Ngay từ đầu năm 2018, lãnh đạo Bộ Công Thương, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí (PvTex) - đơn vị quản lý Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ đã đưa ra các phương án bàn thảo nhằm khắc phục, đầu tư để đưa vào vận hành sản xuất trở lại Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ, một trong những dự án yếu kém của ngành Công Thương.
Từ tín hiệu tích cực...
Theo PvTex, thời gian qua Công ty đã đánh giá hồ sơ đề xuất của các đối tác quan tâm đến PvTex và tìm được một liên doanh gồm 3 doanh nghiệp của Việt Nam, Singapore, Ấn Độ có uy tín, năng lực, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh xơ sợi tổng hợp tại Việt Nam và trên thế giới. Liên doanh thể hiện thiện chí, mong muốn hợp tác, thẳng thắn nêu ra các điều kiện tiên quyết để đưa nhà máy vận hành ổn định, lâu dài và hiệu quả. Đó là được bảo đảm về pháp lý và bảo đảm trên thực tế quyền hợp tác, quản lý, vận hành nhà máy ổn định, không bị trì hoãn, gián đoạn hoặc ảnh hưởng khác gây ra bởi bất cứ bên nào, bao gồm các chủ nợ, các bên cho vay, nhà thầu, người lao động của PvTex.
Tiếp theo, các nhà đầu tư cũng yêu cầu được xem xét khả năng cho phép bao tiêu sản phẩm Paraxylene (PX) tại dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) nguyên liệu cơ bản để chế tạo PTA (1 trong 2 nguyên liệu đầu vào chủ yếu của các nhà máy xơ sợi tổng hợp). Đặc biệt, về quyền bao tiêu sản phẩm PX, các đối tác của PvTex cam kết sẽ đồng ý với các điều khoản, điều kiện tương tự như NSRP đã ký hợp đồng bán PX cho các đối tác khác (IKC, Mitsui...). Các đối tác cũng đề nghị các cổ đông PvTex xem xét tăng thời hạn hợp tác dài hạn (tối thiểu là 5 năm), trong đó 3 năm không tính khấu hao tài sản cố định và 2 năm tiếp theo sẽ cùng xem xét chi phí khấu hao một phần tài sản cố định nếu sản xuất có lãi. Cùng với điều kiện đó là việc chấp thuận cho đối tác được quyền ưu tiên mua cổ phần của PvTex trong trường hợp PvTex cổ phần hóa, hoặc PVN thoái vốn tại PvTex. Các đối tác đề xuất được hưởng quyền ưu tiên khi chào bán đầu tiên cổ phần của PvTex theo hình thức bán chỉ định với số lượng cổ phần được ưu tiên mua không thấp hơn 25% tổng số cổ phần chào bán...
Các điều kiện trên cũng có thể coi như một sự thể hiện đầy thiện chí của liên doanh đối tác vận hành của PvTex. Bởi, hơn ai hết họ có sự tin tưởng lớn vào chất lượng thiết bị máy móc, khả năng vận hành, chất lượng sản phẩm, hệ thống kinh doanh của Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ.
... đến quyết tâm vận hành
Thực tế, ngay từ đầu năm 2018, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn PVN Trần Sỹ Thanh đã làm việc với lãnh đạo TP Hải Phòng để đề nghị thành phố phối hợp, hỗ trợ nhằm đưa nhà máy hoạt động trở lại. Theo ông Trần Sỹ Thanh, Nhà máy PvTex - do nắm giữ hơn 75% vốn cổ phần - đã tạm dừng sản xuất từ tháng 9-2015 do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là nguyên nhân từ những vấn đề liên quan đến cân đối nguồn vốn. Sau đó, cấp có thẩm quyền đã chỉ đạo Bộ Công Thương, Tập đoàn PVN khôi phục hoạt động 5 dự án trọng điểm, trong đó có PvTex. Để thực hiện mục đích này, ông Trần Sỹ Thanh đề nghị Hải Phòng hỗ trợ, giúp giải quyết 4 vấn đề. Cụ thể là các vấn đề pháp lý trong việc đầu tư tái khởi động nhà máy để các đối tác yên tâm đầu tư vốn sản xuất. Thứ hai là, bảo đảm các điều kiện về cơ sở hạ tầng cho nhà máy, nhất là cung cấp điện có chất lượng bảo đảm và đầy đủ. Về khoản tiền điện tổng cộng 72,9 tỷ đồng PvTex đang nợ, ông Trần Sỹ Thanh thay mặt các cổ đông của nhà máy đề nghị được trả theo lộ trình...
Tiếp đó, trong buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Công Thương, ông Đào Văn Ngọc, Chủ tịch Hội đồng quản trị PvTex cho biết, Công ty đã lập các phương án khôi phục sản xuất, kinh doanh như khởi động lại một phần phân xưởng DTY sản xuất sợi DTY từ sợi POY. Theo đó, PvTex sẽ từng bước nâng dần công suất xưởng DTY để tạo tiền đề cho việc khôi phục và vận hành sản xuất, kinh doanh toàn nhà máy của PvTex. Thời gian sản xuất là 6 tháng (từ nay đến tháng 9-2018) trong khi chờ kết quả lựa chọn đối tác hợp tác vận hành toàn nhà máy. Dự kiến, sản lượng sản xuất là 1.153 tấn sợi DTY 75/72D, với doanh thu ước tính 44,16 tỷ đồng, lợi nhuận trước chi phí cố định 0,15 tỷ đồng.
Được biết, trong tháng 4-2018, PVTex sẽ trình cấp thẩm quyền các kịch bản liên quan đến việc vận hành lại nhà máy. Hiện tại, lãnh đạo PvTex đang đặt vấn đề để một số kỹ sư, công nhân kỹ thuật chủ chốt của nhà máy cử đi đào tạo, bảo dưỡng và vận hành máy. Đây tuy là kế hoạch nhỏ, nhưng sẽ là động lực để khởi động lại nhà máy trong thời gian tới.
Rõ ràng, mọi phương án để nhà máy vận hành hiệu quả, có sản phẩm giá trị cao, ổn định về cả năng suất và chất lượng đã được bàn thảo kỹ lưỡng, nhằm giúp PvTex cùng các cổ đông tìm được phương án sản xuất, kinh doanh hợp lý nhất. Hy vọng, những bước đi tích cực sẽ mang lại sức sống mới cho Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ.
Từ tín hiệu tích cực...
Theo PvTex, thời gian qua Công ty đã đánh giá hồ sơ đề xuất của các đối tác quan tâm đến PvTex và tìm được một liên doanh gồm 3 doanh nghiệp của Việt Nam, Singapore, Ấn Độ có uy tín, năng lực, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh xơ sợi tổng hợp tại Việt Nam và trên thế giới. Liên doanh thể hiện thiện chí, mong muốn hợp tác, thẳng thắn nêu ra các điều kiện tiên quyết để đưa nhà máy vận hành ổn định, lâu dài và hiệu quả. Đó là được bảo đảm về pháp lý và bảo đảm trên thực tế quyền hợp tác, quản lý, vận hành nhà máy ổn định, không bị trì hoãn, gián đoạn hoặc ảnh hưởng khác gây ra bởi bất cứ bên nào, bao gồm các chủ nợ, các bên cho vay, nhà thầu, người lao động của PvTex.
Tiếp theo, các nhà đầu tư cũng yêu cầu được xem xét khả năng cho phép bao tiêu sản phẩm Paraxylene (PX) tại dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) nguyên liệu cơ bản để chế tạo PTA (1 trong 2 nguyên liệu đầu vào chủ yếu của các nhà máy xơ sợi tổng hợp). Đặc biệt, về quyền bao tiêu sản phẩm PX, các đối tác của PvTex cam kết sẽ đồng ý với các điều khoản, điều kiện tương tự như NSRP đã ký hợp đồng bán PX cho các đối tác khác (IKC, Mitsui...). Các đối tác cũng đề nghị các cổ đông PvTex xem xét tăng thời hạn hợp tác dài hạn (tối thiểu là 5 năm), trong đó 3 năm không tính khấu hao tài sản cố định và 2 năm tiếp theo sẽ cùng xem xét chi phí khấu hao một phần tài sản cố định nếu sản xuất có lãi. Cùng với điều kiện đó là việc chấp thuận cho đối tác được quyền ưu tiên mua cổ phần của PvTex trong trường hợp PvTex cổ phần hóa, hoặc PVN thoái vốn tại PvTex. Các đối tác đề xuất được hưởng quyền ưu tiên khi chào bán đầu tiên cổ phần của PvTex theo hình thức bán chỉ định với số lượng cổ phần được ưu tiên mua không thấp hơn 25% tổng số cổ phần chào bán...
Các điều kiện trên cũng có thể coi như một sự thể hiện đầy thiện chí của liên doanh đối tác vận hành của PvTex. Bởi, hơn ai hết họ có sự tin tưởng lớn vào chất lượng thiết bị máy móc, khả năng vận hành, chất lượng sản phẩm, hệ thống kinh doanh của Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ.
... đến quyết tâm vận hành
Thực tế, ngay từ đầu năm 2018, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn PVN Trần Sỹ Thanh đã làm việc với lãnh đạo TP Hải Phòng để đề nghị thành phố phối hợp, hỗ trợ nhằm đưa nhà máy hoạt động trở lại. Theo ông Trần Sỹ Thanh, Nhà máy PvTex - do nắm giữ hơn 75% vốn cổ phần - đã tạm dừng sản xuất từ tháng 9-2015 do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là nguyên nhân từ những vấn đề liên quan đến cân đối nguồn vốn. Sau đó, cấp có thẩm quyền đã chỉ đạo Bộ Công Thương, Tập đoàn PVN khôi phục hoạt động 5 dự án trọng điểm, trong đó có PvTex. Để thực hiện mục đích này, ông Trần Sỹ Thanh đề nghị Hải Phòng hỗ trợ, giúp giải quyết 4 vấn đề. Cụ thể là các vấn đề pháp lý trong việc đầu tư tái khởi động nhà máy để các đối tác yên tâm đầu tư vốn sản xuất. Thứ hai là, bảo đảm các điều kiện về cơ sở hạ tầng cho nhà máy, nhất là cung cấp điện có chất lượng bảo đảm và đầy đủ. Về khoản tiền điện tổng cộng 72,9 tỷ đồng PvTex đang nợ, ông Trần Sỹ Thanh thay mặt các cổ đông của nhà máy đề nghị được trả theo lộ trình...
Tiếp đó, trong buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Công Thương, ông Đào Văn Ngọc, Chủ tịch Hội đồng quản trị PvTex cho biết, Công ty đã lập các phương án khôi phục sản xuất, kinh doanh như khởi động lại một phần phân xưởng DTY sản xuất sợi DTY từ sợi POY. Theo đó, PvTex sẽ từng bước nâng dần công suất xưởng DTY để tạo tiền đề cho việc khôi phục và vận hành sản xuất, kinh doanh toàn nhà máy của PvTex. Thời gian sản xuất là 6 tháng (từ nay đến tháng 9-2018) trong khi chờ kết quả lựa chọn đối tác hợp tác vận hành toàn nhà máy. Dự kiến, sản lượng sản xuất là 1.153 tấn sợi DTY 75/72D, với doanh thu ước tính 44,16 tỷ đồng, lợi nhuận trước chi phí cố định 0,15 tỷ đồng.
Được biết, trong tháng 4-2018, PVTex sẽ trình cấp thẩm quyền các kịch bản liên quan đến việc vận hành lại nhà máy. Hiện tại, lãnh đạo PvTex đang đặt vấn đề để một số kỹ sư, công nhân kỹ thuật chủ chốt của nhà máy cử đi đào tạo, bảo dưỡng và vận hành máy. Đây tuy là kế hoạch nhỏ, nhưng sẽ là động lực để khởi động lại nhà máy trong thời gian tới.
Rõ ràng, mọi phương án để nhà máy vận hành hiệu quả, có sản phẩm giá trị cao, ổn định về cả năng suất và chất lượng đã được bàn thảo kỹ lưỡng, nhằm giúp PvTex cùng các cổ đông tìm được phương án sản xuất, kinh doanh hợp lý nhất. Hy vọng, những bước đi tích cực sẽ mang lại sức sống mới cho Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ.
Phương Nhi
Hà Nội Mới
Hà Nội Mới
Relate Threads