Chiến dịch 52 ngày đêm dừng nhà máy để bảo dưỡng tổng thể (BDTT) lần thứ 3 được bắt đầu vào lúc 0 giờ ngày 5-6-2017. Thời khắc Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất bắt đầu giảm công suất và dừng vận hành theo quy trình.
Cách đây chưa lâu, Tổng giám đốc Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) Trần Ngọc Nguyên, trong một lần trả lời báo chí đã cho biết: Đợt bảo dưỡng lần này được chia làm 7 gói thầu gồm: Gói 1: Phân xưởng RFCC của khu vực 2; Gói 2: Khu vực 1A, 1B và U16/17/21 (NHT, CCR, ISOM, CDU, KTU, LTU, NTU, PRU); Gói 3: Khu vực A3 + Utility + Offsite 1 + PP; Gói 4: Thiết bị trao đổi nhiệt (H/E và AFC); Gói 5: Khu vực Offsite 2, các bể cầu và hệ thống đường ống nước biển; Gói 6: Bảo dưỡng van tại xưởng; Gói 7: SPM.
Để đảm nhiệm các công việc này BSR đã ký hợp đồng với 3 nhà thầu chính của các nước: Hàn Quốc, Singapore và Malaysia và một số nhà thầu khác trong nước. Theo Tổng giám đốc Trần Ngọc Nguyên Nguyên, đây là những nhà thầu giàu kinh nghiệm, họ đã tham gia bảo dưỡng nhiều NMLD trên thế giới. Và chính họ cũng là những nhà thầu tham gia thực hiện bảo dưỡng NMLD Dung Quất 2 lần trước đây.
Đặc biệt trong đợt bảo dưỡng này, BSR sẽ đảm nhiệm nhiều phần việc bảo dưỡng các thiết bị quay, thiết bị tĩnh, thiết bị điện, tự động hóa và hệ thống điều khiển. Đây có thể coi là sự tiến bộ vượt bậc của đội ngũ cán bộ kỹ thuật BSR.
Có ý kiến hỏi rằng, NMLD Dung Quất đã đi vào vận hành gần 10 năm, lẽ ra công tác bảo dưỡng, đội ngũ kỹ thuật của nhà máy phải đảm nhiệm toàn bộ chứ sao phải đi thuê nước ngoài? Giải đáp thắc mắc này, Phó tổng giám đốc BSR Nguyễn Văn Hội, kiêm Giám đốc NMLD Dung Quất cho hay: “Việc bảo dưỡng tổng thể nhà máy là hoàn toàn không đơn giản. Một nhà máy khổng lồ có hàng trăm ngàn chi tiết kỹ thuật, lại được sản xuất ở nhiều quốc gia, nếu không có đội ngũ chuyên nghiệp thì hoàn toàn không thể bảo dưỡng tổng thể được”.
Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của BSR được đào tạo vận hành nhà máy, chứ không phải đào tạo bảo dưỡng. Tóm lại, việc ai nấy làm, tính chuyên nghiệp, tính chính quy là ở đó. Nói đội ngũ cán bộ kỹ thuật của BSR đảm nhiệm được những phần việc trên là sự tiến bộ vượt bậc được hiểu là như vậy.
Cách đây 2 ngày, chúng tôi vào NMLD Dung Quất, cụm phân xưởng công nghệ đầu tiên đã dừng vận hành là RFCC. Ngay khi hoàn thành công tác xả và làm thổi sạch sơ bộ dầu trong hệ thống xong thì phân xưởng sẽ được bàn giao cho nhà thầu để thực hiện công việc theo kế hoạch.
Anh Ngọc Lâm “tay máy” ở bộ phận truyền thông nhà máy, cũng quần áo bảo hộ bám công trường như những nhân sự khác. Đây có lẽ là người duy nhất được mang máy ảnh, máy quay phim vào khu bảo dưỡng. Bởi trước khi vào thực hiện nhiệm vụ tại đây, mọi nhân sự đều phải học các quy định về an ninh, an toàn. Toàn bộ máy ảnh, máy quay phim phải được cơ quan chuyên môn, có thẩm quyền kiểm tra và dán tem. Nhiệm vụ của anh là ghi tất cả lại những hình ảnh trung thực nhất để làm tư liệu cho BSR và cũng là để cung cấp cho các cơ quan truyền thông, báo chí trong cả nước về những hình ảnh khắc phục khó khăn trong công tác bảo dưỡng này.
Lâu nay tôi hình dung công tác bảo dưỡng nhà máy cũng như bảo dưỡng xe ôtô vậy. Hiểu nôm na là lau chùi, bộ phận nào hỏng nặng không khắc phục được thì thay thế, nhẹ hơn thì sửa chữa, đạt yêu cầu thì dùng lại. Nghe tôi nói vậy anh Lâm cười và bảo rằng: Không đơn giản như thế đâu “bác” ơi. Nghe anh kể, tôi mới thấu hiểu hết công tác BDTT NMLD là vô cùng phức tạp.
Để “điểm đúng bệnh” từng chi tiết, không thể quan sát bằng mắt thường, mà phải bằng những thiết bị chuyên dụng hết sức hiện đại. Cũng như một ca mổ vậy, phải xác định đúng bệnh. Muốn xác định đúng bệnh, ngoài các “xét nghiệm”, còn phải chụp “cắt lớp”, chụp “ci ti”. Tóm lại, phải bằng tất cả biện pháp khoa học để cho ra “thông số” chính xác tuyệt đối. Nhà máy với 14 phân xưởng công nghệ, bạn đọc cũng đủ hình dung công tác bảo dưỡng phức tạp biết nhường nào.
Vẫn theo Tổng giám đốc Trần Ngọc Nguyên, lần BDTT này có khoảng 6.000 đầu mục công việc, với sự tham gia của 4.000 nhân sự và hàng chục nghìn máy móc, thiết bị chuyên dụng. Gói thầu số 1 và 2 được coi là phần việc phức tạp nhất, liên quan đến các phân xưởng công nghệ chính của nhà máy.
Trong lần BDTT này, BSR đặt mục tiêu đảm bảo tối đa hóa việc tự chủ trong quá trình thực hiện, giảm thiểu việc sử dụng các dịch vụ kỹ thuật bên ngoài, để tiết giảm chi phí; phấn đấu rút ngắn thời gian BDTT lần 3 nhằm mục tiêu tăng hiệu suất hoạt động của nhà máy, tạo ra hiệu quả cao nhất.
Mục tiêu của đợt BDTT lần 3 giúp NMLD hoạt động an toàn, ổn định ở công suất từ 110% trở lên. Lại có ý kiến hỏi rằng: Có phải bấy lâu nay NMLD Dung Quất chạy máy vượt công suất thiết kế, như một người chỉ đủ sức gánh 50kg, giờ bắt gánh lên 70kg, nên “tuổi thọ” của nhà máy giảm, phải dừng hoạt động để bảo dưỡng? Hiểu một cách phổ thông thì đúng là như vậy.
Nhưng ở NMLD Dung Quất và các NMLD khác trên thế giới, giới hạn của việc chạy máy không chỉ ở mức 100% công suất thiết kế, ở một số nhà máy khác trong khu vực người ta đã chạy máy đến 120% công suất thiết kế. Như vậy, cái “ngưỡng” cho phép không hoàn toàn là vô hạn, song chạy máy vượt công suất thiết kế ở NMLD Dung Quất lâu nay từ 102-107%. Và sau đợt bảo dưỡng này phấn đấu nâng công suất chạy máy lên 110% là hoàn toàn trong giới hạn cho phép và hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến “tuổi thọ” của nhà máy. Không chỉ vậy, BSR phấn đấu sau đợt BDTT lần này sẽ kéo dài thời gian BDTT từ 3 năm lên 4 năm.
Tính theo đầu việc, Phân xưởng RFCC được thực hiện trong vòng 5 ngày: Từ ngày 5 đến ngày 10-6; Phân xưởng CDU được thực hiện trong vòng 6 ngày: từ ngày 10 đến ngày 15-6; Phân xưởng CCR được thực hiện trong vòng 5 ngày: từ ngày 10 đến ngày 14-6; Phân xưởng PP được thực hiện trong vòng 7 ngày: từ ngày 5 đến ngày 11-6; Phân xưởng Boiler được thực hiện trong vòng 13 ngày: từ ngày 5 đến ngày 17-6.
Trừ thời gian dừng, khởi động nhà máy, BDTT lần 3 có 38 ngày tập trung bảo dưỡng. Theo kế hoạch, sau khi thực hiện xong công tác BDTT, NMLD Dung Quất sẽ vận hành trở lại vào ngày 23-7-2017.
Tuy nhiên, BSR phấn đấu sẽ rút ngắn thời gian BDTT lần này khoảng 5-7 ngày. Đây là một quyết tâm chính trị rất cao, bởi nhà máy đưa vào vận hành sớm một ngày, là Nhà nước có thêm 1 triệu USD. Rút ngắn 5 ngày là có 5 triệu USD và 7 ngày là 7 triệu USD. Tại lễ phát động thi đua trong chiến dịch này, ngoài sự quyết tâm cao độ của CBCNV BSR, các nhà thầu cũng cam kết hoàn thành nhiệm vụ bảo dưỡng tốt nhất. Ông Quek Chiau Beng, Tổng giám đốc Hiapseng, đại diện cho nhà thầu nước ngoài đã phát biểu. Được tham gia BDTT NMLD Dung Quất là vinh dự cho các nhà thầu. Vì vậy không có lý do gì trong không khí lao động “rực lửa” trên công trường này, các nhà thầu không cùng với BSR hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đã được đề ra.
Đồng hồ đếm ngược đặt ngay trước cổng công ty đang nhích từng khoảnh khắc, như nhắc mọi người hãy lao lên phía trước với tinh thần tiến công vào khoa học kỹ thuật một cách hiệu quả nhất. Nắng nóng vẫn gay gắt, nhưng vượt lên tất cả, hơn 4.000 nhân sự đang tham gia BDTT NMLD Dung Quất, ngay từ ngày đầu “xuất phát” trong cuộc “chạy đua” này đang nhắm tới đích thắng lợi.
Cách đây chưa lâu, Tổng giám đốc Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) Trần Ngọc Nguyên, trong một lần trả lời báo chí đã cho biết: Đợt bảo dưỡng lần này được chia làm 7 gói thầu gồm: Gói 1: Phân xưởng RFCC của khu vực 2; Gói 2: Khu vực 1A, 1B và U16/17/21 (NHT, CCR, ISOM, CDU, KTU, LTU, NTU, PRU); Gói 3: Khu vực A3 + Utility + Offsite 1 + PP; Gói 4: Thiết bị trao đổi nhiệt (H/E và AFC); Gói 5: Khu vực Offsite 2, các bể cầu và hệ thống đường ống nước biển; Gói 6: Bảo dưỡng van tại xưởng; Gói 7: SPM.
Đặc biệt trong đợt bảo dưỡng này, BSR sẽ đảm nhiệm nhiều phần việc bảo dưỡng các thiết bị quay, thiết bị tĩnh, thiết bị điện, tự động hóa và hệ thống điều khiển. Đây có thể coi là sự tiến bộ vượt bậc của đội ngũ cán bộ kỹ thuật BSR.
Có ý kiến hỏi rằng, NMLD Dung Quất đã đi vào vận hành gần 10 năm, lẽ ra công tác bảo dưỡng, đội ngũ kỹ thuật của nhà máy phải đảm nhiệm toàn bộ chứ sao phải đi thuê nước ngoài? Giải đáp thắc mắc này, Phó tổng giám đốc BSR Nguyễn Văn Hội, kiêm Giám đốc NMLD Dung Quất cho hay: “Việc bảo dưỡng tổng thể nhà máy là hoàn toàn không đơn giản. Một nhà máy khổng lồ có hàng trăm ngàn chi tiết kỹ thuật, lại được sản xuất ở nhiều quốc gia, nếu không có đội ngũ chuyên nghiệp thì hoàn toàn không thể bảo dưỡng tổng thể được”.
Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của BSR được đào tạo vận hành nhà máy, chứ không phải đào tạo bảo dưỡng. Tóm lại, việc ai nấy làm, tính chuyên nghiệp, tính chính quy là ở đó. Nói đội ngũ cán bộ kỹ thuật của BSR đảm nhiệm được những phần việc trên là sự tiến bộ vượt bậc được hiểu là như vậy.
Cách đây 2 ngày, chúng tôi vào NMLD Dung Quất, cụm phân xưởng công nghệ đầu tiên đã dừng vận hành là RFCC. Ngay khi hoàn thành công tác xả và làm thổi sạch sơ bộ dầu trong hệ thống xong thì phân xưởng sẽ được bàn giao cho nhà thầu để thực hiện công việc theo kế hoạch.
Anh Ngọc Lâm “tay máy” ở bộ phận truyền thông nhà máy, cũng quần áo bảo hộ bám công trường như những nhân sự khác. Đây có lẽ là người duy nhất được mang máy ảnh, máy quay phim vào khu bảo dưỡng. Bởi trước khi vào thực hiện nhiệm vụ tại đây, mọi nhân sự đều phải học các quy định về an ninh, an toàn. Toàn bộ máy ảnh, máy quay phim phải được cơ quan chuyên môn, có thẩm quyền kiểm tra và dán tem. Nhiệm vụ của anh là ghi tất cả lại những hình ảnh trung thực nhất để làm tư liệu cho BSR và cũng là để cung cấp cho các cơ quan truyền thông, báo chí trong cả nước về những hình ảnh khắc phục khó khăn trong công tác bảo dưỡng này.
Lâu nay tôi hình dung công tác bảo dưỡng nhà máy cũng như bảo dưỡng xe ôtô vậy. Hiểu nôm na là lau chùi, bộ phận nào hỏng nặng không khắc phục được thì thay thế, nhẹ hơn thì sửa chữa, đạt yêu cầu thì dùng lại. Nghe tôi nói vậy anh Lâm cười và bảo rằng: Không đơn giản như thế đâu “bác” ơi. Nghe anh kể, tôi mới thấu hiểu hết công tác BDTT NMLD là vô cùng phức tạp.
Để “điểm đúng bệnh” từng chi tiết, không thể quan sát bằng mắt thường, mà phải bằng những thiết bị chuyên dụng hết sức hiện đại. Cũng như một ca mổ vậy, phải xác định đúng bệnh. Muốn xác định đúng bệnh, ngoài các “xét nghiệm”, còn phải chụp “cắt lớp”, chụp “ci ti”. Tóm lại, phải bằng tất cả biện pháp khoa học để cho ra “thông số” chính xác tuyệt đối. Nhà máy với 14 phân xưởng công nghệ, bạn đọc cũng đủ hình dung công tác bảo dưỡng phức tạp biết nhường nào.
Vẫn theo Tổng giám đốc Trần Ngọc Nguyên, lần BDTT này có khoảng 6.000 đầu mục công việc, với sự tham gia của 4.000 nhân sự và hàng chục nghìn máy móc, thiết bị chuyên dụng. Gói thầu số 1 và 2 được coi là phần việc phức tạp nhất, liên quan đến các phân xưởng công nghệ chính của nhà máy.
Trong lần BDTT này, BSR đặt mục tiêu đảm bảo tối đa hóa việc tự chủ trong quá trình thực hiện, giảm thiểu việc sử dụng các dịch vụ kỹ thuật bên ngoài, để tiết giảm chi phí; phấn đấu rút ngắn thời gian BDTT lần 3 nhằm mục tiêu tăng hiệu suất hoạt động của nhà máy, tạo ra hiệu quả cao nhất.
Mục tiêu của đợt BDTT lần 3 giúp NMLD hoạt động an toàn, ổn định ở công suất từ 110% trở lên. Lại có ý kiến hỏi rằng: Có phải bấy lâu nay NMLD Dung Quất chạy máy vượt công suất thiết kế, như một người chỉ đủ sức gánh 50kg, giờ bắt gánh lên 70kg, nên “tuổi thọ” của nhà máy giảm, phải dừng hoạt động để bảo dưỡng? Hiểu một cách phổ thông thì đúng là như vậy.
Tính theo đầu việc, Phân xưởng RFCC được thực hiện trong vòng 5 ngày: Từ ngày 5 đến ngày 10-6; Phân xưởng CDU được thực hiện trong vòng 6 ngày: từ ngày 10 đến ngày 15-6; Phân xưởng CCR được thực hiện trong vòng 5 ngày: từ ngày 10 đến ngày 14-6; Phân xưởng PP được thực hiện trong vòng 7 ngày: từ ngày 5 đến ngày 11-6; Phân xưởng Boiler được thực hiện trong vòng 13 ngày: từ ngày 5 đến ngày 17-6.
Trừ thời gian dừng, khởi động nhà máy, BDTT lần 3 có 38 ngày tập trung bảo dưỡng. Theo kế hoạch, sau khi thực hiện xong công tác BDTT, NMLD Dung Quất sẽ vận hành trở lại vào ngày 23-7-2017.
Tuy nhiên, BSR phấn đấu sẽ rút ngắn thời gian BDTT lần này khoảng 5-7 ngày. Đây là một quyết tâm chính trị rất cao, bởi nhà máy đưa vào vận hành sớm một ngày, là Nhà nước có thêm 1 triệu USD. Rút ngắn 5 ngày là có 5 triệu USD và 7 ngày là 7 triệu USD. Tại lễ phát động thi đua trong chiến dịch này, ngoài sự quyết tâm cao độ của CBCNV BSR, các nhà thầu cũng cam kết hoàn thành nhiệm vụ bảo dưỡng tốt nhất. Ông Quek Chiau Beng, Tổng giám đốc Hiapseng, đại diện cho nhà thầu nước ngoài đã phát biểu. Được tham gia BDTT NMLD Dung Quất là vinh dự cho các nhà thầu. Vì vậy không có lý do gì trong không khí lao động “rực lửa” trên công trường này, các nhà thầu không cùng với BSR hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đã được đề ra.
Đồng hồ đếm ngược đặt ngay trước cổng công ty đang nhích từng khoảnh khắc, như nhắc mọi người hãy lao lên phía trước với tinh thần tiến công vào khoa học kỹ thuật một cách hiệu quả nhất. Nắng nóng vẫn gay gắt, nhưng vượt lên tất cả, hơn 4.000 nhân sự đang tham gia BDTT NMLD Dung Quất, ngay từ ngày đầu “xuất phát” trong cuộc “chạy đua” này đang nhắm tới đích thắng lợi.
Đặng Trung Hội - PVN
Relate Threads