Sau Tết cổ truyền Mậu Tuất, hơn 800 kỹ sư và công nhân, lao động đã có mặt tại công trường dự án Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2, nằm trên địa bàn xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) để dồn sức đẩy nhanh tiến độ lắp ráp, thi công các hạng mục thiết kế, sớm đưa dự án vào hoạt động, nhưng phía trước còn bộn bề thử thách và khó khăn cần vượt qua.
Quyết tâm cao
Dự án NMNĐ Thái Bình 2 gồm hai tổ máy, tổng công suất thiết kế 1.200 MW do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư và Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) làm Tổng thầu EPC. Tổng mức đầu tư dự án là 41.799 tỷ đồng, thuộc danh mục các dự án nguồn điện cấp bách theo Quyết định 2414/QĐ-Ttg ngày 11-12-2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Nhà máy sử dụng công nghệ lò hơi than phun trực tiếp, tuần hoàn tự nhiên, sử dụng than cám 5 (80% 5a Hòn Gai và 20% 5a Vàng Danh), lượng than tiêu thụ hàng năm khoảng 3 - 3,5 triệu tấn. Khi vận hành sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 6,7 tỷ kWh điện mỗi năm, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Hiện nay, tiến độ tổng thể đạt hơn 82%, trong đó thiết kế đạt 99,51%; ký các hợp đồng mua sắm, chế tạo, vận chuyển đạt 93,23%; thi công đạt 74,24%. Công tác thi xây dựng khu vực nhà máy chính đã cơ bản hoàn thành, đang tiếp tục triển khai thi công hệ thống thải tro xỉ, vận chuyển than. Tổng khối lượng lắp đặt toàn nhà máy đạt khoảng 101.507/121.730 tấn (khoảng 83%). Các hạng mục nhà máy chính đã cơ bản hoàn thành, đang tiếp tục hoàn thiện và kéo, đấu nối cáp điện để đóng điện chạy thử. Cụ thể như, hệ thống lò hơi và thiết bị phụ trợ hoàn thành 98%, đã hoàn thành thử áp và được tổ chức kiểm định thế giới ASME chứng kiến và cấp chứng chỉ bảo đảm chất lượng, nhà thầu lắp đặt LILAMA đang hoàn thiện bảo ôn.
Hệ thống tuabin, máy phát đã hoàn thành lắp đặt dưới sự giám sát, hướng dẫn của các chuyên gia Toshiba (Nhật Bản) và đang hoàn thiện bảo ôn. Hệ thống lọc bụi tĩnh điện (ESP), nghiền than hoàn thành 98% khối lượng, đang triển khai công tác bảo ôn. Các hệ thống phụ trợ, bao gồm: khí nén, xử lý nước và nước thải, nước ngọt nước làm mát đã hoàn thành 90 - 98%, đang trong giai đoạn hoàn thiện và chuẩn bị lựa chọn nhà thầu để chạy thử. Sân phân phối điện 220kV trong Nhà máy đã đóng điện lần đầu thành công vào ngày 7-2 vừa qua, tạo tiền đề quan trọng để hoàn thành các mốc tiến độ tiếp theo quyết định thành công của dự án.
Trao đổi với Nhân Dân điện tử, ông Bùi Xuân Trường, Giám đốc Ban điều hành của tổng thầu EPC dự án NMNĐ Thái Bình 2 cho biết: “Với vai trò là tổng thầu của dự án, qua một thời gian dự án bị chậm trễ do các cơ chế, nguồn tài chính chưa đủ, dự án đã được khởi động lại bốn, năm tháng nay, dự kiến tới cuối năm 2018 sẽ đốt dầu. Tính đến nay đã hoàn thành được 82%, khối lượng còn lại chủ yếu là phần chạy thử. Dự kiến đến tháng tư này chúng tôi sẽ chạy thử”.
Còn ông Hoàng Dũng Mạnh, Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA), Giám đốc công trường của dự án NMNĐ Thái Bình 2 khẳng định: “Giữa LILAMA và tổng thầu EPC trong suốt quá trình thi công từ năm 2014 đến nay đã phối hợp chặt chẽ, hoàn thành được 95 - 97% khối lượng tổng thể của hai tổ máy. Thời điểm hiện tại, chúng tôi tăng cường, tập trung nguồn lực tối đa hoàn thành công việc còn lại để bàn giao cho tổng thầu”.
Thách thức lớn
Trong năm nay, dự án cần đạt được các mốc chính, gồm: nhận điện ngược, nhận nước thô, hoàn thành hệ thống khí nén, cấp dầu, tiến hành chạy thử, đốt dầu và đốt than tổ máy 1. Tuy nhiên, tình hình tài chính của tổng thầu PVC khó khăn và thiếu hụt dòng tiền cho dự án.
Cụ thể, giá trị giải ngân vốn đầu tư dự án NMNĐ Thái Bình 2 lũy kế từ khi khởi công đến hết năm 2017 khoảng 10.009 tỷ đồng và 892,52 triệu USD (tương đương 29.297,24 tỷ đồng). Trong đó, lũy kế giải ngân của hợp đồng EPC (tạm ứng và thanh toán) là 8.235,93 tỷ đồng và 766,33 triệu USD. Đối với phần vay nước ngoài, tổng giá trị vốn vay đã ký là 937,14 triệu USD, đã giải ngân được 432,06 triệu USD, chiếm 46% hạn mức số tiền vay, đã trả nợ gốc được 87,31 triệu USD.
Trong buổi làm việc với UBND tỉnh Thái Bình ngày 17-1 vừa qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã nêu quyết tâm đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 vào vận hành, nhưng vấn đề tài chính vẫn là bài toán nan giải. Tại buổi làm việc này, đại diện Ngân hàng Công thương Việt Nam (Viettinbank) và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã nêu rõ quan điểm: Do tổng vốn đầu tư dự án hiện đã được điều chỉnh thành gần hai tỷ USD (quyết định số 573 ngày 25-1-2017 của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam), vì vậy trong thời gian tới, các ngân hàng sẽ phải tiến hành thẩm định lại dự án, thời gian nhanh hay chậm chưa xác định được. Vì quan ngại về tình hình của dự án và tình trạng tài chính của tổng thầu PVC nên thời điểm hiện tại, các tổ chức cho vay đang dừng giải ngân dẫn đến không thu xếp được phần vốn vay trong nước.
Bên cạnh đó, dự án đang thiếu vật tư để thi công do tổng thầu PVC mua sắm, lựa chọn nhà thầu phụ chậm; đồng thời bị ảnh hưởng do biến động giá, một số gói thầu có giá thấp hơn giá trị thực tế. Đáng lo ngại, các đơn vị thi công từ chối nhận phần công việc còn lại, không có nhà thầu để thay thế. Các vụ việc pháp lý liên quan đến nhiều cán bộ PVC, Tập đoàn, Ban Quản lý dự án đã ảnh hưởng lớn đến hiệu suất công việc của cán bộ, công nhân viên hiện nay; rất nhiều cán bộ đã và đang xin chấm dứt hợp đồng lao động.
Các khó khăn trên dẫn đến nguy cơ tiếp tục trượt tiến độ và do tiến độ kéo dài sẽ phát sinh nhiều chi phí như lãi vay, quản lý, tư vấn PMC, bảo hiểm CAR, nhân công, ca máy, giá vật tư, nhiên liệu… Ngoài ra, các thiết bị hết thời hạn bảo hành, nhà cung cấp từ chối hỗ trợ, điều động nhân lực, tăng rủi ro cho tổng thầu PVC và chủ đầu tư trong quá trình chạy thử, vận hành sau này.
Nhằm bảo đảm triển khai dự án và hỗ trợ tổng thầu PVC nâng cao năng lực, ông Nguyễn Thành Hưởng, Trưởng Ban Quản lý dự án NMNĐ Thái Bình 2 cho biết các nhóm giải pháp quan trọng. Đối với tổng thầu PVC, phải rà soát dòng tiền, ưu tiên nguồn lực cho từng cột mốc của Nhà máy; thực hiện các giải pháp về tài chính để chủ động chi phí thực hiện dự án. Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu các công việc đã hoàn thành để được thanh toán. Giải quyết dứt điểm các tồn tại về chi phí với các nhà thầu phụ để hoàn thiện thiết kế phần còn lại của Nhà máy.
Trong thời gian tới, cần đẩy nhanh tiến độ mua sắm, cung cấp vật tư kịp thời, nhất là các gói thầu chạy thử nhà máy. Tổng thầu PVC cần khẩn trương tái cấu trúc, có đơn vị thi công trực thuộc Tổng công ty để thực hiện và xử lý các tồn tại đang đặt ra.
Đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đề nghị xử lý các vướng mắc với các tổ chức cho vay nước ngoài để giải ngân các khoản vay JBIC, KEXIM và sớm phê duyệt phương án tái cấu trúc PVC để nâng cao năng lực, giải quyết các khó khăn của PVC. Hiện tại, cần có cơ chế thực sự hỗ trợ chi phí thiếu hụt của PVC, xem xét phương án trình Chính phủ cho phép ứng trước chi phí cần bù đắp để thanh toán cho các nhà thầu. Hỗ trợ tổng thầu PVC làm việc với các nhà cung cấp thiết bị để gia hạn bảo hành và chi phí bảo hành.
Đối với tỉnh Thái Bình, Ban Quản lý dự án NMNĐ Thái Bình 2, đề nghị tiếp tục hỗ trợ công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực đặt nhà máy vì đây là dự án trọng điểm, góp phần cung cấp năng lượng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Bài, ảnh: MAI TÚ
Báo Nhân dân
Quyết tâm cao
Dự án NMNĐ Thái Bình 2 gồm hai tổ máy, tổng công suất thiết kế 1.200 MW do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư và Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) làm Tổng thầu EPC. Tổng mức đầu tư dự án là 41.799 tỷ đồng, thuộc danh mục các dự án nguồn điện cấp bách theo Quyết định 2414/QĐ-Ttg ngày 11-12-2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Hiện nay, tiến độ tổng thể đạt hơn 82%, trong đó thiết kế đạt 99,51%; ký các hợp đồng mua sắm, chế tạo, vận chuyển đạt 93,23%; thi công đạt 74,24%. Công tác thi xây dựng khu vực nhà máy chính đã cơ bản hoàn thành, đang tiếp tục triển khai thi công hệ thống thải tro xỉ, vận chuyển than. Tổng khối lượng lắp đặt toàn nhà máy đạt khoảng 101.507/121.730 tấn (khoảng 83%). Các hạng mục nhà máy chính đã cơ bản hoàn thành, đang tiếp tục hoàn thiện và kéo, đấu nối cáp điện để đóng điện chạy thử. Cụ thể như, hệ thống lò hơi và thiết bị phụ trợ hoàn thành 98%, đã hoàn thành thử áp và được tổ chức kiểm định thế giới ASME chứng kiến và cấp chứng chỉ bảo đảm chất lượng, nhà thầu lắp đặt LILAMA đang hoàn thiện bảo ôn.
Hệ thống tuabin, máy phát đã hoàn thành lắp đặt dưới sự giám sát, hướng dẫn của các chuyên gia Toshiba (Nhật Bản) và đang hoàn thiện bảo ôn. Hệ thống lọc bụi tĩnh điện (ESP), nghiền than hoàn thành 98% khối lượng, đang triển khai công tác bảo ôn. Các hệ thống phụ trợ, bao gồm: khí nén, xử lý nước và nước thải, nước ngọt nước làm mát đã hoàn thành 90 - 98%, đang trong giai đoạn hoàn thiện và chuẩn bị lựa chọn nhà thầu để chạy thử. Sân phân phối điện 220kV trong Nhà máy đã đóng điện lần đầu thành công vào ngày 7-2 vừa qua, tạo tiền đề quan trọng để hoàn thành các mốc tiến độ tiếp theo quyết định thành công của dự án.
Trao đổi với Nhân Dân điện tử, ông Bùi Xuân Trường, Giám đốc Ban điều hành của tổng thầu EPC dự án NMNĐ Thái Bình 2 cho biết: “Với vai trò là tổng thầu của dự án, qua một thời gian dự án bị chậm trễ do các cơ chế, nguồn tài chính chưa đủ, dự án đã được khởi động lại bốn, năm tháng nay, dự kiến tới cuối năm 2018 sẽ đốt dầu. Tính đến nay đã hoàn thành được 82%, khối lượng còn lại chủ yếu là phần chạy thử. Dự kiến đến tháng tư này chúng tôi sẽ chạy thử”.
Còn ông Hoàng Dũng Mạnh, Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA), Giám đốc công trường của dự án NMNĐ Thái Bình 2 khẳng định: “Giữa LILAMA và tổng thầu EPC trong suốt quá trình thi công từ năm 2014 đến nay đã phối hợp chặt chẽ, hoàn thành được 95 - 97% khối lượng tổng thể của hai tổ máy. Thời điểm hiện tại, chúng tôi tăng cường, tập trung nguồn lực tối đa hoàn thành công việc còn lại để bàn giao cho tổng thầu”.
Thách thức lớn
Trong năm nay, dự án cần đạt được các mốc chính, gồm: nhận điện ngược, nhận nước thô, hoàn thành hệ thống khí nén, cấp dầu, tiến hành chạy thử, đốt dầu và đốt than tổ máy 1. Tuy nhiên, tình hình tài chính của tổng thầu PVC khó khăn và thiếu hụt dòng tiền cho dự án.
Cụ thể, giá trị giải ngân vốn đầu tư dự án NMNĐ Thái Bình 2 lũy kế từ khi khởi công đến hết năm 2017 khoảng 10.009 tỷ đồng và 892,52 triệu USD (tương đương 29.297,24 tỷ đồng). Trong đó, lũy kế giải ngân của hợp đồng EPC (tạm ứng và thanh toán) là 8.235,93 tỷ đồng và 766,33 triệu USD. Đối với phần vay nước ngoài, tổng giá trị vốn vay đã ký là 937,14 triệu USD, đã giải ngân được 432,06 triệu USD, chiếm 46% hạn mức số tiền vay, đã trả nợ gốc được 87,31 triệu USD.
Trong buổi làm việc với UBND tỉnh Thái Bình ngày 17-1 vừa qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã nêu quyết tâm đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 vào vận hành, nhưng vấn đề tài chính vẫn là bài toán nan giải. Tại buổi làm việc này, đại diện Ngân hàng Công thương Việt Nam (Viettinbank) và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã nêu rõ quan điểm: Do tổng vốn đầu tư dự án hiện đã được điều chỉnh thành gần hai tỷ USD (quyết định số 573 ngày 25-1-2017 của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam), vì vậy trong thời gian tới, các ngân hàng sẽ phải tiến hành thẩm định lại dự án, thời gian nhanh hay chậm chưa xác định được. Vì quan ngại về tình hình của dự án và tình trạng tài chính của tổng thầu PVC nên thời điểm hiện tại, các tổ chức cho vay đang dừng giải ngân dẫn đến không thu xếp được phần vốn vay trong nước.
Bên cạnh đó, dự án đang thiếu vật tư để thi công do tổng thầu PVC mua sắm, lựa chọn nhà thầu phụ chậm; đồng thời bị ảnh hưởng do biến động giá, một số gói thầu có giá thấp hơn giá trị thực tế. Đáng lo ngại, các đơn vị thi công từ chối nhận phần công việc còn lại, không có nhà thầu để thay thế. Các vụ việc pháp lý liên quan đến nhiều cán bộ PVC, Tập đoàn, Ban Quản lý dự án đã ảnh hưởng lớn đến hiệu suất công việc của cán bộ, công nhân viên hiện nay; rất nhiều cán bộ đã và đang xin chấm dứt hợp đồng lao động.
Các khó khăn trên dẫn đến nguy cơ tiếp tục trượt tiến độ và do tiến độ kéo dài sẽ phát sinh nhiều chi phí như lãi vay, quản lý, tư vấn PMC, bảo hiểm CAR, nhân công, ca máy, giá vật tư, nhiên liệu… Ngoài ra, các thiết bị hết thời hạn bảo hành, nhà cung cấp từ chối hỗ trợ, điều động nhân lực, tăng rủi ro cho tổng thầu PVC và chủ đầu tư trong quá trình chạy thử, vận hành sau này.
Nhằm bảo đảm triển khai dự án và hỗ trợ tổng thầu PVC nâng cao năng lực, ông Nguyễn Thành Hưởng, Trưởng Ban Quản lý dự án NMNĐ Thái Bình 2 cho biết các nhóm giải pháp quan trọng. Đối với tổng thầu PVC, phải rà soát dòng tiền, ưu tiên nguồn lực cho từng cột mốc của Nhà máy; thực hiện các giải pháp về tài chính để chủ động chi phí thực hiện dự án. Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu các công việc đã hoàn thành để được thanh toán. Giải quyết dứt điểm các tồn tại về chi phí với các nhà thầu phụ để hoàn thiện thiết kế phần còn lại của Nhà máy.
Trong thời gian tới, cần đẩy nhanh tiến độ mua sắm, cung cấp vật tư kịp thời, nhất là các gói thầu chạy thử nhà máy. Tổng thầu PVC cần khẩn trương tái cấu trúc, có đơn vị thi công trực thuộc Tổng công ty để thực hiện và xử lý các tồn tại đang đặt ra.
Đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đề nghị xử lý các vướng mắc với các tổ chức cho vay nước ngoài để giải ngân các khoản vay JBIC, KEXIM và sớm phê duyệt phương án tái cấu trúc PVC để nâng cao năng lực, giải quyết các khó khăn của PVC. Hiện tại, cần có cơ chế thực sự hỗ trợ chi phí thiếu hụt của PVC, xem xét phương án trình Chính phủ cho phép ứng trước chi phí cần bù đắp để thanh toán cho các nhà thầu. Hỗ trợ tổng thầu PVC làm việc với các nhà cung cấp thiết bị để gia hạn bảo hành và chi phí bảo hành.
Đối với tỉnh Thái Bình, Ban Quản lý dự án NMNĐ Thái Bình 2, đề nghị tiếp tục hỗ trợ công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực đặt nhà máy vì đây là dự án trọng điểm, góp phần cung cấp năng lượng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Bài, ảnh: MAI TÚ
Báo Nhân dân
Relate Threads