Trong bối cảnh giá dầu lao dốc, hàng loạt công ty dịch vụ trong ngành Dầu khí gặp khó khăn trong việc tìm kiếm công ăn việc làm, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh với nỗ lực quyết tâm rất cao, lãnh đạo Công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng hải PTSC (PTSC M&C) đã quyết định nhận thầu Dự án Daman giai đoạn 2 của tổng thầu Swiber cho Chủ đầu tư Oil and Natural Gas Corporation (ONGC), bao gồm chế tạo 5 khối thượng tầng và 5 chân đế giàn khai thác.
Theo ông Đồng Xuân Thắng, Giám đốc PTSC M&C, dự án có khối lượng thi công 12,000 tấn, phải hoàn thành trong khoảng thời gian rất ngắn 5-6 tháng, dự kiến từ nay đến cuối năm 2016 phải bàn giao cho Chủ đầu tư với yêu cầu công nghệ phức tạp trong khi giá thành lại rất cạnh tranh. Mục tiêu quan trọng hơn cả là đảm bảo duy trì việc làm cho gần 2.000 người lao động của PTSC M&C xuyên suốt trong năm 2016, ngay sau khi kết thúc Dự án Ghana FPSO vào tháng 5-2016 và hoàn thành bàn giao Dự án Sư Tử Trắng giai đoạn 1 vào tháng 8-2016.
Sơ đồ phát triển mỏ của Dự án Daman
Hiện nay, PTSC M&C đã khẩn trương xúc tiến công tác chuẩn bị và triển khai huy động nguồn lực nhằm đáp ứng các yêu cầu của dự án. Lô hàng vật tư đầu tiên của Swiber đã về đến bãi của PTSC M&C, đồng thời tổng thầu cũng đã đưa các nhân sự chủ chốt tạo thành bộ khung quản lý đến văn phòng PTSC M&C để cùng phối hợp thực hiện dự án.
Nhằm đảm bảo thực hiện thành công dự án, bao gồm tiến độ, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu an toàn, đủ trang trải các chi phí, các chuyên gia, kỹ sư dưới sự chỉ đạo quyết liệt của ban lãnh đạo PTSC M&C đã đưa ra nhiều phương án, giải pháp trong đó giải pháp kỹ thuật đóng vai trò quan trọng. Như việc tính toán phương án hạ thủy không cần dầm hạ thủy, tận dụng và tái sử dụng vật tư dư thừa hoặc đã qua sử dụng, tận dụng các quy trình thi công sẵn có từ các dự án trước, tìm nguồn vật tư thi công thay thế có giá thành thấp, áp dụng hình thức khoán triệt để đến tổ đội và người lao động, áp dụng tối đa công nghệ tự động như hàn bán tự động FCAW, cắt gọt bằng các máy móc CNC, điều khiển rô-bốt… giảm và rút ngắn thời gian thi công trên một đơn vị sản phẩm từ đó tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm.
Đứng từ tầng 5 Tòa nhà PTSC M&C trong khu vực cảng PTSC, chúng tôi được nhìn toàn cảnh khu vực thực hiện Dự án Sư Tử Trắng, Dự án Ghana FPSO và khu vực đang khởi động Dự án Daman. Bãi cảng PTSC một chiều cuối tuần giữa tháng 3-2016 tấp nập người lao động. Đó là minh chứng cho sự nỗ lực rất lớn, không ngừng nghỉ của ban lãnh đạo PTSC M&C với tinh thần dám nghĩ, dám làm, thể hiện vai trò trách nhiệm trước tập thể người lao động trong những hoàn cảnh gian khó, giúp duy trì hệ thống và làm cho người lao động an tâm công tác, tạo niềm tin vào ngày mai tươi sáng hơn khi giá dầu khởi sắc và các dự án lớn được khởi động trở lại.
Đây đã là dự án thứ 4 mà PTSC M&C đấu thầu và thắng thầu quốc tế trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2016, sau khi đã thực hiện thành công 3 dự án lớn: giàn công nghệ trung tâm HRD (ONGC/Afcons), MLS (Total E&P Borneo B.V (Brunei), Ghana OCTP Offshore FPSO, cũng như các dự án, gói thầu quốc tế khác. Với những thành quả đã đạt được, từ các dự án trong nước đến việc thực hiện thành công các dự án nước ngoài, PTSC M&C ngày càng khẳng định thương hiệu của mình trong lĩnh vực dịch vụ cơ khí hàng hải ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.
Theo ông Đồng Xuân Thắng, Giám đốc PTSC M&C, dự án có khối lượng thi công 12,000 tấn, phải hoàn thành trong khoảng thời gian rất ngắn 5-6 tháng, dự kiến từ nay đến cuối năm 2016 phải bàn giao cho Chủ đầu tư với yêu cầu công nghệ phức tạp trong khi giá thành lại rất cạnh tranh. Mục tiêu quan trọng hơn cả là đảm bảo duy trì việc làm cho gần 2.000 người lao động của PTSC M&C xuyên suốt trong năm 2016, ngay sau khi kết thúc Dự án Ghana FPSO vào tháng 5-2016 và hoàn thành bàn giao Dự án Sư Tử Trắng giai đoạn 1 vào tháng 8-2016.
Sơ đồ phát triển mỏ của Dự án Daman
Nhằm đảm bảo thực hiện thành công dự án, bao gồm tiến độ, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu an toàn, đủ trang trải các chi phí, các chuyên gia, kỹ sư dưới sự chỉ đạo quyết liệt của ban lãnh đạo PTSC M&C đã đưa ra nhiều phương án, giải pháp trong đó giải pháp kỹ thuật đóng vai trò quan trọng. Như việc tính toán phương án hạ thủy không cần dầm hạ thủy, tận dụng và tái sử dụng vật tư dư thừa hoặc đã qua sử dụng, tận dụng các quy trình thi công sẵn có từ các dự án trước, tìm nguồn vật tư thi công thay thế có giá thành thấp, áp dụng hình thức khoán triệt để đến tổ đội và người lao động, áp dụng tối đa công nghệ tự động như hàn bán tự động FCAW, cắt gọt bằng các máy móc CNC, điều khiển rô-bốt… giảm và rút ngắn thời gian thi công trên một đơn vị sản phẩm từ đó tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm.
Đứng từ tầng 5 Tòa nhà PTSC M&C trong khu vực cảng PTSC, chúng tôi được nhìn toàn cảnh khu vực thực hiện Dự án Sư Tử Trắng, Dự án Ghana FPSO và khu vực đang khởi động Dự án Daman. Bãi cảng PTSC một chiều cuối tuần giữa tháng 3-2016 tấp nập người lao động. Đó là minh chứng cho sự nỗ lực rất lớn, không ngừng nghỉ của ban lãnh đạo PTSC M&C với tinh thần dám nghĩ, dám làm, thể hiện vai trò trách nhiệm trước tập thể người lao động trong những hoàn cảnh gian khó, giúp duy trì hệ thống và làm cho người lao động an tâm công tác, tạo niềm tin vào ngày mai tươi sáng hơn khi giá dầu khởi sắc và các dự án lớn được khởi động trở lại.
Đây đã là dự án thứ 4 mà PTSC M&C đấu thầu và thắng thầu quốc tế trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2016, sau khi đã thực hiện thành công 3 dự án lớn: giàn công nghệ trung tâm HRD (ONGC/Afcons), MLS (Total E&P Borneo B.V (Brunei), Ghana OCTP Offshore FPSO, cũng như các dự án, gói thầu quốc tế khác. Với những thành quả đã đạt được, từ các dự án trong nước đến việc thực hiện thành công các dự án nước ngoài, PTSC M&C ngày càng khẳng định thương hiệu của mình trong lĩnh vực dịch vụ cơ khí hàng hải ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.
Thiên Thanh
Nguồn:Năng lượng Mới 510
Nguồn:Năng lượng Mới 510
Relate Threads