Từ năm 2015, không chỉ doanh nghiệp phân bón bị thiệt hại vì chính sách thuế VAT theo luật 71 mà bà con nông dân cũng không hề được hưởng lợi từ việc giảm giá phân bón như mục tiêu ban đầu của cơ quan nhà nước.
Tại Toạ đàm Gỡ khó chính sách Thuế VAT cho phân bón Việt Nam diễn ra sáng nay (27/10), hàng loạt doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước cho biết việc chuyển mặt hàng phân bón từ danh mục chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) sang danh mục không chịu thuế VAT không những không kéo giá phân bón giảm như kỳ vọng ban đầu mà ngược lại còn tác động tiêu cực đến các thành phần kinh tế.
Thậm chí, những hệ lụy từ việc phân bón sản xuất ra không cạnh tranh với phân bón nhập khẩu giá rẻ, không khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất đã dự báo một tương lai gần “thua ngay trên sân nhà” của các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước.
Một luật thuế “bào mòn” nghìn tỷ lợi nhuận
Phát biểu tại tọa đàm, đại diện CTCP Supe phốt phát hóa chất Lâm Thao – ông Trần Văn Chuyên trần tình: “Từ khi luật 71 được áp dụng, mỗi năm công ty không được khấu trừ từ 120- 130 tỷ đồng thuế VAT đầu vào. Khoản này làm tăng chi phí giá thành sản xuất lên 3-4%, khiến giá bán ra không cạnh tranh được với phân bón nhập khẩu – mặt hàng này trong danh mục được giảm thuế VAT từ 11% xuống còn 6%, gây ra bất cập trong việc phân phối sản phẩm của công ty trên thị trường”.
“Do tác động của luật thuế 71, lợi nhuận của CTCP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao giảm liên tục từ 562 tỷ đồng năm 2014 xuống 392 tỷ trong năm 2015 và hết 9 tháng đầu năm 2016 mới đạt 109 tỷ đồng. Dự báo năm nay lãi chưa đầy 200 tỷ” – ông Chuyên cho biết.
Kết quả kinh doanh bị ảnh hưởng là hệ quả tất yếu mà hầu hết các doanh nghiệp phân bón trong nước đều phải gánh chịu từ khi luật thuế 71 được áp dụng như CTCP phân bón Việt Nhật, công ty TNHH DAP – Vinachem (Hải Phòng) hay rõ rệt nhất là CTCP Đạm Ninh Bình đang được dư luận quan tâm thời gian gần đây.
Ông Nguyễn Hạc Thúy – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội phân bón Việt Nam nhận định: "Luật 71 hướng đến giảm thuế giá trị gia tăng cho người nông dân mua phân bón, song đây chỉ là lợi ích ngắn hạn. Chính Luật này đã và đang bóp chết các doanh nghiệp phân bón trong nước, thúc đẩy và mở cửa cho nhập khẩu phân bón từ nước ngoài tràn vào Việt Nam”.
“Phân bón nhập khẩu vào tràn lan trên thị trường đã làm cho nhiều nhà máy sản xuất trong nước phải giảm công suất tối đa như Đạm Ninh Bình. Công ty này đã phải giảm công suất từ 550.000 tấn xuống 150.000 tấn mà vẫn không bán được. Chỉ tính riêng Đạm Ninh Bình, thiệt hại năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016 lên tới con số 2.042 tỉ đồng, trong đó có thiệt hại do Luật 71” – đây chỉ là một trong hàng loạt báo cáo mà doanh nghiệp bị ảnh hưởng gửi đến Hiệp hội phân bón Việt Nam.
Cản trở đầu tư vì chi phí tăng cao
Do chi phí tăng cao vì không được hoàn thuế GTGT cho nhà xưởng, thiết bị, nguyên liệu vật tư…nên các nhà đầu tư sẽ ngần ngại khi đầu tư sản xuất phân bón trong nước, đặc biệt là các dự án có công nghệ cao, hiện đại. Điều này dẫn tới tình trạng phân bón vẫn sản xuất theo “công nghệ cuốc xẻng”, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hàng nông sản khi phân bón sản xuất công nghệ kém, lạc hậu, còn nhiều tạp chất có nguy hiểm, khi sử dụng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của nông sản, ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng nông sản của Việt Nam.
Như vậy, Luật 71 đã “cản trở bước tiến của ngành phân bón Việt Nam” trong thời đại hội nhập, cơ hội đưa sản phẩm có chất lượng đến tay bà con nông dân bị lùi đi một bước. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể kiểm soát được chất lượng của phân bón nhập khẩu giá rẻ đang tràn lan trên thị trường hiện nay, điều đó ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và xa hơn nữa là chất lượng đất canh tác. Thiết nghĩ, đây mới là vấn đề chính cần được cân nhắc, quan tâm của các nhà hoạch định chính sách trong dài hạn.
Cần sớm sửa đổi chính sách
Bà Trần Thị Bình - ủy viên HĐQT CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau đã nêu lên thực trạng bất cập trong việc tạo môi trường không bình đẳng giữa hàng nội địa và hàng nhập khẩu khi đưa Luật thuế 71 vào thực tế.
“Để giảm lỗ, chúng tôi cũng đã tính đến phương án xuất khẩu một phần hàng hóa sản xuất để được hoàn thuế VAT đầu vào 5%. Nói cách khác, hàng trong nước sản xuất ra lại phải tìm đường ra nước ngoài, nông dân Việt không được dùng hàng Việt do người Việt làm ra”.
Qua đó, bà Trần Thị Bình kiến nghị đưa mặt hàng phân bón vào danh mục chịu thuế VAT 5% như trước đây, hoặc phương án tối ưu hơn nữa là danh mục chịu thuế VAT 0% (khác với hiện nay là hàng hóa không chịu thuế).
Như vậy doanh nghiệp sản xuất phân bón vừa được khấu trừ thuế đầu vào, giảm bớt gánh nặng chi phí tính vào giá thành sản xuất, khuyến khích được đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất, phía nông dân khi đó đương nhiên vẫn là bên được hưởng lợi nhờ giá phân bón giảm, cạnh tranh được hàng nhập khẩu.
Ông Nguyễn Hạc Thúy – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội phân bón Việt Nam cũng mong Chính phủ sớm sửa đổi luật 71/2014/QH13 như kiến nghị nêu trên cho phù hợp với tình hình thực tế, kịp thời bù đắp thiệt thòi cho nông dân và giảm thiệt hại cho doanh nghiệp.
Tại Toạ đàm Gỡ khó chính sách Thuế VAT cho phân bón Việt Nam diễn ra sáng nay (27/10), hàng loạt doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước cho biết việc chuyển mặt hàng phân bón từ danh mục chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) sang danh mục không chịu thuế VAT không những không kéo giá phân bón giảm như kỳ vọng ban đầu mà ngược lại còn tác động tiêu cực đến các thành phần kinh tế.
Thậm chí, những hệ lụy từ việc phân bón sản xuất ra không cạnh tranh với phân bón nhập khẩu giá rẻ, không khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất đã dự báo một tương lai gần “thua ngay trên sân nhà” của các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước.
Một luật thuế “bào mòn” nghìn tỷ lợi nhuận
Phát biểu tại tọa đàm, đại diện CTCP Supe phốt phát hóa chất Lâm Thao – ông Trần Văn Chuyên trần tình: “Từ khi luật 71 được áp dụng, mỗi năm công ty không được khấu trừ từ 120- 130 tỷ đồng thuế VAT đầu vào. Khoản này làm tăng chi phí giá thành sản xuất lên 3-4%, khiến giá bán ra không cạnh tranh được với phân bón nhập khẩu – mặt hàng này trong danh mục được giảm thuế VAT từ 11% xuống còn 6%, gây ra bất cập trong việc phân phối sản phẩm của công ty trên thị trường”.
“Do tác động của luật thuế 71, lợi nhuận của CTCP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao giảm liên tục từ 562 tỷ đồng năm 2014 xuống 392 tỷ trong năm 2015 và hết 9 tháng đầu năm 2016 mới đạt 109 tỷ đồng. Dự báo năm nay lãi chưa đầy 200 tỷ” – ông Chuyên cho biết.
Kết quả kinh doanh bị ảnh hưởng là hệ quả tất yếu mà hầu hết các doanh nghiệp phân bón trong nước đều phải gánh chịu từ khi luật thuế 71 được áp dụng như CTCP phân bón Việt Nhật, công ty TNHH DAP – Vinachem (Hải Phòng) hay rõ rệt nhất là CTCP Đạm Ninh Bình đang được dư luận quan tâm thời gian gần đây.
Ông Nguyễn Hạc Thúy – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội phân bón Việt Nam nhận định: "Luật 71 hướng đến giảm thuế giá trị gia tăng cho người nông dân mua phân bón, song đây chỉ là lợi ích ngắn hạn. Chính Luật này đã và đang bóp chết các doanh nghiệp phân bón trong nước, thúc đẩy và mở cửa cho nhập khẩu phân bón từ nước ngoài tràn vào Việt Nam”.
“Phân bón nhập khẩu vào tràn lan trên thị trường đã làm cho nhiều nhà máy sản xuất trong nước phải giảm công suất tối đa như Đạm Ninh Bình. Công ty này đã phải giảm công suất từ 550.000 tấn xuống 150.000 tấn mà vẫn không bán được. Chỉ tính riêng Đạm Ninh Bình, thiệt hại năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016 lên tới con số 2.042 tỉ đồng, trong đó có thiệt hại do Luật 71” – đây chỉ là một trong hàng loạt báo cáo mà doanh nghiệp bị ảnh hưởng gửi đến Hiệp hội phân bón Việt Nam.
Cản trở đầu tư vì chi phí tăng cao
Do chi phí tăng cao vì không được hoàn thuế GTGT cho nhà xưởng, thiết bị, nguyên liệu vật tư…nên các nhà đầu tư sẽ ngần ngại khi đầu tư sản xuất phân bón trong nước, đặc biệt là các dự án có công nghệ cao, hiện đại. Điều này dẫn tới tình trạng phân bón vẫn sản xuất theo “công nghệ cuốc xẻng”, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hàng nông sản khi phân bón sản xuất công nghệ kém, lạc hậu, còn nhiều tạp chất có nguy hiểm, khi sử dụng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của nông sản, ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng nông sản của Việt Nam.
Như vậy, Luật 71 đã “cản trở bước tiến của ngành phân bón Việt Nam” trong thời đại hội nhập, cơ hội đưa sản phẩm có chất lượng đến tay bà con nông dân bị lùi đi một bước. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể kiểm soát được chất lượng của phân bón nhập khẩu giá rẻ đang tràn lan trên thị trường hiện nay, điều đó ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và xa hơn nữa là chất lượng đất canh tác. Thiết nghĩ, đây mới là vấn đề chính cần được cân nhắc, quan tâm của các nhà hoạch định chính sách trong dài hạn.
Cần sớm sửa đổi chính sách
Bà Trần Thị Bình - ủy viên HĐQT CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau đã nêu lên thực trạng bất cập trong việc tạo môi trường không bình đẳng giữa hàng nội địa và hàng nhập khẩu khi đưa Luật thuế 71 vào thực tế.
“Để giảm lỗ, chúng tôi cũng đã tính đến phương án xuất khẩu một phần hàng hóa sản xuất để được hoàn thuế VAT đầu vào 5%. Nói cách khác, hàng trong nước sản xuất ra lại phải tìm đường ra nước ngoài, nông dân Việt không được dùng hàng Việt do người Việt làm ra”.
Qua đó, bà Trần Thị Bình kiến nghị đưa mặt hàng phân bón vào danh mục chịu thuế VAT 5% như trước đây, hoặc phương án tối ưu hơn nữa là danh mục chịu thuế VAT 0% (khác với hiện nay là hàng hóa không chịu thuế).
Như vậy doanh nghiệp sản xuất phân bón vừa được khấu trừ thuế đầu vào, giảm bớt gánh nặng chi phí tính vào giá thành sản xuất, khuyến khích được đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất, phía nông dân khi đó đương nhiên vẫn là bên được hưởng lợi nhờ giá phân bón giảm, cạnh tranh được hàng nhập khẩu.
Ông Nguyễn Hạc Thúy – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội phân bón Việt Nam cũng mong Chính phủ sớm sửa đổi luật 71/2014/QH13 như kiến nghị nêu trên cho phù hợp với tình hình thực tế, kịp thời bù đắp thiệt thòi cho nông dân và giảm thiệt hại cho doanh nghiệp.
Hoa Liên - ANTT.vn
Relate Threads