Là doanh nghiệp (DN) đầy triển vọng về xây lắp dầu khí, PVC được giao đảm nhiệm thi công hàng loạt dự án lớn. Tuy nhiên, do những “nước cờ” sai lầm đầy tai hại của ông Trịnh Xuân Thanh cùng dàn lãnh đạo PVC đã khiến DN này phải đứng trước bờ vực phá sản năm 2013 chỉ trong một thời gian rất ngắn.
Thua lỗ vì chủ quan
Từng là “con cưng” của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) được giao đảm nhiệm thi công hàng loạt dự án lớn như Nhiệt điện Thái Bình 2, Nhiệt điện Vũng Áng, Ethanol Phú Thọ, Giàn khoan Dung Quất, Lọc dầu Nghi Sơn…
Từ một công ty với 150 tỷ đồng vốn điều lệ vào năm 2008, quy mô PVC liên tục phình to vào năm 2010 với 2.500 tỷ đồng vốn điều lệ và 4.000 tỷ đồng vào đầu năm 2012.
Do đó, việc PVC có những bước phát triển về sản xuất kinh doanh có thể coi là “đương nhiên” nếu như chỉ tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính, “một nghề cho chín” để tận dụng tối đa các lợi thế của mình.
Thế nhưng, ông Trịnh Xuân Thanh và dàn lãnh đạo PVC đã có những “nước cờ” sai lầm tai hại, từ đó đã bẻ ngoặt triển vọng của tổng công ty này chỉ trong thời gian rất ngắn.
Trong báo cáo của ông Bùi Ngọc Thắng, người kế nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch HĐQT PVC từ tháng 9/2013 có phân tích, để PVC đứng trước bờ vực phá sản, nguyên nhân chủ quan là chủ yếu - mà trước hết là sai lầm về chiến lược.
Cụ thể, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con nhưng công ty mẹ không tập trung nâng cao năng lực quản trị và năng lực thi công xây lắp, phát triển đội ngũ chuyên gia và công nhân tay nghề cao mà lại chỉ tập trung đầu tư tài chính, thu phí quản lý từ các dự án, công trình được giao. Vì vậy, không có yếu tố phát triển bền vững, hoàn toàn đựa vào các công ty con, công ty liên kết, công ty đầu tư tài chính.
“Phần lớn các công ty này không tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng của công ty mẹ, không xây dựng bộ máy quản trị, chiến lược kinh doanh chung nên không những không đóng góp cho công ty mẹ, kể cả cổ tức, mà còn làm phát sinh thêm nghĩa vụ pháp lý, tài chính, ảnh hưởng đến uy tín công ty mẹ, gây thua lỗ về tài chính cho công ty mẹ”, ông Thắng chua chát báo cáo.
Thua lỗ của PVC được ông Thắng khẳng định, chủ yếu là do không tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực trong quản trị DN, quản lý tài chính, quản trị rủi ro trong tất cả các khâu. Bộ máy kiểm tra, giám sát, hậu giám sát từ công ty mẹ đến các ban điều hành dự án, các công ty con/liên kết/đầu tư tài chính thiếu nghiêm túc, hoạt động yếu kém.
Thế nhưng, sau những bết bát kể trên, phần kiến nghị của PVC lên cấp trên hầu như chỉ đề cập đến việc “xin” thêm cơ chế, “xin” thêm hỗ trợ chứ không có ý kiến đến việc yêu cầu các lãnh đạo đơn vị để xảy ra thua lỗ, thất thoát phải đền bù hay thậm chí là chịu trách nhiệm khiển trách, kỷ luật...
Đổ gần 3.400 tỷ đồng vào hơn 40 công ty
Trong biên bản kiểm tra đối với PVC của Đoàn kiểm tra của PVN vào tháng 7/2013 cũng cho biết, tính đến thời điểm 31/12/2012, tổng vốn đầu tư ra ngoài DN của Công ty mẹ PVC là 3.370,6 tỷ đồng tại 41 công ty. Thế nhưng, kết quả kinh doanh tại 15 công ty con thì đã có đến 10 công ty báo lỗ và chỉ có 5 công ty kinh doanh có lợi nhuận; 4/8 công ty liên doanh, liên kết lỗ...
Với diễn biến của năm 2012, lúc đó, đoàn thanh tra của PVN đã đưa ra đánh giá, hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013 của công ty mẹ khó khăn hơn nữa và số lỗ không dừng ở con số 1.368,6 tỷ đồng.
Đáng chú ý là trong báo cáo này có cho biết: “Người đại diện Tập đoàn tại PVC chưa xác định được trách nhiệm tập thể và cá nhân có liên quan đến tồn tại trong công tác quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh từ 30/6/2012 trở về trước”. Đoàn kiểm tra của PVN lúc đó cũng đã đưa ra yêu cầu người đại diện tập đoàn tại PVC phải “nghiêm túc kiểm điểm, xác định trách nhiệm tập thể và cá nhân có liên quan đến các tồn tại nêu tại biên bản kiểm tra năm 2012”.
Quay ngược thời gian về trước đó thì thấy rằng, sự không chuyên tâm vào lĩnh vực kinh doanh chính đã có “mầm mống” tại PVC từ trước năm 2010. Đầu năm 2009, PVN ra chỉ thị về việc chấn chỉnh hoạt động tại PVC. Đáng nói là Chỉ thị này yêu cầu các cán bộ lãnh đạo của PVC có thái độ nghiêm túc, cầu thị tiếp thu các kiến nghị của Đoàn kiểm tra tập đoàn để chỉ đạo PVC và các đơn vị thành viên không lặp lại các sai sót trong thời gian tới.
Lúc đó, PVC đã được yêu cầu phải chấm dứt việc cho vay và thu lãi tiền sử dụng vốn của đơn vị thành viên và phải hoàn trả các đơn vị thành viên khoản tiền thu lãi sử dụng vốn trong năm 2008 không có hợp đồng.
Chỉ thị này cũng lưu ý PVC đối chiếu xử lý công nợ, đặc biệt là công nợ tồn đọng, không để bị chiếm dụng vốn, thực hiện đúng quy định trong tạm ứng cá nhân; tăng cường quản lý sử dụng vốn tại đơn vị đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả cao.
Hay nói cách khác, kể cả khi đã có cảnh báo từ xa, nhưng lãnh đạo PVC mà đứng đầu là ông Trịnh Xuân Thanh vẫn làm ngơ và đâm đầu vào hoạt động tài chính, vốn không phải là thế mạnh và nhiệm vụ chính của tổng công ty này.
Huân chương, danh hiệu chỉ để “làm màu” cho lãnh đạo?
Một điểm đáng chú ý khác tại PVC đó là ngay trước thời điểm lao dốc không phanh, PVC đã được tặng thưởng Huân chương Lao động trong 2 năm liền (2009-2010) và phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (năm 2011).
Theo giải thích của ông Kiều Sơn – Vụ trưởng Vụ nghiên cứu tổng hợp, Ban Thi đua khen thưởng Trung ương: danh hiệu Anh hùng lao động của PVC được xem xét dựa vào thành tích của đơn vị trong 10 năm, từ năm 1999 đến 2009.
Còn Huân chương hạng hai được dựa vào thành tích trong 5 năm, từ 2004 – 2009. Huân chương hạng nhất là khen thưởng theo thành tích đột xuất là PVC thi công giàn khoan Dung Quất ở ngoài biển rất khó khăn, nhưng tổng công ty này đã hoàn thành được nhiệm vụ.
Cũng theo ông Sơn, Huân chương Lao động cho PVC do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đề xuất và danh hiệu Anh Hùng Lao động do cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng ký văn bản đề xuất.
Dù việc khen thưởng có đúng quy trình và nguyên tắc thì dư luận cũng không khỏi băn khoăn, khi những quyết định khen thưởng trên chẳng nhưng không khích lệ được các lãnh đạo PVC làm tốt hơn công việc của mình, chèo lái con thuyền DN vững vàng hơn, mà ngược lại, trong khi DN lao đao để tồn tại thì người đứng đầu lại có thêm thành tích bổ sung vào hồ sơ cá nhân, an toàn cập bến mới!
Thua lỗ vì chủ quan
Từng là “con cưng” của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) được giao đảm nhiệm thi công hàng loạt dự án lớn như Nhiệt điện Thái Bình 2, Nhiệt điện Vũng Áng, Ethanol Phú Thọ, Giàn khoan Dung Quất, Lọc dầu Nghi Sơn…
Từ một công ty với 150 tỷ đồng vốn điều lệ vào năm 2008, quy mô PVC liên tục phình to vào năm 2010 với 2.500 tỷ đồng vốn điều lệ và 4.000 tỷ đồng vào đầu năm 2012.
Thế nhưng, ông Trịnh Xuân Thanh và dàn lãnh đạo PVC đã có những “nước cờ” sai lầm tai hại, từ đó đã bẻ ngoặt triển vọng của tổng công ty này chỉ trong thời gian rất ngắn.
Trong báo cáo của ông Bùi Ngọc Thắng, người kế nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch HĐQT PVC từ tháng 9/2013 có phân tích, để PVC đứng trước bờ vực phá sản, nguyên nhân chủ quan là chủ yếu - mà trước hết là sai lầm về chiến lược.
Cụ thể, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con nhưng công ty mẹ không tập trung nâng cao năng lực quản trị và năng lực thi công xây lắp, phát triển đội ngũ chuyên gia và công nhân tay nghề cao mà lại chỉ tập trung đầu tư tài chính, thu phí quản lý từ các dự án, công trình được giao. Vì vậy, không có yếu tố phát triển bền vững, hoàn toàn đựa vào các công ty con, công ty liên kết, công ty đầu tư tài chính.
“Phần lớn các công ty này không tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng của công ty mẹ, không xây dựng bộ máy quản trị, chiến lược kinh doanh chung nên không những không đóng góp cho công ty mẹ, kể cả cổ tức, mà còn làm phát sinh thêm nghĩa vụ pháp lý, tài chính, ảnh hưởng đến uy tín công ty mẹ, gây thua lỗ về tài chính cho công ty mẹ”, ông Thắng chua chát báo cáo.
Thua lỗ của PVC được ông Thắng khẳng định, chủ yếu là do không tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực trong quản trị DN, quản lý tài chính, quản trị rủi ro trong tất cả các khâu. Bộ máy kiểm tra, giám sát, hậu giám sát từ công ty mẹ đến các ban điều hành dự án, các công ty con/liên kết/đầu tư tài chính thiếu nghiêm túc, hoạt động yếu kém.
Thế nhưng, sau những bết bát kể trên, phần kiến nghị của PVC lên cấp trên hầu như chỉ đề cập đến việc “xin” thêm cơ chế, “xin” thêm hỗ trợ chứ không có ý kiến đến việc yêu cầu các lãnh đạo đơn vị để xảy ra thua lỗ, thất thoát phải đền bù hay thậm chí là chịu trách nhiệm khiển trách, kỷ luật...
Đổ gần 3.400 tỷ đồng vào hơn 40 công ty
Trong biên bản kiểm tra đối với PVC của Đoàn kiểm tra của PVN vào tháng 7/2013 cũng cho biết, tính đến thời điểm 31/12/2012, tổng vốn đầu tư ra ngoài DN của Công ty mẹ PVC là 3.370,6 tỷ đồng tại 41 công ty. Thế nhưng, kết quả kinh doanh tại 15 công ty con thì đã có đến 10 công ty báo lỗ và chỉ có 5 công ty kinh doanh có lợi nhuận; 4/8 công ty liên doanh, liên kết lỗ...
Với diễn biến của năm 2012, lúc đó, đoàn thanh tra của PVN đã đưa ra đánh giá, hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013 của công ty mẹ khó khăn hơn nữa và số lỗ không dừng ở con số 1.368,6 tỷ đồng.
Đáng chú ý là trong báo cáo này có cho biết: “Người đại diện Tập đoàn tại PVC chưa xác định được trách nhiệm tập thể và cá nhân có liên quan đến tồn tại trong công tác quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh từ 30/6/2012 trở về trước”. Đoàn kiểm tra của PVN lúc đó cũng đã đưa ra yêu cầu người đại diện tập đoàn tại PVC phải “nghiêm túc kiểm điểm, xác định trách nhiệm tập thể và cá nhân có liên quan đến các tồn tại nêu tại biên bản kiểm tra năm 2012”.
Quay ngược thời gian về trước đó thì thấy rằng, sự không chuyên tâm vào lĩnh vực kinh doanh chính đã có “mầm mống” tại PVC từ trước năm 2010. Đầu năm 2009, PVN ra chỉ thị về việc chấn chỉnh hoạt động tại PVC. Đáng nói là Chỉ thị này yêu cầu các cán bộ lãnh đạo của PVC có thái độ nghiêm túc, cầu thị tiếp thu các kiến nghị của Đoàn kiểm tra tập đoàn để chỉ đạo PVC và các đơn vị thành viên không lặp lại các sai sót trong thời gian tới.
Lúc đó, PVC đã được yêu cầu phải chấm dứt việc cho vay và thu lãi tiền sử dụng vốn của đơn vị thành viên và phải hoàn trả các đơn vị thành viên khoản tiền thu lãi sử dụng vốn trong năm 2008 không có hợp đồng.
Chỉ thị này cũng lưu ý PVC đối chiếu xử lý công nợ, đặc biệt là công nợ tồn đọng, không để bị chiếm dụng vốn, thực hiện đúng quy định trong tạm ứng cá nhân; tăng cường quản lý sử dụng vốn tại đơn vị đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả cao.
Hay nói cách khác, kể cả khi đã có cảnh báo từ xa, nhưng lãnh đạo PVC mà đứng đầu là ông Trịnh Xuân Thanh vẫn làm ngơ và đâm đầu vào hoạt động tài chính, vốn không phải là thế mạnh và nhiệm vụ chính của tổng công ty này.
Huân chương, danh hiệu chỉ để “làm màu” cho lãnh đạo?
Một điểm đáng chú ý khác tại PVC đó là ngay trước thời điểm lao dốc không phanh, PVC đã được tặng thưởng Huân chương Lao động trong 2 năm liền (2009-2010) và phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (năm 2011).
Theo giải thích của ông Kiều Sơn – Vụ trưởng Vụ nghiên cứu tổng hợp, Ban Thi đua khen thưởng Trung ương: danh hiệu Anh hùng lao động của PVC được xem xét dựa vào thành tích của đơn vị trong 10 năm, từ năm 1999 đến 2009.
Còn Huân chương hạng hai được dựa vào thành tích trong 5 năm, từ 2004 – 2009. Huân chương hạng nhất là khen thưởng theo thành tích đột xuất là PVC thi công giàn khoan Dung Quất ở ngoài biển rất khó khăn, nhưng tổng công ty này đã hoàn thành được nhiệm vụ.
Cũng theo ông Sơn, Huân chương Lao động cho PVC do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đề xuất và danh hiệu Anh Hùng Lao động do cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng ký văn bản đề xuất.
Dù việc khen thưởng có đúng quy trình và nguyên tắc thì dư luận cũng không khỏi băn khoăn, khi những quyết định khen thưởng trên chẳng nhưng không khích lệ được các lãnh đạo PVC làm tốt hơn công việc của mình, chèo lái con thuyền DN vững vàng hơn, mà ngược lại, trong khi DN lao đao để tồn tại thì người đứng đầu lại có thêm thành tích bổ sung vào hồ sơ cá nhân, an toàn cập bến mới!
Bích Diệp - Báo Dân Trí
Relate Threads