Lượng phân bón nhập khẩu tăng mạnh, giá rẻ hơn khiến sản phẩm của doanh nghiệp (DN) trong nước thất thế.
Theo Bộ NN-PTNT, trong 5 tháng đầu năm nay, lượng phân ure nhập khẩu lên đến 256.000 tấn với tổng giá trị72 triệu USD, tăng 19% khối lượng và tăng 26% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. VN nhập phân bón chủ yếu từ Trung Quốc, bên cạnh đó thị trường Malaysia, Israel cũng tăng gấp 3 lần.
Đối với phân ure, năng lực sản xuất trong nước vượt quá nhu cầu tiêu thụ, nhiều năm trước các DN Việt còn xuất khẩu một lượng khá lớn sang những nước trong khu vực, nhưng xu hướng này cũng đang gặp khó khăn.
Theo ông Lê Cự Tân, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty phân bón và hóa chất Dầu khí (PVFCCo), tính hết các loại chi phí, phân ure các nước nhập về tới VN bán ra thị trường chỉ hơn 6.000 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất của tổng công ty khoảng 7.000 đồng/kg. Sự chênh lệch này là do chi phí đầu vào tăng cao, cụ thể là giá khí (nguyên liệu chính sản xuất phân ure) tăng tới 25% so với giá kế hoạch. Do phân bón ngoại nhập nhiều nên DN chỉ điều chỉnh giá bán tăng 8%. Bên cạnh đó, sản phẩm của PVFCCo còn phải chịu thuế giá trị gia tăng đối với nguyên liệu đầu vào. Khoản chi phí này mỗi năm cũng lên tới vài trăm tỉ đồng. Việc chi phí đầu vào tăng kiến lợi nhuận giảm mạnh so với những năm trước.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, doanh thu của đơn vị này ước đạt 4.900 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 430 tỉ đồng. Dự kiến trong cả năm 2018 doanh thu đạt khoảng 9.028 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 641 tỉ đồng. Nhiều cổ đông và nhà đầu tư cho rằng biên độ lợi nhuận như vậy là quá thấp so với các DN cùng ngành ở các nước. Nếu vì giá khí của VN cao, DN không thể cạnh tranh thì cần kiến nghị với các bộ ngành và Chính phủ về các hàng rào thuế, kỹ thuật để hạn chế phân bón nhập khẩu. Tuy nhiên, ông Tân cho rằng việc này là rất khó vì VN đã là thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN nên mọi thứ phải theo quy định. Còn giá bán khí cho các nhà máy đạm do Thủ tướng quyết định.
Tình hình phân bón trong nước ngày càng khó khăn vì sắp tới Brunei sẽ đưa vào hoạt động nhà máy phân đạm với công suất lên đến 1 triệu tấn/năm. Vì vậy, những DN phân bón nội như PVFCCo cần chủ động nỗ lực cắt giảm chi phí quản lý, bán hàng... mới mong phát triển.
Đối với phân ure, năng lực sản xuất trong nước vượt quá nhu cầu tiêu thụ, nhiều năm trước các DN Việt còn xuất khẩu một lượng khá lớn sang những nước trong khu vực, nhưng xu hướng này cũng đang gặp khó khăn.
Theo ông Lê Cự Tân, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty phân bón và hóa chất Dầu khí (PVFCCo), tính hết các loại chi phí, phân ure các nước nhập về tới VN bán ra thị trường chỉ hơn 6.000 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất của tổng công ty khoảng 7.000 đồng/kg. Sự chênh lệch này là do chi phí đầu vào tăng cao, cụ thể là giá khí (nguyên liệu chính sản xuất phân ure) tăng tới 25% so với giá kế hoạch. Do phân bón ngoại nhập nhiều nên DN chỉ điều chỉnh giá bán tăng 8%. Bên cạnh đó, sản phẩm của PVFCCo còn phải chịu thuế giá trị gia tăng đối với nguyên liệu đầu vào. Khoản chi phí này mỗi năm cũng lên tới vài trăm tỉ đồng. Việc chi phí đầu vào tăng kiến lợi nhuận giảm mạnh so với những năm trước.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, doanh thu của đơn vị này ước đạt 4.900 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 430 tỉ đồng. Dự kiến trong cả năm 2018 doanh thu đạt khoảng 9.028 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 641 tỉ đồng. Nhiều cổ đông và nhà đầu tư cho rằng biên độ lợi nhuận như vậy là quá thấp so với các DN cùng ngành ở các nước. Nếu vì giá khí của VN cao, DN không thể cạnh tranh thì cần kiến nghị với các bộ ngành và Chính phủ về các hàng rào thuế, kỹ thuật để hạn chế phân bón nhập khẩu. Tuy nhiên, ông Tân cho rằng việc này là rất khó vì VN đã là thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN nên mọi thứ phải theo quy định. Còn giá bán khí cho các nhà máy đạm do Thủ tướng quyết định.
Tình hình phân bón trong nước ngày càng khó khăn vì sắp tới Brunei sẽ đưa vào hoạt động nhà máy phân đạm với công suất lên đến 1 triệu tấn/năm. Vì vậy, những DN phân bón nội như PVFCCo cần chủ động nỗ lực cắt giảm chi phí quản lý, bán hàng... mới mong phát triển.
Báo Thanh Niên
Relate Threads