Ngành dầu khí thấy cần thiết phải chuẩn bị cho mình những hiểu biết nhất định để định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh và hành xử trên biển đúng Luật.
Tình hình Biển Đông diễn biến ngày càng phức tạp khi các bên có liên quan liên tục thực thi các chiến lược, chính sách và hành xử vì lợi ích riêng. Ngày 12/7/2016, Tòa trọng tài - được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, đã ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông. Với mục tiêu trang bị những hiểu biết cơ bản và đúng đắn về vấn đề này cho Lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN), ngày 22/7, Tập đoàn đã tổ chức Tọa đàm về tình hình Biển Đông, Phán quyết Tòa án và tác động đến hoạt động dầu khí Việt Nam.
Tại đây, TS. Trần Trường Thủy, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông, Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại Giao) đã có buổi thuyết trình và giải đáp nhiều câu hỏi của Lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên PVN xung quanh tình hình Biển Đông, phán quyết của Tòa án và các tác động của tình hình đến hoạt động dầu khí của Việt Nam.
Trong bài nói chuyện, TS. Thủy cho rằng, phán quyết của Toà trọng tài được xem như bảo bối pháp lý, mở ra hy vọng cho các bên tranh chấp trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp hoà bình ở Biển Đông, đồng thời có tác động tích cực với Việt Nam và các nước có liên quan trong khu vực. Theo TS. Trần Trường Thủy, phán quyết của Tòa trọng tài là một tiền lệ tốt có tác động trong cục diện quốc tế và là căn cứ để các quốc gia có hành xử trong tương lai.
Trả lời câu hỏi liên quan đến việc phán quyết được thực thi thế nào, TS. Thủy cho rằng, phản ứng bác bỏ của Trung Quốc là điều cả thế giới dự liệu. Tuy nhiên, lịch sử quan hệ quốc tế cho thấy không nước nào hoàn toàn phớt lờ phán quyết, chỉ có điều mức độ thực thi thế nào mà thôi.
Những diễn biến này sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động dầu khí của Việt Nam trước mắt và trong tương lai. Trong đó, có việc xác định vị trí của các giàn khoan dầu khí, ảnh hưởng của các phán quyết tới hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của ngành Dầu khí Việt Nam trên Biển Đông, quyền của các nước đối với các giàn khoan thuộc các vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển quốc tế…
Phán quyết của Tòa trọng tài cũng sẽ giúp ngành dầu khí nhận diện rõ ràng hơn về những vấn đề từ trước đến nay còn chưa rạch ròi; cách hành xử với các vấn đề xảy ra đối với các hoạt động trên biển, các thách thức và cơ hội đối với các hoạt động thăm dò, khai thác của Tập đoàn.
Theo đó, nhiều thách thức có thể xảy ra nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội, đặc biệt là cơ hội hợp tác với các quốc gia khác trong việc khai thác tài nguyên thuộc vùng biển quốc tế.
Tại Tọa đàm, Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn khẳng định, trong bối cảnh tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, khó khăn, đặc biệt đối với các dự án dầu khí trên biển, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, phán quyết của Tòa trọng tài là một chỉ dẫn, định hướng để Tập đoàn xây dựng chiến lược, kế hoạch hành xử trong tương lai.
"Phán quyết này cho phép chúng ta có cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, đặc biệt là đối với những Lô dầu khí mà chúng ta đang triển khai và sắp triển khai, kể cả trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò lẫn khai thác dầu khí" ông Sơn nói.
Tình hình Biển Đông diễn biến ngày càng phức tạp khi các bên có liên quan liên tục thực thi các chiến lược, chính sách và hành xử vì lợi ích riêng. Ngày 12/7/2016, Tòa trọng tài - được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, đã ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông. Với mục tiêu trang bị những hiểu biết cơ bản và đúng đắn về vấn đề này cho Lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN), ngày 22/7, Tập đoàn đã tổ chức Tọa đàm về tình hình Biển Đông, Phán quyết Tòa án và tác động đến hoạt động dầu khí Việt Nam.
Tại đây, TS. Trần Trường Thủy, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông, Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại Giao) đã có buổi thuyết trình và giải đáp nhiều câu hỏi của Lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên PVN xung quanh tình hình Biển Đông, phán quyết của Tòa án và các tác động của tình hình đến hoạt động dầu khí của Việt Nam.
Trả lời câu hỏi liên quan đến việc phán quyết được thực thi thế nào, TS. Thủy cho rằng, phản ứng bác bỏ của Trung Quốc là điều cả thế giới dự liệu. Tuy nhiên, lịch sử quan hệ quốc tế cho thấy không nước nào hoàn toàn phớt lờ phán quyết, chỉ có điều mức độ thực thi thế nào mà thôi.
Những diễn biến này sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động dầu khí của Việt Nam trước mắt và trong tương lai. Trong đó, có việc xác định vị trí của các giàn khoan dầu khí, ảnh hưởng của các phán quyết tới hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của ngành Dầu khí Việt Nam trên Biển Đông, quyền của các nước đối với các giàn khoan thuộc các vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển quốc tế…
Phán quyết của Tòa trọng tài cũng sẽ giúp ngành dầu khí nhận diện rõ ràng hơn về những vấn đề từ trước đến nay còn chưa rạch ròi; cách hành xử với các vấn đề xảy ra đối với các hoạt động trên biển, các thách thức và cơ hội đối với các hoạt động thăm dò, khai thác của Tập đoàn.
Theo đó, nhiều thách thức có thể xảy ra nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội, đặc biệt là cơ hội hợp tác với các quốc gia khác trong việc khai thác tài nguyên thuộc vùng biển quốc tế.
Tại Tọa đàm, Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn khẳng định, trong bối cảnh tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, khó khăn, đặc biệt đối với các dự án dầu khí trên biển, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, phán quyết của Tòa trọng tài là một chỉ dẫn, định hướng để Tập đoàn xây dựng chiến lược, kế hoạch hành xử trong tương lai.
"Phán quyết này cho phép chúng ta có cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, đặc biệt là đối với những Lô dầu khí mà chúng ta đang triển khai và sắp triển khai, kể cả trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò lẫn khai thác dầu khí" ông Sơn nói.
Minh Anh - tgvn.com.vn/
Relate Threads