Liệu một Tổ chức Các nước Xuất khẩu Khí đốt (OGEC) có được thành lập để thay thế OPEC? Câu trả lời này vẫn còn bỏ ngỏ.
Giám đốc điều hành (CEO) của hãng Rosneft, ông Igor Sechin cho rằng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã không còn vị thế trên thị trường dầu hiện nay.
Theo đó, ông Sechin cho rằng thị trường dầu mỏ hiện nay sẽ được điều chỉnh chủ yếu bởi tình hình đầu tư tài chính, công nghệ kỹ thuật và những quy định liên quan đến ngành năng lượng hơn là bởi các quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC.
Trên thị trường dầu mỏ hiện nay, Nga và OPEC vốn là đối thủ nhưng cũng là đồng minh khi ngành khai thác dầu đá phiến tại Mỹ bùng nổ, đe dọa vị thế của 2 ông lớn trên. Đây là lý do khiến 2 nhà sản xuất dẩu mỏ hàng đầu thế giới trên gia tăng sản lượng để giành thị phần.
Hậu quả của hành động trên là thị trường tràn ngập dầu mỏ, trong khi nhu cầu dầu của những nước tiêu thụ hàng đầu như Trung Quốc lại suy giảm, qua đó khiến giá dầu giảm mạnh.
Đầu năm nay, phía Nga đã cố gắng thực hiện một cuộc đàm phàn với OPEC nhằm kìm hãm sản lượng và hỗ trợ giá dầu. Hầu hết những thành viên trong OPEC đã đồng ý với đề nghị trên, nhưng nước có tiếng nói nhất là Ả Rập Xê Út lại không đồng ý và hệ quả là Iran, vốn đã được dỡ bỏ lệnh cấm vận và có tham vọng khôi phục lại thị phần dầu mỏ cũng từ chối tham gia kế hoạch trên.
Phía Ả Rập Xê Út cho rằng họ có thể chờ giá dầu tăng trở lại mà không cần can thiệp sản lượng quá sớm. Tuy nhiên, quan điểm này không được phía Nga hài lòng bởi dự trữ ngoại hối của Ả Rập Xê Út nhiều hơn Nga.
Hơn nữa, chính quyền Riyadh cũng đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm chuyển hướng nền kinh tế vốn đang phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ, qua đó làm xói mòn những ưu tiên cho hỗ trợ giá dầu.
Trước đây, Ả Rập Xê Út luôn sử dụng ảnh hưởng của mình để định hướng cho các động thái cắt giảm hay gia tăng sản lượng của OPEC, qua đó điều khiển những quốc gia xuất khẩu dầu thành viên nhỏ hơn. Tuy nhiên, chiến dịch tăng cường sản lượng và đè bẹp ngành sản xuất dầu đá phiến của OPEC đã không thực sự đem lại chiến thắng hoàn toàn cho họ.
Giá dầu vẫn không tăng mạnh sau khi ngành khai thác dầu đá phiến của Mỹ chịu thua, thậm chí nhiều công ty khai thác dầu đá phiến vẫn còn cầm cự và tiếp tục hoạt động.
Rõ ràng, Ả Rập Xê Út hiểu rằng OPEC không còn có vị thế như trước khi các quyết định về sản lượng của tổ chức này không đem lại được hiệu quả mong muốn như trước đây.
Mới đây, Công ty quốc doanh Aramco của Ả Rập Xê Út đang có kế hoạch tăng sản lượng khai thác khí đốt lên gấp 3 lần trong 10 năm tới. Có vẻ Ả Rập Xê Út đang đánh cược vào khí đốt khi nguồn năng lượng này được cho là sạch so với dầu mỏ.
Hơn nữa, nền kinh tế toàn cầu rồi sẽ hồi phục sau khủng hoảng và điều này chắc chắn sẽ khiến nhu cầu khí đốt, vốn dùng cho sưởi ấm hay các hoạt động sản xuất, tăng trưởng nhanh chóng.
Trong bản báo cáo tầm nhìn kinh tế 2030, Ả Rập Xê Út cho biết sẽ thoát khỏi tình trạng kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ. Nói cách khác, đến năm 2030 quốc gia này không còn cần OPEC như trước đây nữa.
Tất nhiên, nếu quốc gia sản xuất dầu lớn nhất trong OPEC không còn cần tổ chức này nữa thì nhiều khả năng các nước thành viên khác cũng “tan đàn xẻ nghé”.
Mặc dù có thể OPEC sẽ không còn khi Ả Rập Xê Út thoát khỏi ngành dầu mỏ vào năm 2030, nhưng đây chưa chắc đã là tin tốt với Nga bởi cường quốc này cũng có nguồn thu lớn từ khí đốt. Trong tương lai, rất có thể Ả Rập Xê Út sẽ trở thành đối thủ với Nga hay Iran trên thị trường khí đốt khi loại năng lượng này ngày càng được sử dụng nhiều hơn.
Liệu một Tổ chức Các nước Xuất khẩu Khí đốt (OGEC) có được thành lập để thay thế OPEC? Câu trả lời này vẫn còn bỏ ngỏ.
Dẫu vậy, rõ ràng rằng OPEC hiện đã không còn là OPEC của trước đây.
Giám đốc điều hành (CEO) của hãng Rosneft, ông Igor Sechin cho rằng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã không còn vị thế trên thị trường dầu hiện nay.
Theo đó, ông Sechin cho rằng thị trường dầu mỏ hiện nay sẽ được điều chỉnh chủ yếu bởi tình hình đầu tư tài chính, công nghệ kỹ thuật và những quy định liên quan đến ngành năng lượng hơn là bởi các quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC.
Hậu quả của hành động trên là thị trường tràn ngập dầu mỏ, trong khi nhu cầu dầu của những nước tiêu thụ hàng đầu như Trung Quốc lại suy giảm, qua đó khiến giá dầu giảm mạnh.
Đầu năm nay, phía Nga đã cố gắng thực hiện một cuộc đàm phàn với OPEC nhằm kìm hãm sản lượng và hỗ trợ giá dầu. Hầu hết những thành viên trong OPEC đã đồng ý với đề nghị trên, nhưng nước có tiếng nói nhất là Ả Rập Xê Út lại không đồng ý và hệ quả là Iran, vốn đã được dỡ bỏ lệnh cấm vận và có tham vọng khôi phục lại thị phần dầu mỏ cũng từ chối tham gia kế hoạch trên.
Phía Ả Rập Xê Út cho rằng họ có thể chờ giá dầu tăng trở lại mà không cần can thiệp sản lượng quá sớm. Tuy nhiên, quan điểm này không được phía Nga hài lòng bởi dự trữ ngoại hối của Ả Rập Xê Út nhiều hơn Nga.
Hơn nữa, chính quyền Riyadh cũng đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm chuyển hướng nền kinh tế vốn đang phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ, qua đó làm xói mòn những ưu tiên cho hỗ trợ giá dầu.
Trước đây, Ả Rập Xê Út luôn sử dụng ảnh hưởng của mình để định hướng cho các động thái cắt giảm hay gia tăng sản lượng của OPEC, qua đó điều khiển những quốc gia xuất khẩu dầu thành viên nhỏ hơn. Tuy nhiên, chiến dịch tăng cường sản lượng và đè bẹp ngành sản xuất dầu đá phiến của OPEC đã không thực sự đem lại chiến thắng hoàn toàn cho họ.
Giá dầu vẫn không tăng mạnh sau khi ngành khai thác dầu đá phiến của Mỹ chịu thua, thậm chí nhiều công ty khai thác dầu đá phiến vẫn còn cầm cự và tiếp tục hoạt động.
Rõ ràng, Ả Rập Xê Út hiểu rằng OPEC không còn có vị thế như trước khi các quyết định về sản lượng của tổ chức này không đem lại được hiệu quả mong muốn như trước đây.
Mới đây, Công ty quốc doanh Aramco của Ả Rập Xê Út đang có kế hoạch tăng sản lượng khai thác khí đốt lên gấp 3 lần trong 10 năm tới. Có vẻ Ả Rập Xê Út đang đánh cược vào khí đốt khi nguồn năng lượng này được cho là sạch so với dầu mỏ.
Hơn nữa, nền kinh tế toàn cầu rồi sẽ hồi phục sau khủng hoảng và điều này chắc chắn sẽ khiến nhu cầu khí đốt, vốn dùng cho sưởi ấm hay các hoạt động sản xuất, tăng trưởng nhanh chóng.
Trong bản báo cáo tầm nhìn kinh tế 2030, Ả Rập Xê Út cho biết sẽ thoát khỏi tình trạng kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ. Nói cách khác, đến năm 2030 quốc gia này không còn cần OPEC như trước đây nữa.
Tất nhiên, nếu quốc gia sản xuất dầu lớn nhất trong OPEC không còn cần tổ chức này nữa thì nhiều khả năng các nước thành viên khác cũng “tan đàn xẻ nghé”.
Mặc dù có thể OPEC sẽ không còn khi Ả Rập Xê Út thoát khỏi ngành dầu mỏ vào năm 2030, nhưng đây chưa chắc đã là tin tốt với Nga bởi cường quốc này cũng có nguồn thu lớn từ khí đốt. Trong tương lai, rất có thể Ả Rập Xê Út sẽ trở thành đối thủ với Nga hay Iran trên thị trường khí đốt khi loại năng lượng này ngày càng được sử dụng nhiều hơn.
Liệu một Tổ chức Các nước Xuất khẩu Khí đốt (OGEC) có được thành lập để thay thế OPEC? Câu trả lời này vẫn còn bỏ ngỏ.
Dẫu vậy, rõ ràng rằng OPEC hiện đã không còn là OPEC của trước đây.
Hoàng Nam
Theo Trí Thức Trẻ
Theo Trí Thức Trẻ
Relate Threads