Một nghiên cứu mới cho thấy rằng việc sử dụng nhiên liệu sinh học chưa hẳn là giải pháp tốt để bảo vệ môi trường Trái Đất.
Nhiên liệu sinh học (ví dụ ethanol làm từ ngô và dầu diesel sinh học) có thể gây hại cho môi trường hơn cả xăng dầu, theo một nghiên cứu mới của Viện Năng lượng thuộc trường Đại học Michigan (UMEI) của Mỹ.
Phát hiện này được đưa ra sau khi nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi nhà nghiên cứu John DeCicco, phân tích lượng khí carbonic (CO2) được hấp thụ trong quá trình các loại cây trồng phát triển và sau đó thải ra khi những cây này được đốt cháy để làm nhiên liệu sinh học. Họ tính toán rằng việc đốt nhiên liệu sinh học chỉ làm giảm được có 37% lượng CO2 thải vào không khí chứ không nhiều như mọi người nghĩ trước đây. Trong khi đó tác hại cho môi trường là nhiều khu rừng đã bị phá để trồng ngô.
"Nhiên liệu sinh học như ethanol và diesel sinh học được chế xuất từ ngô và đậu tương hóa ra là không làm giảm được nhiều lượng carbonic như tất cả mọi người vẫn nghĩ" - Tiến sĩ DeCicco cho biết.
Giáo sư địa chất Daniel Schrag tại trường Đại học Harvard, chuyên nghiên cứu tác động của việc đốt nhiên liệu sinh học đến môi trường, cũng có ý kiến tương tự. Ông nói rằng nhiên liệu sinh học không phải là không thải ra khí carbonic, và không hẳn là một sự thay thế thích hợp hơn cho xăng dầu đối với môi trường .
Các cuộc tranh luận về nhiên liệu sinh học đã nổ ra trong nhiều năm qua. Những người ủng hộ nhiên liệu sinh học lập luận rằng đó là một sự thay thế “sạch" thay cho việc dùng xăng. Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu khác cho rằng thực sự là quá sớm để khẳng định điều này.
Theo Tiến sĩ DeCicco, vấn đề không phải là tìm cách chế tạo ra loại nhiên liệu sinh học hiệu quả hơn, mà là cần đầu tư nhiều vào việc trồng rừng. "Chúng ta không cần phải cố gắng chế tạo nhiên liệu sinh học bằng mọi giá" – ông nói. "Tốt hơn là nên tái trồng rừng và phục hồi hệ sinh thái ....Đây là một cách để loại bỏ khí CO2, còn hơn cả việc sử dụng nhiên liệu sinh học."
Nhiên liệu sinh học (ví dụ ethanol làm từ ngô và dầu diesel sinh học) có thể gây hại cho môi trường hơn cả xăng dầu, theo một nghiên cứu mới của Viện Năng lượng thuộc trường Đại học Michigan (UMEI) của Mỹ.
"Nhiên liệu sinh học như ethanol và diesel sinh học được chế xuất từ ngô và đậu tương hóa ra là không làm giảm được nhiều lượng carbonic như tất cả mọi người vẫn nghĩ" - Tiến sĩ DeCicco cho biết.
Giáo sư địa chất Daniel Schrag tại trường Đại học Harvard, chuyên nghiên cứu tác động của việc đốt nhiên liệu sinh học đến môi trường, cũng có ý kiến tương tự. Ông nói rằng nhiên liệu sinh học không phải là không thải ra khí carbonic, và không hẳn là một sự thay thế thích hợp hơn cho xăng dầu đối với môi trường .
Các cuộc tranh luận về nhiên liệu sinh học đã nổ ra trong nhiều năm qua. Những người ủng hộ nhiên liệu sinh học lập luận rằng đó là một sự thay thế “sạch" thay cho việc dùng xăng. Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu khác cho rằng thực sự là quá sớm để khẳng định điều này.
Theo Tiến sĩ DeCicco, vấn đề không phải là tìm cách chế tạo ra loại nhiên liệu sinh học hiệu quả hơn, mà là cần đầu tư nhiều vào việc trồng rừng. "Chúng ta không cần phải cố gắng chế tạo nhiên liệu sinh học bằng mọi giá" – ông nói. "Tốt hơn là nên tái trồng rừng và phục hồi hệ sinh thái ....Đây là một cách để loại bỏ khí CO2, còn hơn cả việc sử dụng nhiên liệu sinh học."
Theo TGVN
Relate Threads