Tại phiên họp thường kỳ tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu thực hiện nghiêm lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 4 theo Quyết định 49/2011, không vì lợi ích một số ngành, lĩnh vực mà bỏ qua vấn đề môi trường.
Tồn lượng lớn xe chuẩn thấp
Trước đó, Hiệp hội Các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô (VAMA) đã có văn bản báo cáo Thủ tướng xin lùi thời hạn áp dụng Euro 4 với các dòng xe sử dụng động cơ diesel, trong đó có xe chở khách, xe bán tải, lý do VN chưa phổ biến hệ thống phân phối diesel đạt chuẩn Euro 4.
Sau đó, Bộ GTVT cũng trình Chính phủ dự thảo điều chỉnh thời hạn Quyết định 49, theo hướng lùi thời hạn áp dụng Euro 4 với ô tô chở người (xe khách), xe bán tải, ô tô tải sử dụng diesel… thêm 1 năm so với hạn cũ, tới ngày 1.1.2018; các loại ô tô chở hàng sử dụng diesel hoãn đến 1.1.2022. Tuy nhiên, theo thông tin từ Cục Đăng kiểm (Bộ GTVT), cục này vẫn thực hiện theo đúng Quyết định 49. Từ ngày 1.1.2017, Cục đã dừng cấp giấy chứng nhận đăng kiểm cho tất cả các ô tô tiêu chuẩn khí thải Euro 4 lắp ráp, nhập khẩu mới. Chỉ chấp nhận đăng kiểm với ô tô sản xuất lắp ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 4. Một cán bộ Cục Đăng kiểm cho hay từ đầu năm 2017 đến nay, số lượng đăng ký Euro 4 chủ yếu với ô tô dưới 9 chỗ (chạy xăng), với xe tải, xe khách gần như không có. Thực tế đang tồn khá lớn xe tải, xe khách, xe buýt... sử dụng động cơ diesel tiêu chuẩn Euro 2 bị tạm dừng cấp giấy chứng nhận.
Thống kê của Cục Đăng kiểm cho biết hiện có 16 doanh nghiệp (DN) sản xuất lắp ráp xe khách (3 DN FDI và 13 DN nội), 29 DN sản xuất lắp ráp ô tô tải (12 DN FDI và 17 DN nội). Nhưng do tâm lý chờ đợi Quyết định 49 được sửa đổi lộ trình, nên hầu như các DN sản xuất xe tải, xe khách chưa đăng ký chứng nhận các kiểu loại đạt Euro 4. Hiện các dòng xe tải nhập khẩu nguyên chiếc của Suzuki như Carry Pro 750 kg, Carry Truck, Blind Van về VN đều đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4. Nhưng DN nhanh chân áp dụng Euro 4 không nhiều. Trên thực tế, những lấn cấn với việc áp dụng tiêu chuẩn Euro 4 chủ yếu xuất phát từ các DN sản xuất, lắp ráp trong nước.
Giá xe có thể tăng nhẹ
Theo một DN ô tô, việc đổi từ động cơ Euro 2 sang Euro 4 sẽ làm giá xe tăng thêm. Ước tính, cùng dung tích, động cơ Euro 4 có thể đắt hơn 10 - 20% hoặc hơn so với động cơ Euro 2 - 3, tương ứng với đó giá xe có thể tăng từ 10 - 15%, nhưng mức tăng cụ thể còn phụ thuộc vào chính sách của từng hãng. Dòng xe thương mại do mức lợi nhuận không cao như xe du lịch, nên theo tính toán, dù chi phí động cơ có thể gia tăng, nhưng giá bán sẽ không tăng quá cao để giữ doanh số.
Một vấn đề quan trọng khi áp dụng ngay tiêu chuẩn Euro 4 với xe chạy dầu diesel là hiện chưa có DN trong nước nào sản xuất hay nhập khẩu dầu diesel theo tiêu chuẩn Euro 4. Ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng giám đốc Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn - Nhà máy lọc dầu Dung Quất, để sản xuất xăng, dầu đủ chuẩn Euro 4 cần ít nhất 3 - 4 năm nữa khi hoàn thành mở rộng nhà máy. Trong khi đó, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn dù được xây dựng sau, áp dụng công nghệ mới nhưng sản phẩm cung ứng ra thị trường cũng chưa đạt chuẩn Euro 4.
Theo một chuyên gia trong ngành ô tô, bên cạnh vấn đề khan hiếm nhiên liệu, hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ bảo hành bảo dưỡng với xe đạt chuẩn Euro 4 của các nhà nhập khẩu chính hãng về cơ bản có thể đáp ứng được với động cơ chạy xăng. Nhưng với động cơ chạy diesel chưa có chuẩn bị cả về máy móc, công nghệ, tập huấn, đào tạo...
Tuy nhiên, TS Nguyễn Minh Đồng, chuyên gia giao thông, cho rằng quyết định giữ nguyên lộ trình áp dụng Euro 4 của Chính phủ là hoàn toàn đúng đắn. “Những vấn đề khúc mắc như thiếu nhiên liệu, trạm bảo dưỡng, bảo hành hay chưa chuẩn bị đủ cơ sở sản xuất đều là lý do để các nhà sản xuất, lắp ráp trong nước vin vào duy trì công nghệ cũ Euro 2, 3. Không sản xuất được thì nhập khẩu từ thị trường Singapore rất dễ. Các DN muốn lãi nhiều nên muốn duy trì công nghệ cũ. Nếu duy trì chuẩn khí thải cũ thì ô nhiễm của các TP lớn và VN nói chung bao giờ cứu vãn được”, ông Đồng thẳng thắn.
Tồn lượng lớn xe chuẩn thấp
Trước đó, Hiệp hội Các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô (VAMA) đã có văn bản báo cáo Thủ tướng xin lùi thời hạn áp dụng Euro 4 với các dòng xe sử dụng động cơ diesel, trong đó có xe chở khách, xe bán tải, lý do VN chưa phổ biến hệ thống phân phối diesel đạt chuẩn Euro 4.
Thống kê của Cục Đăng kiểm cho biết hiện có 16 doanh nghiệp (DN) sản xuất lắp ráp xe khách (3 DN FDI và 13 DN nội), 29 DN sản xuất lắp ráp ô tô tải (12 DN FDI và 17 DN nội). Nhưng do tâm lý chờ đợi Quyết định 49 được sửa đổi lộ trình, nên hầu như các DN sản xuất xe tải, xe khách chưa đăng ký chứng nhận các kiểu loại đạt Euro 4. Hiện các dòng xe tải nhập khẩu nguyên chiếc của Suzuki như Carry Pro 750 kg, Carry Truck, Blind Van về VN đều đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4. Nhưng DN nhanh chân áp dụng Euro 4 không nhiều. Trên thực tế, những lấn cấn với việc áp dụng tiêu chuẩn Euro 4 chủ yếu xuất phát từ các DN sản xuất, lắp ráp trong nước.
Giá xe có thể tăng nhẹ
Theo một DN ô tô, việc đổi từ động cơ Euro 2 sang Euro 4 sẽ làm giá xe tăng thêm. Ước tính, cùng dung tích, động cơ Euro 4 có thể đắt hơn 10 - 20% hoặc hơn so với động cơ Euro 2 - 3, tương ứng với đó giá xe có thể tăng từ 10 - 15%, nhưng mức tăng cụ thể còn phụ thuộc vào chính sách của từng hãng. Dòng xe thương mại do mức lợi nhuận không cao như xe du lịch, nên theo tính toán, dù chi phí động cơ có thể gia tăng, nhưng giá bán sẽ không tăng quá cao để giữ doanh số.
Một vấn đề quan trọng khi áp dụng ngay tiêu chuẩn Euro 4 với xe chạy dầu diesel là hiện chưa có DN trong nước nào sản xuất hay nhập khẩu dầu diesel theo tiêu chuẩn Euro 4. Ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng giám đốc Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn - Nhà máy lọc dầu Dung Quất, để sản xuất xăng, dầu đủ chuẩn Euro 4 cần ít nhất 3 - 4 năm nữa khi hoàn thành mở rộng nhà máy. Trong khi đó, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn dù được xây dựng sau, áp dụng công nghệ mới nhưng sản phẩm cung ứng ra thị trường cũng chưa đạt chuẩn Euro 4.
Theo một chuyên gia trong ngành ô tô, bên cạnh vấn đề khan hiếm nhiên liệu, hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ bảo hành bảo dưỡng với xe đạt chuẩn Euro 4 của các nhà nhập khẩu chính hãng về cơ bản có thể đáp ứng được với động cơ chạy xăng. Nhưng với động cơ chạy diesel chưa có chuẩn bị cả về máy móc, công nghệ, tập huấn, đào tạo...
Tuy nhiên, TS Nguyễn Minh Đồng, chuyên gia giao thông, cho rằng quyết định giữ nguyên lộ trình áp dụng Euro 4 của Chính phủ là hoàn toàn đúng đắn. “Những vấn đề khúc mắc như thiếu nhiên liệu, trạm bảo dưỡng, bảo hành hay chưa chuẩn bị đủ cơ sở sản xuất đều là lý do để các nhà sản xuất, lắp ráp trong nước vin vào duy trì công nghệ cũ Euro 2, 3. Không sản xuất được thì nhập khẩu từ thị trường Singapore rất dễ. Các DN muốn lãi nhiều nên muốn duy trì công nghệ cũ. Nếu duy trì chuẩn khí thải cũ thì ô nhiễm của các TP lớn và VN nói chung bao giờ cứu vãn được”, ông Đồng thẳng thắn.
Mai Hà - Báo Thanh Niên
Relate Threads