Hiện Việt Nam chủ yếu phải nhập khẩu CO2 lỏng thương mại từ Trung Quốc với chi phí vận chuyển rất cao.
Ngày 5/5/2016, Công ty cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (mã NT2) và Công ty cổ phần Thiết kế Công nghiệp Hóa chất (CECO) đã ký kết Hợp đồng Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) dự án thu hồi và sản xuất CO2 lỏng thương mại từ khí thải Nhà máy điện Nhơn Trạch 2.
Theo đó, CECO sẽ thực hiện tất cả các bước từ khảo sát, thu thập số liệu, tính toán, phân tích lựa chọn công nghệ phù hợp, lập thuyết minh, lập thiết kế cơ sở, xác định tổng mức đầu tư và tính toán hiệu quả kinh tế dự án… và sẽ trình NT2 toàn bộ hồ sơ FS dự án sau 3 tháng thực hiện.
Thông báo của NT2 cho hay, quá trình thu hồi sản xuất CO2 từ khí thải của quá trình cháy (post-combustion gases) có thể được thực hiện theo một số bản quyền và quy trình công đã được ứng dụng trên thế giới. Tại Việt Nam, CO2 lỏng từ lâu đã được thu hồi từ khí thải trong một số công trình hóa chất (nhà máy đạm, đường, ethanol,…), nhưng chưa có đơn vị phát điện nào thực hiện công đoạn này.
Hiện nhu cầu sử dụng CO2 lỏng trong công nghiệp chế tạo cơ khí, tàu thuyền, kết cấu thép, sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống trong nước là rất đáng kể, nhưng Việt Nam chủ yếu phải nhập khẩu CO2 lỏng thương mại từ Trung Quốc với chi phí vận chuyển rất cao. NT2 sẽ tận dụng lợi thế sẵn có là nguồn khí thải sạch không lẫn tạp chất và tro bụi, cùng với hạ tầng kỹ thuật và mặt bằng. Ngoài ra thị trường tiêu thụ CO2 lỏng chủ yếu là khu vực miền Đông Nam Bộ gần với nhà máy Nhơn Trạch 2.
Ngày 5/5/2016, Công ty cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (mã NT2) và Công ty cổ phần Thiết kế Công nghiệp Hóa chất (CECO) đã ký kết Hợp đồng Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) dự án thu hồi và sản xuất CO2 lỏng thương mại từ khí thải Nhà máy điện Nhơn Trạch 2.
Thông báo của NT2 cho hay, quá trình thu hồi sản xuất CO2 từ khí thải của quá trình cháy (post-combustion gases) có thể được thực hiện theo một số bản quyền và quy trình công đã được ứng dụng trên thế giới. Tại Việt Nam, CO2 lỏng từ lâu đã được thu hồi từ khí thải trong một số công trình hóa chất (nhà máy đạm, đường, ethanol,…), nhưng chưa có đơn vị phát điện nào thực hiện công đoạn này.
Hiện nhu cầu sử dụng CO2 lỏng trong công nghiệp chế tạo cơ khí, tàu thuyền, kết cấu thép, sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống trong nước là rất đáng kể, nhưng Việt Nam chủ yếu phải nhập khẩu CO2 lỏng thương mại từ Trung Quốc với chi phí vận chuyển rất cao. NT2 sẽ tận dụng lợi thế sẵn có là nguồn khí thải sạch không lẫn tạp chất và tro bụi, cùng với hạ tầng kỹ thuật và mặt bằng. Ngoài ra thị trường tiêu thụ CO2 lỏng chủ yếu là khu vực miền Đông Nam Bộ gần với nhà máy Nhơn Trạch 2.
Trường Văn - Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads