Bị TAND TP Hà Nội kết án 13 năm tù về tội Cố ý làm trái, ông Đinh La Thăng đề nghị cấp phúc thẩm xem lại tội danh, cho rằng bản án chưa xem xét toàn diện với ông.
Sáng 7-5, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên toà xét xử phúc thẩm bị cáo Đinh La Thăng - nguyên chủ tịch HĐTV Tập đoàn dầu khi Việt Nam (PVN) và 11 bị cáo khác.
Trong vụ án này, bị cáo Đinh La Thăng bị TAND TP Hà Nội kết luận phạm tội cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng (gọi tắt là cố ý làm trái).
Nhóm 13 bị cáo bị tuyên tội cố ý làm trái gồm các bị cáo: Đinh La Thăng, Phùng Đình Thực, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Xuân Sơn, Ninh Văn Quỳnh, Lê Đình Mậu, Vũ Hồng Chương, Trần Văn Nguyên Nguyễn Ngọc Quý, Nguyễn Mạnh Tiến, Phạm Tiến Đạt và Trương Quốc Dũng.
Hai bị cáo bị hai tội danh cố ý làm trái, tham ô tài sản là: Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận.
Nhóm 8 bị cáo bị tuyên tội tham ô tài sản gồm: Nguyễn Anh Minh, Bùi Mạnh Hiển, Lương Văn Hoà, Nguyễn Thành Quỳnh, Lê Thị Anh Hoa, Nguyễn Đức Hưng, Lê Xuân Khánh và Nguyễn Lý Hải.
Có 12 bị cáo kháng cáo. Trong đó riêng Trịnh Xuân Thanh kháng cáo kêu oan.
Hai bị cáo Đinh La Thăng, Phùng Đình Thực xin xem lại toàn bộ bản án, còn lại xin giảm nhẹ hình phạt và mức bồi thường thiệt hại.Duy nhất một trường hợp xin giảm nhẹ hình phạt, mức bồi thường và cả án phí là bị cáo Trương Quốc Dũng - nguyên Phó tổng giám đốc PVC.
Lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp dẫn giải bị cáo tới tòa - Ảnh: GIA MINH
Khoảng 7h sáng, đoàn xe đặc chủng của lực lượng thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp đã dẫn giải các bị cáo tới trụ sở TAND Cấp cao tại Hà Nội.
Phía bên trong, các nhân viên kỹ thuật đang làm công tác chuẩn bị cho phiên toà. Bên ngoài trụ sở, rất nhiều phóng viên vẫn đứng chờ để được làm thủ tục vào tác nghiệp.
Bên ngoài trụ sở TAND Cấp cao tại Hà Nội - Ảnh: GIA MINH
Trịnh Xuân Thanh và con trai rút kháng cáo
Trong đơn kháng cáo kêu oan, bị cáo Trịnh Xuân Thanh viết: "Bản án của TAND TP Hà Nội là không đúng sự thật. Bị cáo bị oan sai, bị cáo không tham gia vào các hành ví cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản như kết luận của HĐXX phúc thẩm TAND TP Hà Nội. Đề nghị TAND Cấp cao tại Hà Nội xem xét lại toàn bộ trách nhiệm hình sự và dân sự của bị cáo".
Tuy nhiên, trước khi phiên toà phúc thẩm bắt đầu, bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã xin rút đơn kháng cáo.
Trịnh Hùng Cường (sinh năm 1992, con trai bị cáo Trịnh Xuân Thanh) kháng cáo xin trả lại tài sản bị kê biên trong phiên toà hôm nay cũng xin rút kháng cáo.
Chủ toạ phiên toà hỏi lại: "Anh có tự nguyện không? - Trịnh Hùng Cường xác định tự nguyện xin rút đơn.
Trước đó, ngày 22-1, TAND TP Hà Nội đã tuyên bản án đối với các bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm trong vụ án tham ô, cố ý làm trái xảy ra tại PVN và PVC.
Theo đó, tòa tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng 13 năm tù về tội cố ý làm trái.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh - nguyên chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc PVC - bị tuyên 14 năm tù về tội cố ý làm trái, tù chung thân về tội tham ô tài sản, tổng hợp hình phạt là tù chung thân.
1,2 tỉ USD, ký như trò đùa
Vào phần thẩm vấn, chủ toạ hỏi bị cáo Vũ Đức Thuận về việc nội dung kháng cáo, bị cáo Thuận trình bày xin giảm hình phạt cho cả hai tội, cả hình sự, trách nhiệm dân sự. Dù đơn chỉ xin giảm án hình sự, nhưng tại toà, bị cáo xin giảm cả bồi thường dân sự.
HĐXX hỏi về những sai phạm đã thực hiện, bị cáo Thuận trình bày: "Khi bị cáo được HĐQT đồng ý cho ký Hợp đồng số 33, ngay sau đó PVC có công văn xin tạm ứng tiền. Hợp đồng không có điều 14, không có phụ lục, thiết kế kỹ thuật chưa có, hồ sơ theo yêu cầu cũng chưa có, đề xuất phương án chi tiết chưa có".
Chủ toạ hỏi: "Thiếu thế mà ký thì có nhận thức là sai không?".
"Có biết, nhưng lúc đó ký thì tạo việc làm cho cán bộ công nhân viên cho Tổng Công ty làm trong mấy năm. Bị cáo là TGĐ, được giao thì ký. PVC ký Hợp đồng thì được tạm ứng tiền để trả ngân hàng, lúc đó số nợ đã khoảng 800 tỉ đồng. HĐ ký tạm ứng 6%, trong tổng số tạm tính 1,2 tỉ USD. Do hồ sơ chưa đầy đủ nên chỉ tạm tính chứ không có con số chi tiết".
Chủ toạ hỏi: Khi chưa thay đổi công nghệ, hồ sơ và các điều kiện đều không đủ mà đã được ký. Trong khi nếu đổi công nghệ lò đứng của Trung Quốc, càng không đủ hồ sơ thiết kế, công nghệ để ký, vì sao vẫn ký?
"Lúc đó bị cáo nghĩ quyết định là do chủ đầu tư đưa ra, bị cáo là được mời ký thì ký thôi (cười). Hợp đồng chưa đầy đủ, chưa có căn cứ pháp lý nhưng vẫn đề nghị tạm ứng là sai, bị cáo biết như vậy. Nhưng việc làm của bị cáo là không có tư lợi, chỉ làm tốt cho Công ty. Bị cáo là Giám đốc làm thuê, thấy có lợi cho doanh nghiệp thì làm thôi".
Chủ toạ hỏi bị cáo có biết đây là công trình trọng điểm quốc gia không, vì sao biết sai hàng loạt vẫn thực hiện? – tới đây âm thanh bị tắt, dù trên hình ảnh, phiên toà vẫn tiếp tục nhưng âm thanh bị mất trong khoảng 20 phút còn lại của phiên toà buổi sáng.
Bị cáo Vũ Đức Thuận trả lời thẩm vấn của tòa - Ảnh: GIA MINH
Phiên toà sẽ tiếp tục vào chiều nay.
Phiên toà thu hút sự chú ý của nhiều người, trong đó có cả các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài và báo chí quốc tế
Ông Đinh La Thăng đề nghị xem xét lại tội danh
Trong đơn kháng cáo, ông Thăng nói: "Ngày 22-1-2018, HĐXX sơ thẩm TAND TP.HN tuyên phạt bị cáo 13 năm tù về tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, phải liên đời bồi thường số tiền 30 tỉ đồng cho PVN.
Bản thân tôi nhận thấy bản án sơ thẩm nói trên chưa xem xét đày đủ, toàn diện, khách quan và giới hạn phạm vi, trách nhiệm của tôi, cũng như dựa vào kết quả giám định thiệt hại của vụ án chưa đảm bảo căn cứ pháp lý, dẫn đến việc đánh giá về vai trò, trách nhiệm của tôi chưa phù hợp, công bằng, quyết định mức hình phạt quá nghiêm khắc.
Trong suốt quá trình điều tra và tại phiên toà, tôi đã thành tâm thừa nhận trách nhiệm của mình với tư cách là Chủ tịch HĐTV của PVN, nhưng cũng chưa được HĐXX đánh giá, xem xét một cách thoả đáng.
Tôi đề nghị TAND Cấp cao tại HN xem lại tội danh, hình phạt đối với tôi và mức liên đới bồi thường theo trình tự phúc thẩm cho phù hợp với bản chất vụ án, vai trò, trách nhiệm của cá nhân tôi, thực hiện chính sách nhân đạo và khoan hồng của Đảng, Nhà nước".
Trước đó, TAND TP Hà Nội đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt các bị cáo mức án như sau:
GIA MINH
Báo Tuổi Trẻ
Sáng 7-5, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên toà xét xử phúc thẩm bị cáo Đinh La Thăng - nguyên chủ tịch HĐTV Tập đoàn dầu khi Việt Nam (PVN) và 11 bị cáo khác.
Trong vụ án này, bị cáo Đinh La Thăng bị TAND TP Hà Nội kết luận phạm tội cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng (gọi tắt là cố ý làm trái).
Nhóm 13 bị cáo bị tuyên tội cố ý làm trái gồm các bị cáo: Đinh La Thăng, Phùng Đình Thực, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Xuân Sơn, Ninh Văn Quỳnh, Lê Đình Mậu, Vũ Hồng Chương, Trần Văn Nguyên Nguyễn Ngọc Quý, Nguyễn Mạnh Tiến, Phạm Tiến Đạt và Trương Quốc Dũng.
Hai bị cáo bị hai tội danh cố ý làm trái, tham ô tài sản là: Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận.
Nhóm 8 bị cáo bị tuyên tội tham ô tài sản gồm: Nguyễn Anh Minh, Bùi Mạnh Hiển, Lương Văn Hoà, Nguyễn Thành Quỳnh, Lê Thị Anh Hoa, Nguyễn Đức Hưng, Lê Xuân Khánh và Nguyễn Lý Hải.
Có 12 bị cáo kháng cáo. Trong đó riêng Trịnh Xuân Thanh kháng cáo kêu oan.
Hai bị cáo Đinh La Thăng, Phùng Đình Thực xin xem lại toàn bộ bản án, còn lại xin giảm nhẹ hình phạt và mức bồi thường thiệt hại.Duy nhất một trường hợp xin giảm nhẹ hình phạt, mức bồi thường và cả án phí là bị cáo Trương Quốc Dũng - nguyên Phó tổng giám đốc PVC.
Lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp dẫn giải bị cáo tới tòa - Ảnh: GIA MINH
Phía bên trong, các nhân viên kỹ thuật đang làm công tác chuẩn bị cho phiên toà. Bên ngoài trụ sở, rất nhiều phóng viên vẫn đứng chờ để được làm thủ tục vào tác nghiệp.
Bên ngoài trụ sở TAND Cấp cao tại Hà Nội - Ảnh: GIA MINH
Trong đơn kháng cáo kêu oan, bị cáo Trịnh Xuân Thanh viết: "Bản án của TAND TP Hà Nội là không đúng sự thật. Bị cáo bị oan sai, bị cáo không tham gia vào các hành ví cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản như kết luận của HĐXX phúc thẩm TAND TP Hà Nội. Đề nghị TAND Cấp cao tại Hà Nội xem xét lại toàn bộ trách nhiệm hình sự và dân sự của bị cáo".
Tuy nhiên, trước khi phiên toà phúc thẩm bắt đầu, bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã xin rút đơn kháng cáo.
Trịnh Hùng Cường (sinh năm 1992, con trai bị cáo Trịnh Xuân Thanh) kháng cáo xin trả lại tài sản bị kê biên trong phiên toà hôm nay cũng xin rút kháng cáo.
Chủ toạ phiên toà hỏi lại: "Anh có tự nguyện không? - Trịnh Hùng Cường xác định tự nguyện xin rút đơn.
Trước đó, ngày 22-1, TAND TP Hà Nội đã tuyên bản án đối với các bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm trong vụ án tham ô, cố ý làm trái xảy ra tại PVN và PVC.
Theo đó, tòa tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng 13 năm tù về tội cố ý làm trái.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh - nguyên chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc PVC - bị tuyên 14 năm tù về tội cố ý làm trái, tù chung thân về tội tham ô tài sản, tổng hợp hình phạt là tù chung thân.
1,2 tỉ USD, ký như trò đùa
Vào phần thẩm vấn, chủ toạ hỏi bị cáo Vũ Đức Thuận về việc nội dung kháng cáo, bị cáo Thuận trình bày xin giảm hình phạt cho cả hai tội, cả hình sự, trách nhiệm dân sự. Dù đơn chỉ xin giảm án hình sự, nhưng tại toà, bị cáo xin giảm cả bồi thường dân sự.
HĐXX hỏi về những sai phạm đã thực hiện, bị cáo Thuận trình bày: "Khi bị cáo được HĐQT đồng ý cho ký Hợp đồng số 33, ngay sau đó PVC có công văn xin tạm ứng tiền. Hợp đồng không có điều 14, không có phụ lục, thiết kế kỹ thuật chưa có, hồ sơ theo yêu cầu cũng chưa có, đề xuất phương án chi tiết chưa có".
Chủ toạ hỏi: "Thiếu thế mà ký thì có nhận thức là sai không?".
"Có biết, nhưng lúc đó ký thì tạo việc làm cho cán bộ công nhân viên cho Tổng Công ty làm trong mấy năm. Bị cáo là TGĐ, được giao thì ký. PVC ký Hợp đồng thì được tạm ứng tiền để trả ngân hàng, lúc đó số nợ đã khoảng 800 tỉ đồng. HĐ ký tạm ứng 6%, trong tổng số tạm tính 1,2 tỉ USD. Do hồ sơ chưa đầy đủ nên chỉ tạm tính chứ không có con số chi tiết".
Chủ toạ hỏi: Khi chưa thay đổi công nghệ, hồ sơ và các điều kiện đều không đủ mà đã được ký. Trong khi nếu đổi công nghệ lò đứng của Trung Quốc, càng không đủ hồ sơ thiết kế, công nghệ để ký, vì sao vẫn ký?
"Lúc đó bị cáo nghĩ quyết định là do chủ đầu tư đưa ra, bị cáo là được mời ký thì ký thôi (cười). Hợp đồng chưa đầy đủ, chưa có căn cứ pháp lý nhưng vẫn đề nghị tạm ứng là sai, bị cáo biết như vậy. Nhưng việc làm của bị cáo là không có tư lợi, chỉ làm tốt cho Công ty. Bị cáo là Giám đốc làm thuê, thấy có lợi cho doanh nghiệp thì làm thôi".
Chủ toạ hỏi bị cáo có biết đây là công trình trọng điểm quốc gia không, vì sao biết sai hàng loạt vẫn thực hiện? – tới đây âm thanh bị tắt, dù trên hình ảnh, phiên toà vẫn tiếp tục nhưng âm thanh bị mất trong khoảng 20 phút còn lại của phiên toà buổi sáng.
Bị cáo Vũ Đức Thuận trả lời thẩm vấn của tòa - Ảnh: GIA MINH
Phiên toà thu hút sự chú ý của nhiều người, trong đó có cả các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài và báo chí quốc tế
Trong đơn kháng cáo, ông Thăng nói: "Ngày 22-1-2018, HĐXX sơ thẩm TAND TP.HN tuyên phạt bị cáo 13 năm tù về tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, phải liên đời bồi thường số tiền 30 tỉ đồng cho PVN.
Bản thân tôi nhận thấy bản án sơ thẩm nói trên chưa xem xét đày đủ, toàn diện, khách quan và giới hạn phạm vi, trách nhiệm của tôi, cũng như dựa vào kết quả giám định thiệt hại của vụ án chưa đảm bảo căn cứ pháp lý, dẫn đến việc đánh giá về vai trò, trách nhiệm của tôi chưa phù hợp, công bằng, quyết định mức hình phạt quá nghiêm khắc.
Trong suốt quá trình điều tra và tại phiên toà, tôi đã thành tâm thừa nhận trách nhiệm của mình với tư cách là Chủ tịch HĐTV của PVN, nhưng cũng chưa được HĐXX đánh giá, xem xét một cách thoả đáng.
Tôi đề nghị TAND Cấp cao tại HN xem lại tội danh, hình phạt đối với tôi và mức liên đới bồi thường theo trình tự phúc thẩm cho phù hợp với bản chất vụ án, vai trò, trách nhiệm của cá nhân tôi, thực hiện chính sách nhân đạo và khoan hồng của Đảng, Nhà nước".
Trước đó, TAND TP Hà Nội đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt các bị cáo mức án như sau:
GIA MINH
Báo Tuổi Trẻ
Relate Threads