Cuộc chiến dầu khí thực sự đã đến hồi căng thẳng và tiềm ẩn những vụ đổ vỡ, phá sản khi có sự xuất hiện yếu tố Trung Quốc, bên cạnh nước Nga của Tổng thống Putin, Mỹ và OPEC. Mọi dự báo có vẻ xa vời trước đó đã trở thành hiện thực. Dầu xuống dưới ngưỡng 30 USD sau khi rớt gần 20% trong vài phiên đầu năm mới 2016.
Cú sốc đầu năm mới
Chưa hết sốc sau cú giảm giá 10% ngay trong tuần đầu năm mới 2015, giới đầu tư trên thế giới tiếp tục đón nhận các phiên giảm 4-5% trong tuần thứ 2. Tổng cộng, tính từ đầu năm cho tới hết phiên giao dịch 12/1, giá dầu thô đã giảm 19%.
So với giữa 2014, dầu đã giảm giá tổng cộng 70%, từ mức 100 USD/thùng xuống còn 30 USD/thùng.
Cú sốc dầu khí thực sự nặng nề bởi giá giảm với tốc độ rất nhanh và hiện đã xuống mức thấp nhất trong vòng 12 năm qua, kể từ tháng 3/2003. Và có một điều đáng lo ngại là, dầu được dự báo còn giảm giá tiếp với những tín hiệu xấu đến từ Trung Quốc.
Trong một dự báo vừa tung ra ngay đầu năm mới, ngân hàng đầu tư nổi tiếng của Mỹ Morgan Stanley cho rằng, dầu có thể giảm xuống còn 20 USD/thùng do biến động tiền tệ.
Yếu tố mà Morgan Stanley nhấn mạnh không còn phải là động thái níu giữ sản lượng khai thác nhằm giữ thị phần của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), sự cứng rắn của nước Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin hay sự những tính toán tầm xa của Mỹ mà là những tín hiệu bất ổn từ Trung Quốc.
Theo đánh giá của tổ chức này, dầu thô sẽ còn giảm giá mạnh trong vài tháng tới nếu đồng NDT Trung Quốc tiếp tục trượt giá so với đồng USD. Đồng NDT mới chỉ giảm khá khiêm tốn 6% trong 5 tháng qua nhưng đằng sau đó là cả một hệ thống dàn giáo chống đỡ mà các nhà tạo lập chính sách Trung Quốc đang triển khai.
Trên thực tế, diễn biến trên thị trường tiền tệ Trung Quốc trong vài ngày qua ở mức đáng báo động. Lãi suất vay qua đêm đối với đồng NDT tại Hồng Kong đã tăng lên 67%, từ mức 4% hồi cuối tuần trước, cao hơn lãi suất qua đêm đỉnh điểm hồi Nga khủng hoảng đồng rúp năm 2014 và cú sốc tại Brazil năm 1999.
Sự bất ổn của TTCK Trung Quốc, mà đứng sau đó là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, có thể sẽ kéo cầu tiêu thụ dầu giảm tiếp tục giảm xuống. Tâm lý lo ngại dư cung sẽ khiến hoạt động bán tháo tiếp tục diễn ra.
Theo các chuyên gia phân tích của Morgan Stanley, đồng USD là đòn bẩy đẩy giá dầu. Nếu đồng USD tăng 5% thì giá dầu giảm 10-25%. Tình trạng dư cung dầu trên toàn cầu đã kéo giá dầu xuống dưới mức 50 USD/thùng. Đồng USD tăng giá khiến dầu xuống tiếp và giờ đây đồng NDT mất giá kéo dầu xuống mức thấp kỷ lục. Goldman Sachs cho rằng giá dầu sẽ cần phải giảm sâu hơn nữa để có thể gây ra sức ép khiến các nước sản xuất dầu cắt giảm sản lượng đủ để cân bằng cung cầu.
OPEC, Nga, Mỹ tiến thoái lưỡng nan
Có thể thấy, cuộc chiến dầu khí bắt đầu nhen nhóm từ năm 2013 khi lần đầu tiên trong vòng 25 năm trước đó Mỹ sản xuất được nhiều dầu hơn so với lượng nhập khẩu nhờ kỹ thuật khai thác dầu khí đá phiến. Mỹ thậm chí được đánh giá sẽ vượt qua Nga và Saudi Arabia để trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới.
OPEC - dẫn đầu là Saudi Arabia - đã kiên quyết không giảm bớt sản lượng khai thác vì lo sợ Mỹ sẽ vươn lên chiếm lĩnh thị trường. Nước Nga cũng không thể cắt giảm lượng dầu khí xuất khẩu bất chấp khó khăn do ngân sách dựa chủ yếu vào mặt hàng “vàng đen”.
Cuộc chiến kéo dài trong suốt 2014 qua 2015 cho đến nay vẫn chưa có hồi kết. Hàng loạt các khó khăn đã dồn lên chính những quốc gia “tham chiến”.
Trong những ngày đầu năm mới 2016, chính phủ Nga đã lệnh cho các cơ quan nhà nước phải cắt giảm chi tiêu khoảng 10% ngay trong năm nay. Toàn bộ kế hoạch ngân sách dựa trên mức giá dầu 50 USD/thùng dường như đã phá sản do giá dầu giảm quá nhanh. Đây là nỗi lo sợ không thể che giấu của Putin.
Trong khi đó, Saudi Arabia cũng áp dụng nhiều biện pháp để giảm áp lực lên ngân sách vốn có 70% nguồn thu từ dầu thô. Cuối năm ngoái, Saudi Arabia cũng đã mạnh tay cắt giảm trợ giá xăng dầu, tăng gấp rưỡi giá bản lẻ xăng.
Tại Mỹ, hồi cuối 2015, ông lớn dầu lửa ConocoPhillips chính thức tháo chạy khỏi Nga sau 25 năm hoạt động. Hàng loạt các DN dầu khí ở Mỹ như SandRidge Energy, Goodrich Petroleum… đã trở thành các thây ma, sống như đã chết, do nợ nần nhiều, bị hạn tín nhiệm xuống mức “rác” trong bối cảnh dầu liên tục giảm giá. Số lượng giàn khoan hoạt động ở Mỹ đã giảm 50% từ mức gần 1.900 giàn hồi quý IV/2014.
Khó khăn chồng chất nhưng dường như các bên vẫn chưa có ý định rút khỏi cuộc chiến. Mỹ đã dỡ lệnh cấm xuất khẩu dầu sau 40 năm. OPEC chưa có ý định giảm sản lượng, trong khi Nga chưa thấy cuộc chiến có hồi kết cho dù cuộc chiến cả năm đã đốt cháy sức mạnh của ông Putin.
Nhiều người lo ngại, giá dầu còn giảm tiếp. Trong 30 năm qua, dầu đã 2 lần xuống dưới 30 USD/thùng.
Cuộc chiến dầu khí thực sự đã đến hồi căng thẳng và dường như không có lối thoát trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tại Trung Quốc kéo dài. Nền kinh tế Trung Quốc ngày càng bộc lộ những điểm trục trặc về mô hình phát triển; một TTCK bong bóng và sự suy giảm nhanh chóng về tăng trưởng kinh tế…
Cú sốc đầu năm mới
Chưa hết sốc sau cú giảm giá 10% ngay trong tuần đầu năm mới 2015, giới đầu tư trên thế giới tiếp tục đón nhận các phiên giảm 4-5% trong tuần thứ 2. Tổng cộng, tính từ đầu năm cho tới hết phiên giao dịch 12/1, giá dầu thô đã giảm 19%.
Cú sốc dầu khí thực sự nặng nề bởi giá giảm với tốc độ rất nhanh và hiện đã xuống mức thấp nhất trong vòng 12 năm qua, kể từ tháng 3/2003. Và có một điều đáng lo ngại là, dầu được dự báo còn giảm giá tiếp với những tín hiệu xấu đến từ Trung Quốc.
Trong một dự báo vừa tung ra ngay đầu năm mới, ngân hàng đầu tư nổi tiếng của Mỹ Morgan Stanley cho rằng, dầu có thể giảm xuống còn 20 USD/thùng do biến động tiền tệ.
Yếu tố mà Morgan Stanley nhấn mạnh không còn phải là động thái níu giữ sản lượng khai thác nhằm giữ thị phần của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), sự cứng rắn của nước Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin hay sự những tính toán tầm xa của Mỹ mà là những tín hiệu bất ổn từ Trung Quốc.
Theo đánh giá của tổ chức này, dầu thô sẽ còn giảm giá mạnh trong vài tháng tới nếu đồng NDT Trung Quốc tiếp tục trượt giá so với đồng USD. Đồng NDT mới chỉ giảm khá khiêm tốn 6% trong 5 tháng qua nhưng đằng sau đó là cả một hệ thống dàn giáo chống đỡ mà các nhà tạo lập chính sách Trung Quốc đang triển khai.
Trên thực tế, diễn biến trên thị trường tiền tệ Trung Quốc trong vài ngày qua ở mức đáng báo động. Lãi suất vay qua đêm đối với đồng NDT tại Hồng Kong đã tăng lên 67%, từ mức 4% hồi cuối tuần trước, cao hơn lãi suất qua đêm đỉnh điểm hồi Nga khủng hoảng đồng rúp năm 2014 và cú sốc tại Brazil năm 1999.
Sự bất ổn của TTCK Trung Quốc, mà đứng sau đó là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, có thể sẽ kéo cầu tiêu thụ dầu giảm tiếp tục giảm xuống. Tâm lý lo ngại dư cung sẽ khiến hoạt động bán tháo tiếp tục diễn ra.
Theo các chuyên gia phân tích của Morgan Stanley, đồng USD là đòn bẩy đẩy giá dầu. Nếu đồng USD tăng 5% thì giá dầu giảm 10-25%. Tình trạng dư cung dầu trên toàn cầu đã kéo giá dầu xuống dưới mức 50 USD/thùng. Đồng USD tăng giá khiến dầu xuống tiếp và giờ đây đồng NDT mất giá kéo dầu xuống mức thấp kỷ lục. Goldman Sachs cho rằng giá dầu sẽ cần phải giảm sâu hơn nữa để có thể gây ra sức ép khiến các nước sản xuất dầu cắt giảm sản lượng đủ để cân bằng cung cầu.
OPEC, Nga, Mỹ tiến thoái lưỡng nan
Có thể thấy, cuộc chiến dầu khí bắt đầu nhen nhóm từ năm 2013 khi lần đầu tiên trong vòng 25 năm trước đó Mỹ sản xuất được nhiều dầu hơn so với lượng nhập khẩu nhờ kỹ thuật khai thác dầu khí đá phiến. Mỹ thậm chí được đánh giá sẽ vượt qua Nga và Saudi Arabia để trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới.
OPEC - dẫn đầu là Saudi Arabia - đã kiên quyết không giảm bớt sản lượng khai thác vì lo sợ Mỹ sẽ vươn lên chiếm lĩnh thị trường. Nước Nga cũng không thể cắt giảm lượng dầu khí xuất khẩu bất chấp khó khăn do ngân sách dựa chủ yếu vào mặt hàng “vàng đen”.
Cuộc chiến kéo dài trong suốt 2014 qua 2015 cho đến nay vẫn chưa có hồi kết. Hàng loạt các khó khăn đã dồn lên chính những quốc gia “tham chiến”.
Trong khi đó, Saudi Arabia cũng áp dụng nhiều biện pháp để giảm áp lực lên ngân sách vốn có 70% nguồn thu từ dầu thô. Cuối năm ngoái, Saudi Arabia cũng đã mạnh tay cắt giảm trợ giá xăng dầu, tăng gấp rưỡi giá bản lẻ xăng.
Tại Mỹ, hồi cuối 2015, ông lớn dầu lửa ConocoPhillips chính thức tháo chạy khỏi Nga sau 25 năm hoạt động. Hàng loạt các DN dầu khí ở Mỹ như SandRidge Energy, Goodrich Petroleum… đã trở thành các thây ma, sống như đã chết, do nợ nần nhiều, bị hạn tín nhiệm xuống mức “rác” trong bối cảnh dầu liên tục giảm giá. Số lượng giàn khoan hoạt động ở Mỹ đã giảm 50% từ mức gần 1.900 giàn hồi quý IV/2014.
Khó khăn chồng chất nhưng dường như các bên vẫn chưa có ý định rút khỏi cuộc chiến. Mỹ đã dỡ lệnh cấm xuất khẩu dầu sau 40 năm. OPEC chưa có ý định giảm sản lượng, trong khi Nga chưa thấy cuộc chiến có hồi kết cho dù cuộc chiến cả năm đã đốt cháy sức mạnh của ông Putin.
Nhiều người lo ngại, giá dầu còn giảm tiếp. Trong 30 năm qua, dầu đã 2 lần xuống dưới 30 USD/thùng.
Cuộc chiến dầu khí thực sự đã đến hồi căng thẳng và dường như không có lối thoát trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tại Trung Quốc kéo dài. Nền kinh tế Trung Quốc ngày càng bộc lộ những điểm trục trặc về mô hình phát triển; một TTCK bong bóng và sự suy giảm nhanh chóng về tăng trưởng kinh tế…
Theo: Vietnamnet
Relate Threads