“Nóng” thị trường dầu nhớt

Connect Unlimited

Administrator
Thành viên BQT
Cùng với tốc độ tăng trưởng của thị trường ôtô, xe máy, cuộc canh tranh trên thị trường dầu nhớt Việt Nam cũng ngày càng trở nên nóng bỏng.

“Chiếc bánh” lớn trước mắt

Được xem là một thị trường thứ cấp, thị trường dầu nhớt phụ thuộc đáng kể vào thị trường sơ cấp là các loại hình phương tiện giao thông. Do vậy, mỗi biến động trên thị trường sơ cấp đều tác động trực tiếp đến thị trường thứ cấp là dầu nhớt, đến các doanh nghiệp sản xuất và phân phối dầu nhớt.

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, thị trường xe máy Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ. Theo ước tính, tại thời điểm năm 2006, tổng lượng xe máy khoảng 18,6 triệu chiếc. Sau 10 năm (tính đến 2015), lượng xe máy lưu hành trên cả nước khoảng 43 triệu chiếc. Trong 3 năm gần đây, tổng dung lượng thị trường xe máy thường ở mức xấp xỉ 3 triệu chiếc mỗi năm và trở thành 1 trong 4 thị trường xe máy lớn nhất thế giới bên cạnh Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia.

Sự sôi động của thị trường ôtô, xe máy theo đó cũng thúc đẩy tị trường dầu nhớt phát triển mạnh mẽ. Thống kê sơ bộ cho thấy, chỉ riêng tổng sản lượng dầu nhớt xe máy tại thị trường Việt Nam hiện đã đạt khoảng 90.000 tấn/năm, với mức tăng trưởng 4-5%.

Với tần suất thay thế thường xuyên, đây được xem là một “mỏ vàng” của các hãng dầu nhớt, đặc biệt là những thương hiệu có thế mạnh về dầu nhớt môtô, xe máy.

Trên thực tế, các hãng dầu nhớt nổi tiếng thế giới cũng đã sớm hình dung ra “chiếc bánh” lớn mà thị trường Việt Nam mang lại. Do đó, hầu hết các thương hiệu cũng đã nhanh chóng bước chân vào thị trường Việt Nam. Chưa kể còn có thương hiệu nội địa cùng việc một số liên doanh với các hãng sản xuất xe máy cũng phát triển loại nhớt riêng.

Chính vì vậy, miếng bánh thị phần vẫn còn đang bỏ ngỏ dành cho các thương hiệu đến sau, trong đó có Total, cho dù để cạnh tranh cân tài cân sức với các thương hiệu đã tích lũy đủ tiềm lực là không phải là dễ dàng.

Trên thế giới, Total nằm trong top 4 tập đoàn năng lượng lớn nhất. Luôn đặt chất lượng, an toàn và con người lên hàng đầu, nhà máy Total đặt tại Khu công nghiệp Gò Dầu (Đồng Nai) tự hào là một trong những nhà máy hiện đại nhất Việt Nam, đạt được chứng chỉ quốc tế về quản lý an toàn, sức khỏe và môi trường như ISO 9001:2008, ISO 9007:2007, OHSAS 18001:2007.

DucTho-43f72.jpg

Total cũng là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam và Đông Nam Á ứng dụng công nghệ pha trộn ngay trên đường ống ILB (In Line Blending), cho phép các thành phần dầu gốc và phụ gia được khuấy trộn tự động và chính xác theo tỷ lệ đã xác định. Nhờ công nghệ này, nhà máy của Total tại Đồng Nai có thể đạt mức sản lượng 30.000 tấn/năm mà thành phẩm vẫn luôn đạt độ đồng nhất tối đa từ khi bắt đầu tới khi kết thúc quy trình.

Trên toàn cầu, Total sở hữu đội ngũ 110 nhà nghiên cứu hàng đầu, hoạt động tại 22 trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D). Ngân sách cho công tác R&D của hãng trong giai đoạn 2014 - 2018 ước tính sẽ vượt mốc 7 tỷ USD.

Tăng tốc cạnh tranh

Tại thị trường Việt Nam, Total đã xây dựng một vị thế nhất định trong lĩnh vực dầu nhớt công nghiệp và là nhà cung cấp đáng tin cậy cho các nhà máy sản xuất sắt thép, xi măng, nhiệt điện. Mảng kinh doanh nhớt dành cho động cơ ô tô cũng đang được đẩy mạnh, trong đó mô hình Quartz Auto Care là điểm sáng trong chiến lược phát triển thị trường.

Từ 3 năm trở lại đây, Total tập trung đẩy mạnh nhận diện thương hiệu để phát triển thị phần trong mảng dầu nhớt dành cho xe gắn máy-thị trường còn nhiều tiềm năng cho công ty có trụ sở tại Paris.

Ông Arnaud Guichard, Tổng giám đốc Total Việt Nam, chia sẻ: “Trung bình khách hàng xe máy Việt Nam thay nhớt 4 lần một năm. Với tần suất sử dụng này, nhớt cho xe máy cũng dần trở thành hàng tiêu dùng nhanh. Do đó, chúng tôi liên tục đẩy mạnh các hoạt động tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng để Total trở thành lựa chọn đầu tiên với người sử dụng xe máy.”

Trước hết, phải kể đến đó là mô hình trung tâm chăm sóc xe và cung cấp sản phẩm dầu nhớt chuyên nghiệp MotoZone theo tiêu chuẩn toàn cầu của tập đoàn, được áp dụng thành công ở các thị trường châu Á - Thái Bình Dương. Tính tới thời điểm này, Total đã có hơn 40 cửa hàng áp dụng mô hình MotoZone trên cả nước, kể từ khi ra mắt tại Việt Nam từ cuối năm 2013.

Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh hợp tác với nhiều đại lý bán lẻ xăng dầu cũng là một chiến lược phát triển thương hiệu khá đặc trưng của tập đoàn dầu khí đến từ Pháp. Hiện nay, Total đang phân phối dầu nhớt tại hơn 70 cây xăng mang bảng hiệu Total dầu nhờn trên toàn quốc.

Đặc biệt, thoả thuận hợp tác từ 20 năm nay giữa Comeco và Total với mục tiêu phân phối dầu nhớt và xây dựng lại hình ảnh tại trạm xăng thể hiện mạnh mẽ mục tiêu xuất hiện nhiều hơn trên thị trường.

Một điểm cũng rất đáng lưu tâm nữa là tại thị trường xe máy Việt Nam hiện nay, phân khúc xe mô tô đang ngày càng phát triển với sự tham gia của các thương hiệu danh tiếng như BMW Motorrad, Benelli, Kawasaki …Với lịch sử hơn 45 năm đồng hành cùng các giải đua thể thao từ F1 đến MotoGP World Championship, Total đã giới thiệu đến thị trường dòng sản phẩm Total Hi-Perf Racing 10W50 đáp ứng điều kiện hoạt động khắc nghiệt của động cơ xe phân khối lớn.

Những nỗ lực này khẳng định tham vọng phát triển “thế chân vạc” trong cả ba ngành hàng mà Total sở hữu, gồm dầu công nghiệp, dầu động cơ ôtô và dầu cho xe gắn máy.

Biên Thùy - Vneconomy.vn​
 

Việc làm nổi bật

Top