Bị đại diện VKS đề nghị 18-19 năm tù, ông Đinh La Thăng bào chữa rằng việc góp vốn của PVN vào OceanBank là giải quyết tình thế, không sai. PVN mất 800 tỉ do bị ngừng thoái vốn.
Sau khi bị Viện KSND TP Hà Nội đề nghị mức án 18-19 năm tù, bị cáo Đinh La Thăng - nguyên chủ tịch HĐQT Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) được tòa cho tự bào chữa.
Ông Đinh La Thăng tiếp tục khẳng định, việc góp vốn vào OceanBank không phải là chủ trương ban đầu của PVN mà mà là giải quyết hệ lụy của việc thí điểm kinh doanh đa ngành của PVN.
Bị cáo Đinh La Thăng tự bào chữa tại tòa - Ảnh: TTXVN
Bị cáo cũng khẳng định mình "không tư lợi, không tư túi gì, hoàn toàn trong sạch" trong vụ việc này, đề nghị hội đồng xét xử xem xét bối cảnh khách quan của thời điểm đó.
Góp vốn vào OceanBank là giải quyết tình thế!
Cụ thể là việc giải quyết hậu quả về nhân sự, cơ sở vật chất của đề án thành lập ngân hàng Hồng Việt của PVN. Tuy nhiên, đề án này đã được xây dựng với ban lãnh đạo, nhân sự trù bị cho ngân hàng nhưng không thể thành lập được thì phải giải quyết hậu quả.
Với đối tác, rất nhiều ngân hàng thì các ngân hàng khác không thể đáp ứng được điều kiện của tập đoàn đưa ra.
Tập đoàn chỉ chấp nhận mua với giá bằng giá 1.1 và chấp nhận cơ sở vật chất con người.
Vậy nên, chủ trương đầu tư vào OceanBank là giải quyết hệ lụy chứ không phải là chủ trương ban đầu của PVN.
Đối với việc sai phạm bị cáo buộc là yêu cầu các thuộc cấp xác nhận khống, ông Thăng nói, tháng 3-2017 bị cáo có gọi điện thoại cho các thành viên Hội đồng thành viên nói về việc trước đây đã bàn bạc với nhau về việc góp vốn.
"Thời điểm đó là tháng 3-2017 lúc ấy bị cáo chưa bị khởi tố, do đó VKS cho rằng bị cáo che giấu hành vi sai là không đúng", ông Thăng nói.
Ông Thăng tiếp tục khẳng định việc đầu tư vào OceanBank là đúng chủ trương, đúng thủ tục. Bị cáo không chối tội, mong hội đồng xét xử xem xét.
Nói về công văn của Bộ Tài chính mà theo VKS thì công văn này yêu cầu PVN phải kiểm tra tình hình tài chính của OceanBank, ông Thăng cho rằng tại phiên tòa, đại diện Bộ Tài chính là trả lời Chính phủ và các bộ ngành khác.
Về cáo buộc ở lần góp vốn thứ 3 (100 tỉ đồng) vi phạm luật các tổ chức tín dụng, ông Đinh La Thăng nói rằng bản thân bị cáo biết rõ Luật các tổ chức tín dụng đã có hiệu lực pháp luật. Nhận thức của bị cáo là việc góp vốn này là không sai, bản thân bị cáo không chỉ đạo, không trực tiếp ký nghị quyết.
"VKS khẳng định bị cáo đã được báo cáo vụ việc là chưa chính xác vì thực tế bị cáo không thể nào chỉ đạo được", ông Thăng bào chữa.
Theo ông Thăng, từ tháng 3-2011 bị cáo đã chỉ đạo trong cuộc họp về việc giảm vốn góp vào OceanBank, như vậy thì không có lý do gì mà lại tiếp tục chỉ đạo góp vốn khi biết rõ Luật các tổ chức tín dụng đã có hiệu lực từ tháng 1-2011.
Luật này quy định các tổ chức là cổ đông của các ngân hàng thương mai không được nắm giữ vượt quá 15% vốn điều lệ của ngân hàng.
Lấy tiền đâu để bù cho ngân hàng?
Trong phần tự bào chữa của mình, ông Đinh La Thăng tiếp tục khẳng định sau khi góp vốn của OceanBank thì ngân này trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất và giá cổ phiếu đã tăng lên gấp đôi so với thời điểm PVN góp vốn.
Về việc bị mất tiền, ông Thăng cho rằng doanh nghiệp làm ăn có thua lỗ vì có những khoản kinh doanh không đạt hiệu quả. Cụ thể đến năm 2014 ngân hàng OceanBank kinh doanh khó khăn thì PVN và OceanBank đã có trích lập dự phòng.
Ông Thăng cũng cho rằng đồng nhất việc không thoái vốn được với việc đầu tư góp vốn là không đúng, vì khi đó PVN đã có lộ trình thoái vốn được Chính phủ đồng ý.
Việc ngân hàng Nhà nước quyết định mua 0 đồng 1 cổ phần đã gây ra thiệt thòi cho các cổ đông, bản thân ông Thăng cho rằng chính sách mua 0 đồng này là trái pháp luật, không đúng với việc phát triển nền kinh tế.
Thực tế, sau khi mua 0 đồng với OceanBank thì Chính phủ đã quyết định dừng việc mua ngân hàng 0 đồng vì việc mua này không đúng.
Giả sử việc mua 0 đồng này đúng, vậy thì Ngân hàng Nhà nước phải dùng tiền bù vào các khoản lỗ, thế thì lấy tiền ở đâu? Trong khi luật quy định không được sử dụng ngân sách nhà nước để bù lỗ cho doanh nghiệp.
"Do vậy, việc mua ngân hàng 0 đồng là nguyên nhân dẫn đến mất vốn, rồi Chính phủ không cho thoái vốn làm PVN mất 800 tỉ. Trách nhiệm này không thuộc về người khác", ông Thăng nói.
Sau khi bị Viện KSND TP Hà Nội đề nghị mức án 18-19 năm tù, bị cáo Đinh La Thăng - nguyên chủ tịch HĐQT Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) được tòa cho tự bào chữa.
Ông Đinh La Thăng tiếp tục khẳng định, việc góp vốn vào OceanBank không phải là chủ trương ban đầu của PVN mà mà là giải quyết hệ lụy của việc thí điểm kinh doanh đa ngành của PVN.
Bị cáo Đinh La Thăng tự bào chữa tại tòa - Ảnh: TTXVN
Góp vốn vào OceanBank là giải quyết tình thế!
Cụ thể là việc giải quyết hậu quả về nhân sự, cơ sở vật chất của đề án thành lập ngân hàng Hồng Việt của PVN. Tuy nhiên, đề án này đã được xây dựng với ban lãnh đạo, nhân sự trù bị cho ngân hàng nhưng không thể thành lập được thì phải giải quyết hậu quả.
Với đối tác, rất nhiều ngân hàng thì các ngân hàng khác không thể đáp ứng được điều kiện của tập đoàn đưa ra.
Tập đoàn chỉ chấp nhận mua với giá bằng giá 1.1 và chấp nhận cơ sở vật chất con người.
Vậy nên, chủ trương đầu tư vào OceanBank là giải quyết hệ lụy chứ không phải là chủ trương ban đầu của PVN.
Đối với việc sai phạm bị cáo buộc là yêu cầu các thuộc cấp xác nhận khống, ông Thăng nói, tháng 3-2017 bị cáo có gọi điện thoại cho các thành viên Hội đồng thành viên nói về việc trước đây đã bàn bạc với nhau về việc góp vốn.
"Thời điểm đó là tháng 3-2017 lúc ấy bị cáo chưa bị khởi tố, do đó VKS cho rằng bị cáo che giấu hành vi sai là không đúng", ông Thăng nói.
Ông Thăng tiếp tục khẳng định việc đầu tư vào OceanBank là đúng chủ trương, đúng thủ tục. Bị cáo không chối tội, mong hội đồng xét xử xem xét.
Nói về công văn của Bộ Tài chính mà theo VKS thì công văn này yêu cầu PVN phải kiểm tra tình hình tài chính của OceanBank, ông Thăng cho rằng tại phiên tòa, đại diện Bộ Tài chính là trả lời Chính phủ và các bộ ngành khác.
Về cáo buộc ở lần góp vốn thứ 3 (100 tỉ đồng) vi phạm luật các tổ chức tín dụng, ông Đinh La Thăng nói rằng bản thân bị cáo biết rõ Luật các tổ chức tín dụng đã có hiệu lực pháp luật. Nhận thức của bị cáo là việc góp vốn này là không sai, bản thân bị cáo không chỉ đạo, không trực tiếp ký nghị quyết.
"VKS khẳng định bị cáo đã được báo cáo vụ việc là chưa chính xác vì thực tế bị cáo không thể nào chỉ đạo được", ông Thăng bào chữa.
Theo ông Thăng, từ tháng 3-2011 bị cáo đã chỉ đạo trong cuộc họp về việc giảm vốn góp vào OceanBank, như vậy thì không có lý do gì mà lại tiếp tục chỉ đạo góp vốn khi biết rõ Luật các tổ chức tín dụng đã có hiệu lực từ tháng 1-2011.
Luật này quy định các tổ chức là cổ đông của các ngân hàng thương mai không được nắm giữ vượt quá 15% vốn điều lệ của ngân hàng.
Lấy tiền đâu để bù cho ngân hàng?
Trong phần tự bào chữa của mình, ông Đinh La Thăng tiếp tục khẳng định sau khi góp vốn của OceanBank thì ngân này trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất và giá cổ phiếu đã tăng lên gấp đôi so với thời điểm PVN góp vốn.
Về việc bị mất tiền, ông Thăng cho rằng doanh nghiệp làm ăn có thua lỗ vì có những khoản kinh doanh không đạt hiệu quả. Cụ thể đến năm 2014 ngân hàng OceanBank kinh doanh khó khăn thì PVN và OceanBank đã có trích lập dự phòng.
Ông Thăng cũng cho rằng đồng nhất việc không thoái vốn được với việc đầu tư góp vốn là không đúng, vì khi đó PVN đã có lộ trình thoái vốn được Chính phủ đồng ý.
Việc ngân hàng Nhà nước quyết định mua 0 đồng 1 cổ phần đã gây ra thiệt thòi cho các cổ đông, bản thân ông Thăng cho rằng chính sách mua 0 đồng này là trái pháp luật, không đúng với việc phát triển nền kinh tế.
Thực tế, sau khi mua 0 đồng với OceanBank thì Chính phủ đã quyết định dừng việc mua ngân hàng 0 đồng vì việc mua này không đúng.
Giả sử việc mua 0 đồng này đúng, vậy thì Ngân hàng Nhà nước phải dùng tiền bù vào các khoản lỗ, thế thì lấy tiền ở đâu? Trong khi luật quy định không được sử dụng ngân sách nhà nước để bù lỗ cho doanh nghiệp.
"Do vậy, việc mua ngân hàng 0 đồng là nguyên nhân dẫn đến mất vốn, rồi Chính phủ không cho thoái vốn làm PVN mất 800 tỉ. Trách nhiệm này không thuộc về người khác", ông Thăng nói.
HOÀNG ĐIỆP
Báo Tuổi Trẻ
Báo Tuổi Trẻ
Relate Threads