PVN đang hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hệ thống khử lưu huỳnh (FGD) cho dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1.
Từ một nhà thầu "yếu thế" vì dùng nhiều thiết bị xuất xứ từ Trung Quốc khi tham gia đấu thầu, nhà thầu Hamon lại trở thành đơn vị nhiều khả năng trúng thầu sau chỉ đạo bất ngờ của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN).
Mới đây, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đang hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu cung cấp hệ thống khử lưu huỳnh (FGD) cho dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1.
Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 thuộc Trung tâm Điện lực Sông Hậu đặt tại ấp Phú Xuân, thị Trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, có tổng công suất 1.200 MW gồm 2 tổ máy (2x600MW), diện tích xây dựng 115,2 ha do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm Chủ đầu tư, Ban QLDA Điện lực Dầu Khí Sông Hậu 1 là đại diện Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý dự án và Tổng công ty Lắp máy Việt Nam làm Tổng thầu EPC.
Theo tìm hiểu của phóng viên, ban đầu có ba nhà thầu tham gia gồm: Nhà thầu Hamon, nhà thầu KC Cottrell và nhà thầu Mitsubishi Hitachi power system Ltd. Tuy nhiên, sau đó, chỉ có hai nhà thầu đáp ứng các điều kiện đấu thầu là Hamon và KC Cottrell.
Theo nguồn tin của Pháp luật Plus, tại văn bản số 1578/SH1PP-KTCN-KTKH-TCKT ngày 1/12/2016 của Ban quản lý dự án điện lực dầu khí Sông hậu 1 có đưa ra cách đánh giá theo Bảng số 2, trong đó có đánh giá tất cả các thiết bị xem xét quy đổi về cùng nguồn gốc xuất sứ và công nghệ nhằm đảm bảo lựa chọn được nhà cung cấp tốt nhất với giá cạnh tranh nhất với kết quả: Nhà thầu Hamon (CHLB Đức): Giá đánh giá: 97,1 triệu USD (với giá sau hiệu chỉnh sai lệch là 57,7 triệu USD). Nhà thầu KC Cottrell (Hàn Quốc ): Giá đánh giá: 86,3 triệu USD (với giá sau hiệu chỉnh sai lệch là 59,5 triệu USD).
Lý do chính dẫn đến sự chênh lệch lớn hơn về giá đánh giá là do nhà thầu KC Cottrel chào thiết bị từ EU/G7/Hàn Quốc, Việt Nam còn nhà thầu Hamon chào thiết bị từ EU/G7/Việt Nam và từ Trung Quốc (tổng giá trị thiết bị Trung quốc khoảng 14 -16 triệu USD theo ước tính của Ban quản lý).
Trong đó, thiết bị Hàn Quốc và Việt nam có hệ số điều chỉnh giá là 0,3 còn của Trung quốc là 1. Việc đặt ra hệ số điều chỉnh giá này là nhằm hạn chế thiết bị Trung quốc với chất lượng không đủ tin cậy, được đưa vào dự án quan trọng này.
Qua đánh giá tổng thể, Ban quản lý dự án điện lực dầu khí Sông Hậu 1 đã đưa ra kết luận bằng văn bản nêu rõ, nhà thầu Hamon có nhiều hệ thống thiết bị có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Về phía nhà thầu KC Cottrel, phần lớn thiết bị đều có nguồn gốc từ EU/G7 và Hàn Quốc. Đặc biệt, thiết bị không có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.
Với kết quả như trên, đáng lẽ nhà thầu KC Cottrell sẽ là nhà trúng thầu và sẽ không có thiết bị Trung quốc được cung cấp cho dự án, nhằm đảm bảo chất lượng dự án.
Tuy nhiên, điều "kỳ lạ" là phía Tập đoàn dầu khí Việt Nam bất ngờ yêu cầu cho các nhà thầu chào lại giá với "chỉ đạo ngầm" nêu rõ là chỉ đánh giá nguồn gốc xuất sứ của 13 thiết bị chính (chiếm 40/% giá trị toàn bộ gói thầu) còn lại không đánh giá toàn bộ nguồn gốc xuất sứ thiết bị phụ (chiếm 60% giá trị) với lý do là nếu đánh giá toàn bộ thiết bị thì sẽ có lợi cho nhà thầu KC Cottrell vì không cung cấp thiết bị Trung quốc và bất lợi cho nhà thầu Hamon vì có cung cấp thiết bị Trung quốc.
Việc ra quyết định này cũng đồng nghĩa với việc có phần "thiên vị" cho nhà thầu Hamon trúng thầu. Việc nhà thầu Hamon trúng thầu cũng dẫn tới việc dự án rất nhiều khả năng phải chấp nhận nhà thầu với phần lớn thiết bị được cung cấp từ Trung quốc với giá cả cao như các thiết bị đó được cấp từ các nước EU/G7/Hàn quốc. Đây là vấn đề không bình thường trong quá trình xét thầu của PVN.
Nhằm bảo đảm tính minh bạch của việc đấu thầu, cũng như đảm bảo chất lượng của dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1, cơ quan chức năng cần có sự thanh, kiểm tra, kịp thời phát hiện. Xử lý nghiêm minh các sai phạm, nếu có.
Từ một nhà thầu "yếu thế" vì dùng nhiều thiết bị xuất xứ từ Trung Quốc khi tham gia đấu thầu, nhà thầu Hamon lại trở thành đơn vị nhiều khả năng trúng thầu sau chỉ đạo bất ngờ của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN).
Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 thuộc Trung tâm Điện lực Sông Hậu đặt tại ấp Phú Xuân, thị Trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, có tổng công suất 1.200 MW gồm 2 tổ máy (2x600MW), diện tích xây dựng 115,2 ha do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm Chủ đầu tư, Ban QLDA Điện lực Dầu Khí Sông Hậu 1 là đại diện Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý dự án và Tổng công ty Lắp máy Việt Nam làm Tổng thầu EPC.
Theo tìm hiểu của phóng viên, ban đầu có ba nhà thầu tham gia gồm: Nhà thầu Hamon, nhà thầu KC Cottrell và nhà thầu Mitsubishi Hitachi power system Ltd. Tuy nhiên, sau đó, chỉ có hai nhà thầu đáp ứng các điều kiện đấu thầu là Hamon và KC Cottrell.
Theo nguồn tin của Pháp luật Plus, tại văn bản số 1578/SH1PP-KTCN-KTKH-TCKT ngày 1/12/2016 của Ban quản lý dự án điện lực dầu khí Sông hậu 1 có đưa ra cách đánh giá theo Bảng số 2, trong đó có đánh giá tất cả các thiết bị xem xét quy đổi về cùng nguồn gốc xuất sứ và công nghệ nhằm đảm bảo lựa chọn được nhà cung cấp tốt nhất với giá cạnh tranh nhất với kết quả: Nhà thầu Hamon (CHLB Đức): Giá đánh giá: 97,1 triệu USD (với giá sau hiệu chỉnh sai lệch là 57,7 triệu USD). Nhà thầu KC Cottrell (Hàn Quốc ): Giá đánh giá: 86,3 triệu USD (với giá sau hiệu chỉnh sai lệch là 59,5 triệu USD).
Lý do chính dẫn đến sự chênh lệch lớn hơn về giá đánh giá là do nhà thầu KC Cottrel chào thiết bị từ EU/G7/Hàn Quốc, Việt Nam còn nhà thầu Hamon chào thiết bị từ EU/G7/Việt Nam và từ Trung Quốc (tổng giá trị thiết bị Trung quốc khoảng 14 -16 triệu USD theo ước tính của Ban quản lý).
Trong đó, thiết bị Hàn Quốc và Việt nam có hệ số điều chỉnh giá là 0,3 còn của Trung quốc là 1. Việc đặt ra hệ số điều chỉnh giá này là nhằm hạn chế thiết bị Trung quốc với chất lượng không đủ tin cậy, được đưa vào dự án quan trọng này.
Qua đánh giá tổng thể, Ban quản lý dự án điện lực dầu khí Sông Hậu 1 đã đưa ra kết luận bằng văn bản nêu rõ, nhà thầu Hamon có nhiều hệ thống thiết bị có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Về phía nhà thầu KC Cottrel, phần lớn thiết bị đều có nguồn gốc từ EU/G7 và Hàn Quốc. Đặc biệt, thiết bị không có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.
Với kết quả như trên, đáng lẽ nhà thầu KC Cottrell sẽ là nhà trúng thầu và sẽ không có thiết bị Trung quốc được cung cấp cho dự án, nhằm đảm bảo chất lượng dự án.
Tuy nhiên, điều "kỳ lạ" là phía Tập đoàn dầu khí Việt Nam bất ngờ yêu cầu cho các nhà thầu chào lại giá với "chỉ đạo ngầm" nêu rõ là chỉ đánh giá nguồn gốc xuất sứ của 13 thiết bị chính (chiếm 40/% giá trị toàn bộ gói thầu) còn lại không đánh giá toàn bộ nguồn gốc xuất sứ thiết bị phụ (chiếm 60% giá trị) với lý do là nếu đánh giá toàn bộ thiết bị thì sẽ có lợi cho nhà thầu KC Cottrell vì không cung cấp thiết bị Trung quốc và bất lợi cho nhà thầu Hamon vì có cung cấp thiết bị Trung quốc.
Việc ra quyết định này cũng đồng nghĩa với việc có phần "thiên vị" cho nhà thầu Hamon trúng thầu. Việc nhà thầu Hamon trúng thầu cũng dẫn tới việc dự án rất nhiều khả năng phải chấp nhận nhà thầu với phần lớn thiết bị được cung cấp từ Trung quốc với giá cả cao như các thiết bị đó được cấp từ các nước EU/G7/Hàn quốc. Đây là vấn đề không bình thường trong quá trình xét thầu của PVN.
Nhằm bảo đảm tính minh bạch của việc đấu thầu, cũng như đảm bảo chất lượng của dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1, cơ quan chức năng cần có sự thanh, kiểm tra, kịp thời phát hiện. Xử lý nghiêm minh các sai phạm, nếu có.
Chí Kiên - phapluatplus.vn
Relate Threads