Hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi đều có nhà máy ethanol lớn hàng đầu Đông Nam Á. Tuy nhiên, đến nay, cả hai đều trong tình trạng 'chết lâm sàng' và đang gánh khối nợ lên đến cả ngàn tỷ.
Nỗi ám ảnh của nông dân
Trong số hàng loạt nhà máy ethanol dừng sản xuất thì chuyện Nhà máy Cồn ethanol Đại Tân (Đại Lộc, Quảng Nam) ồn ào hơn cả. Nó từng mang niềm vui rồi giáng 'quả đắng' cho nông dân nơi đây. Việc nợ tiền nguyên liệu cả trăm tỷ kéo dài buộc người dân nhiều lần kéo đến bao vây nhà máy đòi nợ khiến tỉnh phải vào cuộc mới xử lý dứt điểm.
Đến bây giờ, nông dân trồng sắn Quảng Nam vẫn chưa hết ám ảnh những ngày cắm trại phong tỏa nhà máy đòi nợ. Họ từng kỳ vọng nhà máy lớn hàng đầu Đông Nam Á sẽ giúp họ đổi đời. Nhưng tất cả đã sớm đổ vỡ; nhà máy chỉ hoạt động được 2 năm tính từ tháng 8/2010 rồi sau đó phải đóng cửa do làm ăn không hiệu quả, nợ nần.
nhà máy ethanol, Quảng Nam, Quảng Ngãi , xăng sinh học, xăng E5, dầu khí, nhiên liệu, lọc dầu, phá sản, Đại Tân, nhiên liệu sinh học, Dung Quất
Nhà máy Cồn ethanol Đại Tân do Công ty cổ phần Đồng Xanh đầu tư với số vốn 576 tỷ đồng. Trong đó, vốn doanh nghiệp tự có là 140 tỷ, phần lớn còn lại phải đi vay từ BIDV. Chính vì thế, đầu năm 2011, khi mới đi vào hoạt động, nhà máy đã lâm vào cảnh thiếu vốn trong khi các cổ đông không thể góp thêm.
Để có vốn tiếp tục hoạt động, nhà máy vay thêm Techcombank Đà Nẵng nhưng cũng chỉ duy trì hoạt động đến tháng 10/2012 rồi dừng hẳn do ngân hàng (NH) dừng giải ngân.
Trong 2 năm hoạt động, nhà máy tạo việc làm cho 300 lao động, thu mua hàng trăm ngàn tấn sắn của nông dân miền Trung-Tây Nguyên, chế biến ra 80 triệu lít ethanol cho xuất khẩu và phối trộn xăng E5 bán trong nước.
Nhưng cũng sau 2 năm hoạt động, nhà máy đã gánh khối nợ 480 tỷ từ BIDV; 120 tỷ từ Techcombank; nợ nguyên liệu nông dân và các đại lý... gần 100 tỷ. Trong đó, căng thẳng nhất là khoản nợ các chủ đại lý, nông dân cung cấp nguyên liệu (đến nay đã được giải quyết dứt điểm).
Trong một lần giải trình với UBND tỉnh Quảng Nam, lãnh đạo Công ty cổ phần Đồng Xanh đã cho biết, nguyên nhân khó khăn trước hết là do thiếu vốn sản xuất. Vì thế, ngay từ đầu nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng khoảng 50% công suất. Vốn vay NH lớn, lãi suất cao trong khi giá ethanol thế giới giảm mạnh, còn việc bắt buộc sử dụng xăng sinh học trong nước không thuận lợi khiến doanh nghiệp (DN) bế tắc đầu ra, dẫn đến thua lỗ.
Lãnh đạo DN này cũng thừa nhận, một nguyên nhân khác là do nội bộ cổ đông DN không góp thêm vốn để giải quyết các vấn đề phát sinh. Trong số 11 cổ đông thì có 2 cổ đông là của người Trung Quốc, chiếm 30% vốn góp và một phần nhà máy sử dụng thiết bị Trung Quốc chất lượng không tốt.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu cho biết: “Nhà máy ngừng hoạt động không phải do thiếu nguyên liệu, thị trường, chất lượng sản phẩm mà do quản lý đầu tư dự án và thực hiện hoạt động vốn chưa hiệu quả... dẫn đến thiếu vốn sản xuất kinh doanh, thua lỗ kéo dài.
“Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã làm hết sức mình để cứu nhà máy. Việc phá sản là điều chẳng ai trông đợi. Đến bây giờ chúng tôi vẫn hy vọng nhà máy sẽ sớm hồi phục và đi vào hoạt động”, ông Đinh Văn Thu nói.
Để nhà máy phục hồi sản xuất, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều văn bản kiến nghị các cơ quan chức năng tìm cách tái cơ cấu nhà máy. Theo ông Thu, đến thời điểm này, việc tái cơ cấu đã được triển khai, công ty mua bán nợ đã vào cuộc, toàn bộ dây chuyền sản xuất đã được Công ty Tùng Lâm mua lại và sẽ hoạt động trở lại trong thời gian tới.
Ngàn tỷ phơi nắng Dung Quất
Nhà máy Nhiên liệu sinh học bio-ethanol Dung Quất chuyên sản xuất cồn ethanol để cung cấp nguyên liệu cho chế biến xăng sinh học tại Dung Quất cũng đã phải đóng cửa từ mấy năm nay.
nhà máy ethanol, Quảng Nam, Quảng Ngãi , xăng sinh học, xăng E5, dầu khí, nhiên liệu, lọc dầu, phá sản, Đại Tân, nhiên liệu sinh học, Dung Quất
Trong cái nắng đầu mùa ở miền Trung, từ xa đã thấy toàn bộ nhà máy giờ đây chỉ là khối sắt thép phơi mình dưới cát nắng. Không còn cảnh nhộn nhịp vào ca của công nhân hay hàng đoàn xe chở nguyên liệu sắn nối đuôi nhau vào ra. Hàng trăm công nhân phải nghỉ việc, nhà máy chỉ còn duy trì đội bảo vệ, bộ phận nhỏ văn phòng trông coi, bảo trì và chờ đợi quyết định của cấp trên.
Ông Phạm Văn Vượng - Giám đốc Nhà máy Nhiên liệu sinh học bio-ethanol Dung Quất - cho biết: “Nhà máy chỉ hoạt động trong khoảng 3 năm từ 2012 đến 2014; đến năm 2015 hoạt động cầm chừng do sản phẩm không tiêu thụ được. Cồn ethanol xuất khẩu không thể cạnh tranh về giá với nước ngoài nên đành phải đóng cửa”. Còn về tương lai nhà máy, ông Vượng cũng không thể nói gì hơn ngoài việc chờ đợi đại hội cổ đông và phương án tái cơ cấu từ cấp trên.
Nhà máy sản xuất xăng sinh học Dung Quất khởi công xây dựng tháng 9/2009 với vốn đầu tư 1.887 tỷ đồng trên diện tích 24,6 ha tại huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, công suất 100 triệu lít/năm. Sau 18 tháng thi công, ngày 3/2/2012, nhà máy chính thức cho ra sản phẩm đầu tiên.
Tuy nhiên, chưa đầy 3 năm sau, nhà máy buộc phải đóng cửa. Nguyên nhân là sản phẩm giá thành cao hơn thế giới lại đúng thời điểm giá xăng dầu thế giới giảm mạnh, giá thành của xăng E5 không thể cạnh tranh với các loại xăng khác khiến đầu ra bế tắc, buộc nhà máy phải ngừng hoạt động.
Theo giấy phép, nhà máy do 3 đơn vị thành viên sáng lập là Tổng công ty Dịch vụ tổng hợp dầu khí (Petrosetco) góp 30%, Công ty TNHH Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) 60% và Tổng công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC) 10%. Tuy nhiên, đến nay, các đơn vị đều lần lượt thoái vốn nên Lọc hóa dầu Bình Sơn đã nắm gần 100% vốn điều lệ.
Đóng cửa nhà máy nhưng khoản nợ hơn 1.000 tỷ đồng mà Công ty Nhiên liệu Sinh học Dầu khí miền Trung vay tại ba ngân hàng PV Combank, Vietcombank và Oceanbank vẫn còn treo trước mắt.
Theo tính toán của 3 chủ nợ, trong năm 2016, khoản nợ vay từ 3 ông lớn ngân hàng đến hạn phải trả gốc 100 tỷ đồng. Đó là chưa kể mỗi năm công ty phải trả khoản lãi vay khoảng 70 tỷ đồng.
Như vậy, đến thời điểm này, số tiền gần 1.900 tỷ đồng đã đổ vào dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất. Đó là chưa kể 1.000 tỷ đồng vay từ ngân hàng bây giờ có nguy cơ trở thành nợ khó đòi.
Từ Nhà máy Ethanol Đại Tân ở Quảng Nam đến Nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất... giờ đều được coi như đã 'chết lâm sàng'. DN trả giá nặng nề cho bài toán kinh tế mang tên Ethanol còn các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi cũng chỉ biết phát văn bản xin ý kiến cấp trên và thở dài chờ đợi giải quyết hậu quả.
Nỗi ám ảnh của nông dân
Trong số hàng loạt nhà máy ethanol dừng sản xuất thì chuyện Nhà máy Cồn ethanol Đại Tân (Đại Lộc, Quảng Nam) ồn ào hơn cả. Nó từng mang niềm vui rồi giáng 'quả đắng' cho nông dân nơi đây. Việc nợ tiền nguyên liệu cả trăm tỷ kéo dài buộc người dân nhiều lần kéo đến bao vây nhà máy đòi nợ khiến tỉnh phải vào cuộc mới xử lý dứt điểm.
nhà máy ethanol, Quảng Nam, Quảng Ngãi , xăng sinh học, xăng E5, dầu khí, nhiên liệu, lọc dầu, phá sản, Đại Tân, nhiên liệu sinh học, Dung Quất
Nhà máy Cồn ethanol Đại Tân do Công ty cổ phần Đồng Xanh đầu tư với số vốn 576 tỷ đồng. Trong đó, vốn doanh nghiệp tự có là 140 tỷ, phần lớn còn lại phải đi vay từ BIDV. Chính vì thế, đầu năm 2011, khi mới đi vào hoạt động, nhà máy đã lâm vào cảnh thiếu vốn trong khi các cổ đông không thể góp thêm.
Để có vốn tiếp tục hoạt động, nhà máy vay thêm Techcombank Đà Nẵng nhưng cũng chỉ duy trì hoạt động đến tháng 10/2012 rồi dừng hẳn do ngân hàng (NH) dừng giải ngân.
Trong 2 năm hoạt động, nhà máy tạo việc làm cho 300 lao động, thu mua hàng trăm ngàn tấn sắn của nông dân miền Trung-Tây Nguyên, chế biến ra 80 triệu lít ethanol cho xuất khẩu và phối trộn xăng E5 bán trong nước.
Nhưng cũng sau 2 năm hoạt động, nhà máy đã gánh khối nợ 480 tỷ từ BIDV; 120 tỷ từ Techcombank; nợ nguyên liệu nông dân và các đại lý... gần 100 tỷ. Trong đó, căng thẳng nhất là khoản nợ các chủ đại lý, nông dân cung cấp nguyên liệu (đến nay đã được giải quyết dứt điểm).
Trong một lần giải trình với UBND tỉnh Quảng Nam, lãnh đạo Công ty cổ phần Đồng Xanh đã cho biết, nguyên nhân khó khăn trước hết là do thiếu vốn sản xuất. Vì thế, ngay từ đầu nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng khoảng 50% công suất. Vốn vay NH lớn, lãi suất cao trong khi giá ethanol thế giới giảm mạnh, còn việc bắt buộc sử dụng xăng sinh học trong nước không thuận lợi khiến doanh nghiệp (DN) bế tắc đầu ra, dẫn đến thua lỗ.
Lãnh đạo DN này cũng thừa nhận, một nguyên nhân khác là do nội bộ cổ đông DN không góp thêm vốn để giải quyết các vấn đề phát sinh. Trong số 11 cổ đông thì có 2 cổ đông là của người Trung Quốc, chiếm 30% vốn góp và một phần nhà máy sử dụng thiết bị Trung Quốc chất lượng không tốt.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu cho biết: “Nhà máy ngừng hoạt động không phải do thiếu nguyên liệu, thị trường, chất lượng sản phẩm mà do quản lý đầu tư dự án và thực hiện hoạt động vốn chưa hiệu quả... dẫn đến thiếu vốn sản xuất kinh doanh, thua lỗ kéo dài.
“Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã làm hết sức mình để cứu nhà máy. Việc phá sản là điều chẳng ai trông đợi. Đến bây giờ chúng tôi vẫn hy vọng nhà máy sẽ sớm hồi phục và đi vào hoạt động”, ông Đinh Văn Thu nói.
Để nhà máy phục hồi sản xuất, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều văn bản kiến nghị các cơ quan chức năng tìm cách tái cơ cấu nhà máy. Theo ông Thu, đến thời điểm này, việc tái cơ cấu đã được triển khai, công ty mua bán nợ đã vào cuộc, toàn bộ dây chuyền sản xuất đã được Công ty Tùng Lâm mua lại và sẽ hoạt động trở lại trong thời gian tới.
Ngàn tỷ phơi nắng Dung Quất
Nhà máy Nhiên liệu sinh học bio-ethanol Dung Quất chuyên sản xuất cồn ethanol để cung cấp nguyên liệu cho chế biến xăng sinh học tại Dung Quất cũng đã phải đóng cửa từ mấy năm nay.
nhà máy ethanol, Quảng Nam, Quảng Ngãi , xăng sinh học, xăng E5, dầu khí, nhiên liệu, lọc dầu, phá sản, Đại Tân, nhiên liệu sinh học, Dung Quất
Trong cái nắng đầu mùa ở miền Trung, từ xa đã thấy toàn bộ nhà máy giờ đây chỉ là khối sắt thép phơi mình dưới cát nắng. Không còn cảnh nhộn nhịp vào ca của công nhân hay hàng đoàn xe chở nguyên liệu sắn nối đuôi nhau vào ra. Hàng trăm công nhân phải nghỉ việc, nhà máy chỉ còn duy trì đội bảo vệ, bộ phận nhỏ văn phòng trông coi, bảo trì và chờ đợi quyết định của cấp trên.
Ông Phạm Văn Vượng - Giám đốc Nhà máy Nhiên liệu sinh học bio-ethanol Dung Quất - cho biết: “Nhà máy chỉ hoạt động trong khoảng 3 năm từ 2012 đến 2014; đến năm 2015 hoạt động cầm chừng do sản phẩm không tiêu thụ được. Cồn ethanol xuất khẩu không thể cạnh tranh về giá với nước ngoài nên đành phải đóng cửa”. Còn về tương lai nhà máy, ông Vượng cũng không thể nói gì hơn ngoài việc chờ đợi đại hội cổ đông và phương án tái cơ cấu từ cấp trên.
Nhà máy sản xuất xăng sinh học Dung Quất khởi công xây dựng tháng 9/2009 với vốn đầu tư 1.887 tỷ đồng trên diện tích 24,6 ha tại huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, công suất 100 triệu lít/năm. Sau 18 tháng thi công, ngày 3/2/2012, nhà máy chính thức cho ra sản phẩm đầu tiên.
Tuy nhiên, chưa đầy 3 năm sau, nhà máy buộc phải đóng cửa. Nguyên nhân là sản phẩm giá thành cao hơn thế giới lại đúng thời điểm giá xăng dầu thế giới giảm mạnh, giá thành của xăng E5 không thể cạnh tranh với các loại xăng khác khiến đầu ra bế tắc, buộc nhà máy phải ngừng hoạt động.
Theo giấy phép, nhà máy do 3 đơn vị thành viên sáng lập là Tổng công ty Dịch vụ tổng hợp dầu khí (Petrosetco) góp 30%, Công ty TNHH Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) 60% và Tổng công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC) 10%. Tuy nhiên, đến nay, các đơn vị đều lần lượt thoái vốn nên Lọc hóa dầu Bình Sơn đã nắm gần 100% vốn điều lệ.
Theo tính toán của 3 chủ nợ, trong năm 2016, khoản nợ vay từ 3 ông lớn ngân hàng đến hạn phải trả gốc 100 tỷ đồng. Đó là chưa kể mỗi năm công ty phải trả khoản lãi vay khoảng 70 tỷ đồng.
Như vậy, đến thời điểm này, số tiền gần 1.900 tỷ đồng đã đổ vào dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất. Đó là chưa kể 1.000 tỷ đồng vay từ ngân hàng bây giờ có nguy cơ trở thành nợ khó đòi.
Từ Nhà máy Ethanol Đại Tân ở Quảng Nam đến Nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất... giờ đều được coi như đã 'chết lâm sàng'. DN trả giá nặng nề cho bài toán kinh tế mang tên Ethanol còn các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi cũng chỉ biết phát văn bản xin ý kiến cấp trên và thở dài chờ đợi giải quyết hậu quả.
Theo Vũ Trung/vietnamnet.vn
Relate Threads