Ông Đinh La Thăng có 'động cơ cá nhân' trong việc góp vốn vào OceanBank

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Cấp dưới can gián, cấp trên chưa đồng tình nhưng ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn dầu khí VN vẫn quyết góp vốn vào OceanBank.

Theo kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, ngày 17.9.2008, ông Đinh La Thăng, Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) đã có cuộc gặp với Hà Văn Thắm, Chủ tịch Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) tại trụ sở PVN (18 Láng Hạ, TP.Hà Nội), để bàn về việc PVN góp vốn vào OceanBank.

thay_ebkl_ykuw.jpg

Ông Đinh La Thăng có tình tiết tăng nặng cho hành vi cố ý làm trái khi chỉ đạo các đơn vị thành viên gửi tiền vào OceanBank
Một ngày sau, ngày 18.9.2008, ông Nguyễn Ngọc Sự, Phó tổng giám đốc PVN đã ký văn bản số 140 gửi ông Đinh La Thăng báo cáo kết quả đàm phán, kèm theo báo cáo đánh giá sơ bộ các chỉ tiêu tài chính OceanBank, trong đó nêu: ‘‘OceanBank là ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ vốn và tiềm lực tài chính thấp, trong bối cảnh hiện nay đang đứng trước khó khăn về huy động vốn...’’

Cùng ngày, mặc dù không tổ chức họp HĐQT, không lấy ý kiến HĐQT, ông Đinh La Thăng đã ký thỏa thuận góp vốn với Hà Văn Thắm.

Ngày 29.9.2008, ông Nguyễn Ngọc Sự ký tiếp văn bản số 146 gửi HĐQT PVN báo cáo bổ sung thêm tình trạng OceanBank: ‘‘Trong quý II 2008, OceanBank không tiếp tục trích lập dự phòng rủi ro tín dụng mặc dù các khoản vay dưới chuẩn gia tăng...Hiện nay OceanBank đang đứng trước bài toán toán nặng nề nhất về khả năng đứng vững và có thể phát triển trong giai đoạn thị trường tài chính tiền tệ có nhiều biến động’’. Ngày 30.9.2008, HĐQT PVN đã có cuộc họp có nội dung góp vốn nhưng không đề cập gì về khó khăn của OceaBank.

Tài liệu xác minh còn thể hiện, ngày 14.10.2008, Bộ Tài chính có công văn gửi Văn phòng Chính phủ và PVN về việc góp vốn mua cổ phần của PVN, trong đó có nêu: "Để đảm bảo tính hiệu quả, đề nghị PVN cần báo cáo rõ tình hình hoạt động của OceanBank, đặc biệt là danh mục cho vay, danh mục chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán, cũng như việc trích lập các khoản dự phòng cho hoạt động kinh doanh của OceanBank, xác định giá trị thực cổ phiếu của OceanBank để tránh rủi ro trước khi quyết định việc đầu tư. PVN chịu trách nhiệm về hiệu quả của hoạt động đầu tư này". Dù vậy, khi nhận được công văn này, ông Đinh La Thăng không chỉ đạo PVN thực hiện đúng theo nội dung của Bộ Tài chính.

Việc PVN góp vốn 800 tỉ đồng vào OceanBank được chia làm 3 lần tương ứng 20% vốn điều lệ của ngân hàng. Lần thứ nhất, góp 400 tỉ đồng, PVN đã ra nghị quyết góp vốn khi chưa có ý kiến của Thủ tướng. Lần 2 góp bổ sung 300 tỉ đồng, từ tháng 5.2010, ông Đinh La Thăng đã có bút phê ‘‘đồng ý tăng vốn’’ trên báo cáo của Ban Tổng giám đốc và Ban kiểm soát PVN về việc tăng vốn. Đến cuối tháng 5.2010, PVN đã có nghị quyết về việc chấp thuận phương án tăng vốn. Tuy nhiên, đến ngày 6.8.2010, ông Đinh La Thăng mới có văn bản 6873 gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị chấp thuận phương án bổ sung vốn góp. Ngày 7.10.2010, Văn phòng Chính phủ có công văn 7119 thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, nội dung: PVN rà soát tình hình triển khai thực hiện, cân đối vốn, trước hết đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho các ngành nghề kinh doanh chính, đặc biệt là các dự án trọng điểm dầu khí...Trường hợp khó khăn về vốn thì không nhất thiết nắm giữ 20% vốn tại OceanBank...

Lần góp vốn bổ sung thứ 3, 100 tỉ đồng vào tháng 5.211, ông Đinh La Thăng trình bày với cơ quan điều tra việc duy trì tỉ lệ góp vốn 20% tại OceanBank là sai theo điều 55 luật Các tổ chức tín dụng 2010. Tuy nhiên ông Thăng cho rằng, mình vô can bởi thời điểm này ông đi tiếp xúc cử tri ở Thanh Hóa nên đã ủy quyền cho ông Nguyễn Xuân Thắng, thành viên HĐTV ký vào nghị quyết góp vốn bổ sung.

Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Thắng khai: sau khi ông Thăng đi công tác về đã báo cáo lại nhưng ông Thăng không có ý kiến. Các tài liệu lưu trữ tại PVN cũng thể hiện việc này đã được báo cáo cho ông Đinh La Thăng, nhưng ông này không có ý kiến gì.

Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định: xuyên suốt từ khi ký thỏa thuận với Hà Văn Thắm, ông Đinh La Thăng không thông qua HĐQT; đồng ý chủ trương, ký ban hành Nghị quyết thực hiện các lần góp vốn và bổ sung vốn góp khi chưa có ý kiến của Thủ tướng... nên đã phạm vào tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Đáng chú ý, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho rằng sau khi ký thỏa thuận cổ đông chiến lược tại OceanBank, ông Đinh La Thăng với vai trò là Chủ tịch HĐQT/HĐTV PVN đã ký 2 văn bản 3405 ngày 13.5.2009 và văn bản 8436 ngày 17.9.2010 có nội dung mang tính chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị thành viên PVN và các nhà thầu dầu khí mở tài khoản, gửi tiền vào OceanBank. Trong thời gian 2009 - 2014 đã có 165 đơn vị thành viên PVN gửi tiền vào OceanBank với doanh số tiền gửi không kỳ hạn trung bình là 2,5 tỉ đồng và 74 triệu USD/tháng; doanh số tiền gửi có kỳ hạn là 16.000 -18.000 tỉ đồng và 100 triệu USD. Đây chính là một trong những nguyên nhân để xảy ra hành vi nhận tiền ngoài lãi suất tiền gửi trong nhiều năm, trong đó có 145 đơn vị của PVN nhận hơn 318 tỉ đồng, chưa kể số tiền 246 tỉ đồng Nguyễn Xuân Sơn nhận: ‘‘Sau khi ký các văn bản chỉ đạo, ông Đinh La Thăng không yêu cầu các đơn vị báo cáo kết quả thực hiện, cũng không có biện pháp kiểm tra đánh giá, chấn chỉnh kịp thời là có dấu hiệu của động cơ cá nhân và là tính tiết tăng nặng của hành vi làm trái’’, kết luận điều tra nêu rõ.

Thái Sơn
Báo Thanh Niên
 

Việc làm nổi bật

Top