Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), Nga và các nhà sản xuất quan trọng khác đã nhất trí gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 9 tháng nữa, CNNMoney cho hay.
Mục đích của những đợt cắt giảm này là nhằm chấm dứt tình trạng dư cung toàn cầu, vốn đã ám ảnh thị trường dầu trong 3 năm vùa qua và đẩy giá dầu xuống mức thấp không thể tưởng nổi trong năm 2016.
Mặc dù thỏa thuận trên của OPEC phần nào hỗ trợ giá dầu trong năm nay, nhưng mục đích ban đầu là xóa bỏ tình trạng dư cung toàn cầu thì vẫn chưa được giải quyết. Bằng chứng là dự trữ dầu toàn cầu vẫn ở gần mức cao kỷ lục.
Bất chấp các đợt cắt giảm của OPEC và Nga, nguồn cung dầu tại Mỹ và các nền kinh tế chủ chốt khác vẫn ở mức cao ngất ngưỡng và điều này đã khiến nhà đầu tư đứng ngồi không yên.
“Cho đến nay, thỏa thuận này vẫn chưa đạt được mục tiêu ban đầu”, Matt Smith, Giám đốc bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại ClipperData, cho hay. “Họ vẫn còn cách khá xa để đạt được mục tiêu. Dự trữ dầu hầu như không thay đổi”.
Dự trữ dầu tại Mỹ vẫn không giảm sút
Tại Mỹ – nơi có dữ liệu dự trữ dầu kịp thời và đáng tin cậy nhất, nguồn cung dầu lên tới 516.3 triệu thùng. Con số này không chỉ trên mức bình thường mà còn cao hơn 6% so với thời điểm OPEC lần đầu ký kết thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong tháng 11/2017, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết.
“Dự trữ dầu vẫn chưa sụt giảm. Đây là lý do tại sao cần phải gia hạn các đợt cắt giảm sản lượng”, Andrew Slaughter, Giám đốc điều hành tại Trung tâm Giải pháp Năng lượng Deloitte, cho hay.
OPEC quan tâm nhiều hơn đến bức tranh dự trữ dầu toàn cầu. Nhưng cho tới nay, bức tranh cũng không đẹp đẽ hơn một chút nào. Dự trữ dầu tại các nước phát triển thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nhảy vọt thêm 24 triệu thùng trong suốt quý 1/2017 lên mức 1.2 tỷ thùng, dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cũng nhất trí rằng cho tới nay, chiến lược OPEC chỉ đem lại các kết quả trái chiều. “Hầu như có rất ít tác động rõ ràng lên tình trạng dư cung toàn cầu”, Fitch cho biết trong một báo cáo công bố trong ngày thứ Năm.
Cũng không lạ gì khi giá dầu trượt dốc 5% xuống dưới mức 49 USD/thùng sau cuộc họp của OPEC trong ngày thứ Năm, điều này cho thấy sự hoài nghi của nhà đầu tư về chiến lược của tổ chức này. Mặc dù quyết định gia hạn các đợt cắt giảm sản lượng, nhưng OPEC vẫn giữ nguyên mức độ cắt giảm.
Trước đó, nhiều nhà đầu tư đã hy vọng Ả-rập Xê-út và Nga sẽ gây áp lực lên các nhà sản xuất cạnh tranh bằng cách cắt giảm nhiều hơn hoặc gia hạn thỏa thuận đến 12 tháng.
Nỗi ám ảnh vẫn còn đó
Vậy tại sao thỏa thuận cắt giảm 1.8 triệu thùng/ngày của các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC lại không thể làm giảm nguồn cung dầu?
Nhiều người lo sợ OPEC – vốn có lịch sử không tuân thủ theo hạn ngạch đặt ra – sẽ không thực hiện đúng theo cam kết. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát tin rằng OPEC đã thực hiện nghiêm túc các đợt cắt giảm trên mà không hề gian lận.
Dẫu vậy, giới phân tích cho rằng vẫn còn đó một vấn đề rất lớn là lúc đầu Ả-rập Xê-út và Nga đã làm trầm trọng tình trạng dư cung toàn cầu do họ đã đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu dầu trước khi ký kết thỏa thuận vào ngày 30/11/2016. (Điều này đã làm giảm tác động tích cực của các đợt cắt giảm sản lượng).
Một vấn đề khác là việc OPEC xuất khẩu dầu sang Mỹ vẫn tăng mạnh, bất chấp các đợt cắt giảm sản lượng. Kể từ đầu năm 2017, Mỹ đã nhập khẩu nhiều dầu từ OPEC hơn trong năm 2016, dữ liệu từ ClipperData.
Đáng lo ngại nhất là sự trở lại của ngành dầu đá phiến Mỹ. Cụ thể, giá dầu tăng đã thúc đẩy sự phát triển của ngành dầu đá phiến ở Mỹ. Các nhà sản xuất dầu đá phiến, đặc biệt là ở khu vực Permian Basin, đã phục hồi mạnh hơn dự báo từ OPEC.
Tiến thoái lưỡng nan
Các nhà đầu tư đặt cược vào đà tăng của giá dầu cho rằng OPEC chỉ cần thời gian để điều chỉnh. Dự trữ dầu sẽ giảm sút khi tác động của các đợt cắt giảm được tăng cường bởi nhu cầu xăng ngày càng tăng từ những người sử dụng xe trong mùa hè này.
Khalid al-Falih, Bộ trưởng Năng lượng đầy quyền lực của Ả-rập Xê-út, tin rằng thị trường dầu sẽ trở về tình trạng cân bằng trong quý đầu của năm 2018, theo Bloomberg News. Trước đó, ông dự báo sẽ đạt được tình trạng cân bằng vào cuối năm nay.
Goldman Sachs cũng đồng ý rằng dự trữ từ nhóm OECD có thể bình thường vào đầu năm 2018, nhờ quyết định gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 9 tháng.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sự cân bằng sẽ kéo dài, đặc biệt là khi giá dầu ngày càng tăng sẽ khuyến khích các nhà khai thác dầu ở Mỹ bơm nhiều dầu hơn.
“Khi thỏa thuận này kết thúc, thì cũng là lúc ngành dầu đá phiến tăng trưởng mạnh, thị trường rồi cũng sẽ rơi vào tình trạng dư cung một lần nữa”, Morgan Stanley cho biết trong một báo cáo công bố ngày thứ Sáu.
Đây là lý do tại sao Morgan Stanley hạ dự báo giá dầu tại thời điểm cuối năm 2018 xuống mức 55 USD/thùng, thấp hơn dự báo 60 USD/thùng trước đó. Goldman Sachs cảnh báo rằng nếu OPEC tiếp tục cuộc chiến giá để giành lại thị phần thì tình trạng dư cung sớm muộn gì cũng trở lại.
“Điều này đã tạo tình huống tiến thoái lưỡng nan cho OPEC. Việc gia tăng sản lượng trong năm 2018 để giành lại thị phần sẽ dẫn đến đà sụt giảm mạnh của giá dầu”, Goldman Sachs cho hay./.
Mục đích của những đợt cắt giảm này là nhằm chấm dứt tình trạng dư cung toàn cầu, vốn đã ám ảnh thị trường dầu trong 3 năm vùa qua và đẩy giá dầu xuống mức thấp không thể tưởng nổi trong năm 2016.
Mặc dù thỏa thuận trên của OPEC phần nào hỗ trợ giá dầu trong năm nay, nhưng mục đích ban đầu là xóa bỏ tình trạng dư cung toàn cầu thì vẫn chưa được giải quyết. Bằng chứng là dự trữ dầu toàn cầu vẫn ở gần mức cao kỷ lục.
“Cho đến nay, thỏa thuận này vẫn chưa đạt được mục tiêu ban đầu”, Matt Smith, Giám đốc bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại ClipperData, cho hay. “Họ vẫn còn cách khá xa để đạt được mục tiêu. Dự trữ dầu hầu như không thay đổi”.
Dự trữ dầu tại Mỹ vẫn không giảm sút
Tại Mỹ – nơi có dữ liệu dự trữ dầu kịp thời và đáng tin cậy nhất, nguồn cung dầu lên tới 516.3 triệu thùng. Con số này không chỉ trên mức bình thường mà còn cao hơn 6% so với thời điểm OPEC lần đầu ký kết thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong tháng 11/2017, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết.
“Dự trữ dầu vẫn chưa sụt giảm. Đây là lý do tại sao cần phải gia hạn các đợt cắt giảm sản lượng”, Andrew Slaughter, Giám đốc điều hành tại Trung tâm Giải pháp Năng lượng Deloitte, cho hay.
OPEC quan tâm nhiều hơn đến bức tranh dự trữ dầu toàn cầu. Nhưng cho tới nay, bức tranh cũng không đẹp đẽ hơn một chút nào. Dự trữ dầu tại các nước phát triển thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nhảy vọt thêm 24 triệu thùng trong suốt quý 1/2017 lên mức 1.2 tỷ thùng, dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cũng nhất trí rằng cho tới nay, chiến lược OPEC chỉ đem lại các kết quả trái chiều. “Hầu như có rất ít tác động rõ ràng lên tình trạng dư cung toàn cầu”, Fitch cho biết trong một báo cáo công bố trong ngày thứ Năm.
Cũng không lạ gì khi giá dầu trượt dốc 5% xuống dưới mức 49 USD/thùng sau cuộc họp của OPEC trong ngày thứ Năm, điều này cho thấy sự hoài nghi của nhà đầu tư về chiến lược của tổ chức này. Mặc dù quyết định gia hạn các đợt cắt giảm sản lượng, nhưng OPEC vẫn giữ nguyên mức độ cắt giảm.
Trước đó, nhiều nhà đầu tư đã hy vọng Ả-rập Xê-út và Nga sẽ gây áp lực lên các nhà sản xuất cạnh tranh bằng cách cắt giảm nhiều hơn hoặc gia hạn thỏa thuận đến 12 tháng.
Nỗi ám ảnh vẫn còn đó
Vậy tại sao thỏa thuận cắt giảm 1.8 triệu thùng/ngày của các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC lại không thể làm giảm nguồn cung dầu?
Nhiều người lo sợ OPEC – vốn có lịch sử không tuân thủ theo hạn ngạch đặt ra – sẽ không thực hiện đúng theo cam kết. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát tin rằng OPEC đã thực hiện nghiêm túc các đợt cắt giảm trên mà không hề gian lận.
Dẫu vậy, giới phân tích cho rằng vẫn còn đó một vấn đề rất lớn là lúc đầu Ả-rập Xê-út và Nga đã làm trầm trọng tình trạng dư cung toàn cầu do họ đã đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu dầu trước khi ký kết thỏa thuận vào ngày 30/11/2016. (Điều này đã làm giảm tác động tích cực của các đợt cắt giảm sản lượng).
Một vấn đề khác là việc OPEC xuất khẩu dầu sang Mỹ vẫn tăng mạnh, bất chấp các đợt cắt giảm sản lượng. Kể từ đầu năm 2017, Mỹ đã nhập khẩu nhiều dầu từ OPEC hơn trong năm 2016, dữ liệu từ ClipperData.
Đáng lo ngại nhất là sự trở lại của ngành dầu đá phiến Mỹ. Cụ thể, giá dầu tăng đã thúc đẩy sự phát triển của ngành dầu đá phiến ở Mỹ. Các nhà sản xuất dầu đá phiến, đặc biệt là ở khu vực Permian Basin, đã phục hồi mạnh hơn dự báo từ OPEC.
Tiến thoái lưỡng nan
Các nhà đầu tư đặt cược vào đà tăng của giá dầu cho rằng OPEC chỉ cần thời gian để điều chỉnh. Dự trữ dầu sẽ giảm sút khi tác động của các đợt cắt giảm được tăng cường bởi nhu cầu xăng ngày càng tăng từ những người sử dụng xe trong mùa hè này.
Goldman Sachs cũng đồng ý rằng dự trữ từ nhóm OECD có thể bình thường vào đầu năm 2018, nhờ quyết định gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 9 tháng.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sự cân bằng sẽ kéo dài, đặc biệt là khi giá dầu ngày càng tăng sẽ khuyến khích các nhà khai thác dầu ở Mỹ bơm nhiều dầu hơn.
“Khi thỏa thuận này kết thúc, thì cũng là lúc ngành dầu đá phiến tăng trưởng mạnh, thị trường rồi cũng sẽ rơi vào tình trạng dư cung một lần nữa”, Morgan Stanley cho biết trong một báo cáo công bố ngày thứ Sáu.
Đây là lý do tại sao Morgan Stanley hạ dự báo giá dầu tại thời điểm cuối năm 2018 xuống mức 55 USD/thùng, thấp hơn dự báo 60 USD/thùng trước đó. Goldman Sachs cảnh báo rằng nếu OPEC tiếp tục cuộc chiến giá để giành lại thị phần thì tình trạng dư cung sớm muộn gì cũng trở lại.
“Điều này đã tạo tình huống tiến thoái lưỡng nan cho OPEC. Việc gia tăng sản lượng trong năm 2018 để giành lại thị phần sẽ dẫn đến đà sụt giảm mạnh của giá dầu”, Goldman Sachs cho hay./.
Theo Vietstock
Relate Threads