Theo kế hoạch, các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ có cuộc họp vào cuối tháng này tại Vienna (Áo) nhằm thảo luận chi tiết kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu thô. Nhưng OPEC đang vô cùng lúng túng trước chủ trương gia tăng khai thác dầu lửa trên thị trường nội địa của Trump.
Theo giới phân tích, việc ông Trump thắng cử hôm 8/11 và sẽ trở thành Tổng thống Mỹ có thể sẽ khiến cán cân trên thị trường dầu mỏ thế giới có những thay đổi. Lo ngại là bởi từ khi tranh cử, ông Trump chủ trương có những chính sách gia tăng khai thác dầu lửa trên thị trường nội địa.'
Nước Mỹ sẽ độc lập về năng lượng, dỡ bỏ hầu hết các hạn chế trong hoạt động khoan dầu, ủng hộ chính sách tăng cường khai thác dầu khí đá phiến và khí đốt tự nhiên… Điều này có thể sẽ khiến cho sản lượng dầu thế giới gia tăng, đồng nghĩa với kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu mà OPEC đang ra sức vận động các nước trong khối và cả ngoài khối có khả năng bị lung lay.
Trong khi đó, OPEC vẫn đang đau đầu chuyện các thành viên chẳng những không ủng hộ việc cắt giảm mà còn tìm cách rút khỏi các cam kết trước đó. Chẳng hạn như Iraq, nước này tuyên bố muốn được miễn tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng mà các thành viên OPEC dự kiến sẽ quyết định trong cuộc họp vào cuối tháng này.
Trong khi đó, các thành viên khác dù miệng vẫn nói sẽ ủng hộ cắt giảm nhưng thực tế họ vẫn gia tăng sản lượng khai thác. Bằng chứng là tuần trước, cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA – có trụ sở tại Paris, Pháp đã thông báo rằng sản lượng của 14 nước thành viên OPEC trong tháng 10 tiếp tục đạt mức sản lượng 33,83 triệu thùng/ngày, đây là con số được cho là kỷ lục.
“Chúng tôi khuyến cáo rằng con số kỷ lục trên cho thấy OPEC cần đạt được sự nhất trí cắt giảm đáng kể nguồn cung trong cuộc họp cuối tháng này nhằm biến cam kết Algiers thành hiện thực”– Đại diện IEA nói.
Cũng chưa biết cuộc họp cuối tháng này, các nước OPEC sẽ quyết định câu chuyện cắt giảm sản lượng như thế nào, bởi nếu không cắt giảm thì khả năng giá dầu thế giới sẽ còn tiếp tục giảm. Nhưng nếu vẫn tiếp tục kế hoạch này trong khi Mỹ, một trong những thị trường tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu thế giới tiếp tục gia tăng sản lượng với hàng loạt chính sách hỗ trợ ngành dầu mỏ theo kế hoạch mà ông Donal Trump đã hứa với các cử tri thì rõ ràng kế hoạch giảm sản lượng của OPEC sẽ thành “công cốc”.
Theo giới phân tích, việc ông Trump thắng cử hôm 8/11 và sẽ trở thành Tổng thống Mỹ có thể sẽ khiến cán cân trên thị trường dầu mỏ thế giới có những thay đổi. Lo ngại là bởi từ khi tranh cử, ông Trump chủ trương có những chính sách gia tăng khai thác dầu lửa trên thị trường nội địa.'
Nước Mỹ sẽ độc lập về năng lượng, dỡ bỏ hầu hết các hạn chế trong hoạt động khoan dầu, ủng hộ chính sách tăng cường khai thác dầu khí đá phiến và khí đốt tự nhiên… Điều này có thể sẽ khiến cho sản lượng dầu thế giới gia tăng, đồng nghĩa với kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu mà OPEC đang ra sức vận động các nước trong khối và cả ngoài khối có khả năng bị lung lay.
Trong khi đó, các thành viên khác dù miệng vẫn nói sẽ ủng hộ cắt giảm nhưng thực tế họ vẫn gia tăng sản lượng khai thác. Bằng chứng là tuần trước, cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA – có trụ sở tại Paris, Pháp đã thông báo rằng sản lượng của 14 nước thành viên OPEC trong tháng 10 tiếp tục đạt mức sản lượng 33,83 triệu thùng/ngày, đây là con số được cho là kỷ lục.
“Chúng tôi khuyến cáo rằng con số kỷ lục trên cho thấy OPEC cần đạt được sự nhất trí cắt giảm đáng kể nguồn cung trong cuộc họp cuối tháng này nhằm biến cam kết Algiers thành hiện thực”– Đại diện IEA nói.
Cũng chưa biết cuộc họp cuối tháng này, các nước OPEC sẽ quyết định câu chuyện cắt giảm sản lượng như thế nào, bởi nếu không cắt giảm thì khả năng giá dầu thế giới sẽ còn tiếp tục giảm. Nhưng nếu vẫn tiếp tục kế hoạch này trong khi Mỹ, một trong những thị trường tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu thế giới tiếp tục gia tăng sản lượng với hàng loạt chính sách hỗ trợ ngành dầu mỏ theo kế hoạch mà ông Donal Trump đã hứa với các cử tri thì rõ ràng kế hoạch giảm sản lượng của OPEC sẽ thành “công cốc”.
Quốc Anh - Enternews.vn
Relate Threads