi thắc mắc của cổ đông, lãnh đạo BSR vừa tổ chức hội thảo giới thiệu cơ hội đầu tư vào cổ phần BSR tại TP HCM (20/12/2017) và tại Hà Nội (5/1/2018).
Tại hội thảo diễn ra ở Hà Nội, hơn 300 nhà đầu tư trong nước và quốc tế là các công ty dự định mua cổ phần đã tham dự, thẳng thắn trao đổi với lãnh đạo BSR. Ông Darrell Ec, đại diện Tập đoàn năng lượng Vitol Asian Pte với lịch sử 50 năm phát triển cho biết, hiện Vitol đang quan tâm tới thị trường lọc hoá dầu tại Việt Nam bởi đây là thị trường có tiềm năng phát triển lớn.
“Với tốc độ tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng xăng dầu của Việt Nam ở mức cao như hiện nay, việc đầu tư vào các nhà máy lọc dầu như Bình Sơn sẽ là cơ hội tốt Vitol Asian Pte tham gia sâu vào lĩnh vực dầu khí Việt Nam nhiều tiềm năng. Chúng tôi mong muốn là nhà đầu tư chiến lược của BSR để có cơ hội thực sự tham gia vào thị trường xăng dầu Việt Nam”, ông Darell khẳng định.
Cùng quan điểm, bà Nguyễn Thanh Phượng, đại diện tại Việt Nam của Tập đoàn năng lượng SNT (Hoa Kỳ) cho biết, với kinh nghiệm về lọc dầu, thăm dò khai thác dầu khí và thương mại dầu khí lâu đời trên thế giới, SNT đã cân nhắc giữa cơ hội và rủi ro để quyết định sẽ mua tới 49% cổ phần của BSR.
Bà Phượng đánh giá, thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của BSR hiện nay và tiềm năng phát triển dài hạn trong tương lai, SNT nhìn thấy cơ hội tốt để tham gia vào những khâu có lợi nhuận cao nhưng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng tại BSR.
“Hiện BSR mới phát triển tốt ở khâu sản phẩm lọc dầu trong khi khâu hoá dầu lại chưa phát triển tương ứng. Vì vậy, lợi nhuận của sản phẩm hoá dầu mới chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ là 2% trong tổng lợi nhuận của BSR. Số lợi nhuận này hoàn toàn có thể nâng lên mức 30 - 40% nếu các tập đoàn năng lượng thế giới như SNT trở thành đối tác chiến lược của BSR”, bà Phượng nhấn mạnh.
Cũng theo bà Phượng, nếu mua được 49% cổ phần của BSR thì đây cũng sẽ là cơ hội tăng trưởng lợi nhuận lớn cho SNT bởi việc sở hữu một nhà máy lọc dầu sẽ giúp cho doanh nghiệp thương mại như STN có thể mua được nguồn dầu thô rẻ hơn rất nhiều so với một công ty không sở hữu nhà máy lọc dầu. Ngoài ra, với triển vọng tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững của Việt Nam trong những năm tới đây, SNT thực sự muốn đầu tư lâu dài vào lĩnh vực dầu khí và các sản phẩm lọc hoá dầu tại Việt Nam.
Lý giải về sự hấp dẫn của cổ phiếu BSR với các nhà đầu tư lớn của nước ngoài, chuyên gia tài chính cao cấp Ngân hàng Vietbank Nguyễn Trí Hiếu phân tích: Tỷ số lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) của BSR tăng từ 14% năm 2014 lên hơn 21% năm 2017. Bên cạnh đó, chỉ số thanh toán ngắn hạn tức thời của BSR với tỷ lệ 0,7/1 (năm 2014) đã xuống 0,9/1 (năm 2016). Hai chỉ số quan trọng này cho thấy BSR đủ tiền mặt để trang trải các chi phí, cùng đó là các tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn đều ở mức thanh khoản cao.
Để cung cấp thêm thông tin về quá trình nâng cấp, mở rộng nhà máy, Tổng giám đốc BSR Trần Ngọc Nguyên cho biết, hiện dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã hoàn thành thiết kế kỹ thuật tổng thể, đang chuẩn bị lựa chọn nhà thầu EPC. Sau khi dự án hoàn thành vào cuối năm 2021, công suất lọc dầu Dung Quất sẽ tăng từ 6,5 triệu tấn dầu thô/năm hiện nay lên 8,5 triệu tấn dầu thô/năm, đáp ứng tới 60% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước.
“Với công nghệ mới của dự án, sau nâng cấp mở rộng, BSR có thể chế biến tới 300 loại dầu thô. Như vậy, giá sản phẩm Dung Quất sẽ rất cạnh tranh nhờ sử dụng được rộng rãi nguồn dầu thô giá rẻ trong và ngoài nước”, ông Nguyên nói.
Bà Trần Anh Đào, Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM nhìn nhận: “Với quy mô chào bán lên đến hơn 3.500 tỷ đồng tính theo giá khởi điểm 14.600 đồng/cổ phần) thì đây sẽ là một trong những đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng lớn nhất từ trước đến nay, vượt xa các đợt IPO của các doanh nghiệp nhà nước trước đó”.
BSR bước vào giai đoạn chiến lược kinh doanh mới
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cổ phần hóa là dịp BSR bước vào giai đoạn chiến lược kinh doanh mới. “BSR đã khỏe và sẽ khỏe hơn nếu có sự đóng góp về quản trị, tài chính của các nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư chiến lược”, ông Thiên đánh giá.
Bộ Tài chính đánh giá, BSR là một trong những DNNN đầu tiên dự kiến tỷ lệ nhà nước giảm xuống dưới 50%, trong đó chào bán cho nhà đầu tư chiến lược lên tới 49%. Điều này thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ, các bộ ngành trong việc cổ phần hóa, cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư được sở hữu tỷ lệ đáng kể, thậm chí là cổ đông lớn nhất của BSR, đơn vị tiên phong trong ngành lọc – hóa dầu Việt Nam.
Là đơn vị chủ quản của BSR, ông Lê Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc PVN cho rằng: Cổ phần hóa BSR sẽ là một trong những bước chuẩn bị cho việc huy động vốn đầu tư cho dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất với tổng mức đầu tư 1,8 tỷ USD. Trong tương lai gần, BSR sẽ khai thác lợi thế gần mỏ khí Cá Voi Xanh để đầu tư vào lĩnh vực hóa dầu, tối đa hóa sản lượng các sản phẩm hóa dầu như hạt nhựa PP do nhu cầu thị trường còn rất lớn, biên lợi nhuận của sản phẩm này cũng cao hơn hẳn các sản phẩm lọc dầu, trong khi đó nguồn cung trong nước chỉ chiếm khoảng 15%.
Năm 2017, BSR đã hoàn thành vượt mức so với kế hoạch đề ra các chỉ tiêu về sản lượng và các chỉ tiêu tài chính. Sản lượng sản xuất 6,1 triệu tấn; sản lượng tiêu thụ gần 6,1 triệu tấn. Doanh thu ước đạt 80.517 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 10.392 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 8.035 tỷ đồng. Với kết quả trên, BSR được xếp thứ 16 trong tốp 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất và đứng thứ 7 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2017 theo đánh giá của tổ chức Vietnam Report.
Năm 2018, kế hoạch của BSR đặt chỉ tiêu tổng doanh thu 78.392 tỷ đồng, nộp NSNN 8.326 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế 3.473 tỷ đồng. Với đà tăng trưởng và sự ổn định trong vận hành của NMLD Dung Quất; chắc chắn BSR sẽ đạt và vượt các chỉ tiêu tài chính 2018.
NGỌC LINH
Báo Tiền Phong
“Xếp gạch” chờ mua cổ phần
Theo phương án đã được phê duyệt, ngày 17/01/2018, Cty lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR, đơn vị quản lý, vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất) sẽ bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. BSR cũng là doanh nghiệp đầu tiên “xông đất” cho việc cổ phần hóa và thoái vốn hàng loạt doanh nghiệp nhà nước trong năm 2018.
Tại hội thảo diễn ra ở Hà Nội, hơn 300 nhà đầu tư trong nước và quốc tế là các công ty dự định mua cổ phần đã tham dự, thẳng thắn trao đổi với lãnh đạo BSR. Ông Darrell Ec, đại diện Tập đoàn năng lượng Vitol Asian Pte với lịch sử 50 năm phát triển cho biết, hiện Vitol đang quan tâm tới thị trường lọc hoá dầu tại Việt Nam bởi đây là thị trường có tiềm năng phát triển lớn.
“Với tốc độ tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng xăng dầu của Việt Nam ở mức cao như hiện nay, việc đầu tư vào các nhà máy lọc dầu như Bình Sơn sẽ là cơ hội tốt Vitol Asian Pte tham gia sâu vào lĩnh vực dầu khí Việt Nam nhiều tiềm năng. Chúng tôi mong muốn là nhà đầu tư chiến lược của BSR để có cơ hội thực sự tham gia vào thị trường xăng dầu Việt Nam”, ông Darell khẳng định.
Cùng quan điểm, bà Nguyễn Thanh Phượng, đại diện tại Việt Nam của Tập đoàn năng lượng SNT (Hoa Kỳ) cho biết, với kinh nghiệm về lọc dầu, thăm dò khai thác dầu khí và thương mại dầu khí lâu đời trên thế giới, SNT đã cân nhắc giữa cơ hội và rủi ro để quyết định sẽ mua tới 49% cổ phần của BSR.
“Hiện BSR mới phát triển tốt ở khâu sản phẩm lọc dầu trong khi khâu hoá dầu lại chưa phát triển tương ứng. Vì vậy, lợi nhuận của sản phẩm hoá dầu mới chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ là 2% trong tổng lợi nhuận của BSR. Số lợi nhuận này hoàn toàn có thể nâng lên mức 30 - 40% nếu các tập đoàn năng lượng thế giới như SNT trở thành đối tác chiến lược của BSR”, bà Phượng nhấn mạnh.
Cũng theo bà Phượng, nếu mua được 49% cổ phần của BSR thì đây cũng sẽ là cơ hội tăng trưởng lợi nhuận lớn cho SNT bởi việc sở hữu một nhà máy lọc dầu sẽ giúp cho doanh nghiệp thương mại như STN có thể mua được nguồn dầu thô rẻ hơn rất nhiều so với một công ty không sở hữu nhà máy lọc dầu. Ngoài ra, với triển vọng tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững của Việt Nam trong những năm tới đây, SNT thực sự muốn đầu tư lâu dài vào lĩnh vực dầu khí và các sản phẩm lọc hoá dầu tại Việt Nam.
Lý giải về sự hấp dẫn của cổ phiếu BSR với các nhà đầu tư lớn của nước ngoài, chuyên gia tài chính cao cấp Ngân hàng Vietbank Nguyễn Trí Hiếu phân tích: Tỷ số lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) của BSR tăng từ 14% năm 2014 lên hơn 21% năm 2017. Bên cạnh đó, chỉ số thanh toán ngắn hạn tức thời của BSR với tỷ lệ 0,7/1 (năm 2014) đã xuống 0,9/1 (năm 2016). Hai chỉ số quan trọng này cho thấy BSR đủ tiền mặt để trang trải các chi phí, cùng đó là các tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn đều ở mức thanh khoản cao.
Để cung cấp thêm thông tin về quá trình nâng cấp, mở rộng nhà máy, Tổng giám đốc BSR Trần Ngọc Nguyên cho biết, hiện dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã hoàn thành thiết kế kỹ thuật tổng thể, đang chuẩn bị lựa chọn nhà thầu EPC. Sau khi dự án hoàn thành vào cuối năm 2021, công suất lọc dầu Dung Quất sẽ tăng từ 6,5 triệu tấn dầu thô/năm hiện nay lên 8,5 triệu tấn dầu thô/năm, đáp ứng tới 60% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước.
“Với công nghệ mới của dự án, sau nâng cấp mở rộng, BSR có thể chế biến tới 300 loại dầu thô. Như vậy, giá sản phẩm Dung Quất sẽ rất cạnh tranh nhờ sử dụng được rộng rãi nguồn dầu thô giá rẻ trong và ngoài nước”, ông Nguyên nói.
Bà Trần Anh Đào, Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM nhìn nhận: “Với quy mô chào bán lên đến hơn 3.500 tỷ đồng tính theo giá khởi điểm 14.600 đồng/cổ phần) thì đây sẽ là một trong những đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng lớn nhất từ trước đến nay, vượt xa các đợt IPO của các doanh nghiệp nhà nước trước đó”.
BSR bước vào giai đoạn chiến lược kinh doanh mới
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cổ phần hóa là dịp BSR bước vào giai đoạn chiến lược kinh doanh mới. “BSR đã khỏe và sẽ khỏe hơn nếu có sự đóng góp về quản trị, tài chính của các nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư chiến lược”, ông Thiên đánh giá.
Bộ Tài chính đánh giá, BSR là một trong những DNNN đầu tiên dự kiến tỷ lệ nhà nước giảm xuống dưới 50%, trong đó chào bán cho nhà đầu tư chiến lược lên tới 49%. Điều này thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ, các bộ ngành trong việc cổ phần hóa, cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư được sở hữu tỷ lệ đáng kể, thậm chí là cổ đông lớn nhất của BSR, đơn vị tiên phong trong ngành lọc – hóa dầu Việt Nam.
Là đơn vị chủ quản của BSR, ông Lê Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc PVN cho rằng: Cổ phần hóa BSR sẽ là một trong những bước chuẩn bị cho việc huy động vốn đầu tư cho dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất với tổng mức đầu tư 1,8 tỷ USD. Trong tương lai gần, BSR sẽ khai thác lợi thế gần mỏ khí Cá Voi Xanh để đầu tư vào lĩnh vực hóa dầu, tối đa hóa sản lượng các sản phẩm hóa dầu như hạt nhựa PP do nhu cầu thị trường còn rất lớn, biên lợi nhuận của sản phẩm này cũng cao hơn hẳn các sản phẩm lọc dầu, trong khi đó nguồn cung trong nước chỉ chiếm khoảng 15%.
Năm 2017, BSR đã hoàn thành vượt mức so với kế hoạch đề ra các chỉ tiêu về sản lượng và các chỉ tiêu tài chính. Sản lượng sản xuất 6,1 triệu tấn; sản lượng tiêu thụ gần 6,1 triệu tấn. Doanh thu ước đạt 80.517 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 10.392 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 8.035 tỷ đồng. Với kết quả trên, BSR được xếp thứ 16 trong tốp 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất và đứng thứ 7 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2017 theo đánh giá của tổ chức Vietnam Report.
Năm 2018, kế hoạch của BSR đặt chỉ tiêu tổng doanh thu 78.392 tỷ đồng, nộp NSNN 8.326 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế 3.473 tỷ đồng. Với đà tăng trưởng và sự ổn định trong vận hành của NMLD Dung Quất; chắc chắn BSR sẽ đạt và vượt các chỉ tiêu tài chính 2018.
Theo Quyết định 1978/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa BSR, cổ phần Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ tại BSR trên 1,3 tỷ cổ phần, chiếm 43% vốn điều lệ; cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp gần 6,5 triệu cổ phần, 241 triệu cổ phần bán đấu giá công khai, chiếm 7,79% vốn điều lệ; và hơn 1,6 tỷ cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược, chiếm 49% vốn điều lệ.
NGỌC LINH
Báo Tiền Phong
Relate Threads