Mục tiêu năm nay chỉ là không bị lỗ của PV Drilling (PVD) trở lên khó khăn hơn bao giờ hết khi kết thúc 6 tháng đã chịu lỗ tới 307 tỷ đồng.
Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (mã CK: PVD) đã công bố BCTC quý 2/2018.
Theo đó, doanh thu thuần trong kỳ đạt 1.618,6 tỷ đồng tăng tới 71,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên giá vốn hàng bán chiếm tới gần 97% trong doanh thu thuần nên lãi gộp chỉ còn hơn 50 tỷ đồng giảm gần 30% so với quý 2/2017.
Trong kỳ doanh thu tài chính đạt hơn 35 tỷ đồng giảm nhẹ so với cùng kỳ, hoạt động liên doanh liên kết mang về khoản lãi hơn 24 tỷ đồng tuy nhiên chi phí tài chính tăng thêm gần 8 tỷ đồng và doanh nghiệp này vẫn phải chi tới 119,3 tỷ đồng chi phí quản lý doanh nghiệp nên kết quả PV Drilling (PVD) báo lỗ ròng hơn 67 tỷ đồng trong khi cùng kỳ cũng lỗ hơn 45 tỷ đồng.
Với cả 2 quý kinh doanh thua lỗ nên lũy kế 6 tháng đầu năm 2018 PV Drilling (PVD) lỗ ròng gần 307 tỷ đồng cao hơn khoản lỗ 253 tỷ đồng của nửa đầu năm 2017, tuy nhiên doanh thu thuần được cải thiện đáng kể tới 2.726 tỷ đồng tăng gần gấp 2 lần so với cùng kỳ 2017.
Theo giải trình từ phía công ty nguyên nhân thua lỗ trong quý 2/2018 là do công ty phát sinh chi phí thuế nhà thầu tạm nộp khi giàn khoan hoạt động tại Malaysia (sẽ hoàn thuế sau khi quyết toán năm). Ngoài ra trong kỳ công ty tăng chi phí bảo trì bảo dưỡng giàn khoan do có giàn khoan PV DRILLING II thực hiện công tác bảo trì định kỳ. Chi phí tài chính tăng mạnh chủ yếu do ghi nhận dự phòng lỗ đầu tư PVD Overseas khi giàn hoạt động dưới giá vốn và do biến động tăng tỷ giá.
Tuy nhiên công ty nhận định so với quý 1/2018, kết quả sản xuất kinh doanh hợp nhất của PV Drilling trong quý 2/2018 có nhiều cải thiện, lỗ ít hơn 172 tỷ đồng chủ yếu do tăng hiệu suất sử dụng và giảm trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi trong Q2/2018. Bên cạnh đó, cùng với việc thị trường dầu khí đang có những tín hiệu tích cực, PV Drilling kỳ vọng đạt được kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn trong thời gian tới.
Được biết năm 2018, PVD dự kiến doanh thu đạt 3.000 tỷ đồng, nhưng để có lợi nhuận trong thời điểm này thực sự khó khăn và do đó PVD đã đặt mục tiêu không lỗ trong năm 2018. Việc PVD đặt mục tiêu không lãi của PVD căn cứ tình hình khó khăn của ngành cũng như thực tế hơn 90% nhà thầu khoan trên thế giới không có lãi, 10% công ty đã phá sản hoặc bị mua lại,…Như vậy mới chỉ nửa đầu năm nhưng PVD đã gần hoàn thành mục tiêu kinh doanh của mình, nhiệm vụ kinh doanh của nửa năm còn lại để giúp PVD thoát lỗ cả năm 2018 là khó khả thi khi mà nửa đầu năm đã thua lỗ tới 307 tỷ đồng.
Trước đó vào năm 2017 PVD cũng đã có pha thoát lỗ ngoạn mục khi bất ngờ vào quý 4/2018 ghi nhận khoản lợi nhuận khác lên tới 476 tỷ đồng đã giúp PVD quay đầu báo lãi 11,68 tỷ đồng và cũng đã hoàn thành mục tiêu không thua lỗ trong năm 2017 đề ra. Liệu điều này có lại xảy ra trong năm 2018.
Tại ngày 30/6/2018, tổng tài sản của PVD ở mức 21.174 tỷ đồng giảm 643 tỷ đồng so với đầu kỳ, trong đó tài sản dài hạn 15.322 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn 5.851 tỷ đồng, với 1.037 tỷ đồng đầu tư ngắn hạn giảm gần một nửa so với đầu tư, 1.838 tỷ đồng phải thu ngắn hạn, chỉ tiêu dự phòng phải thu khó đòi tăng hơn 324 tỷ đồng lên gần 436 tỷ đồng, hàng tồn kho 750 tỷ đồng.
Nợ phải trả hơn 7.907 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn 3.032 tỷ đồng. Nợ dài hạn 4.874,8 tỷ đồng với hơn 3.727 tỷ đồng vay nợ tài chính dài hạn.
Cổ phiếu PVD có xu hướng giảm cả về giá và khối lượng giao dịch trong nửa đầu năm 2018, kết thúc phiên giao dịch ngày 31/7/2018 cổ phiếu này đóng cửa ở mức giá 13.150 đồng/CP trong khi mức giá của phiên giao dịch hồi đầu năm là 23.000 đồng/CP.
Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (mã CK: PVD) đã công bố BCTC quý 2/2018.
Trong kỳ doanh thu tài chính đạt hơn 35 tỷ đồng giảm nhẹ so với cùng kỳ, hoạt động liên doanh liên kết mang về khoản lãi hơn 24 tỷ đồng tuy nhiên chi phí tài chính tăng thêm gần 8 tỷ đồng và doanh nghiệp này vẫn phải chi tới 119,3 tỷ đồng chi phí quản lý doanh nghiệp nên kết quả PV Drilling (PVD) báo lỗ ròng hơn 67 tỷ đồng trong khi cùng kỳ cũng lỗ hơn 45 tỷ đồng.
Với cả 2 quý kinh doanh thua lỗ nên lũy kế 6 tháng đầu năm 2018 PV Drilling (PVD) lỗ ròng gần 307 tỷ đồng cao hơn khoản lỗ 253 tỷ đồng của nửa đầu năm 2017, tuy nhiên doanh thu thuần được cải thiện đáng kể tới 2.726 tỷ đồng tăng gần gấp 2 lần so với cùng kỳ 2017.
Theo giải trình từ phía công ty nguyên nhân thua lỗ trong quý 2/2018 là do công ty phát sinh chi phí thuế nhà thầu tạm nộp khi giàn khoan hoạt động tại Malaysia (sẽ hoàn thuế sau khi quyết toán năm). Ngoài ra trong kỳ công ty tăng chi phí bảo trì bảo dưỡng giàn khoan do có giàn khoan PV DRILLING II thực hiện công tác bảo trì định kỳ. Chi phí tài chính tăng mạnh chủ yếu do ghi nhận dự phòng lỗ đầu tư PVD Overseas khi giàn hoạt động dưới giá vốn và do biến động tăng tỷ giá.
Tuy nhiên công ty nhận định so với quý 1/2018, kết quả sản xuất kinh doanh hợp nhất của PV Drilling trong quý 2/2018 có nhiều cải thiện, lỗ ít hơn 172 tỷ đồng chủ yếu do tăng hiệu suất sử dụng và giảm trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi trong Q2/2018. Bên cạnh đó, cùng với việc thị trường dầu khí đang có những tín hiệu tích cực, PV Drilling kỳ vọng đạt được kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn trong thời gian tới.
Được biết năm 2018, PVD dự kiến doanh thu đạt 3.000 tỷ đồng, nhưng để có lợi nhuận trong thời điểm này thực sự khó khăn và do đó PVD đã đặt mục tiêu không lỗ trong năm 2018. Việc PVD đặt mục tiêu không lãi của PVD căn cứ tình hình khó khăn của ngành cũng như thực tế hơn 90% nhà thầu khoan trên thế giới không có lãi, 10% công ty đã phá sản hoặc bị mua lại,…Như vậy mới chỉ nửa đầu năm nhưng PVD đã gần hoàn thành mục tiêu kinh doanh của mình, nhiệm vụ kinh doanh của nửa năm còn lại để giúp PVD thoát lỗ cả năm 2018 là khó khả thi khi mà nửa đầu năm đã thua lỗ tới 307 tỷ đồng.
Trước đó vào năm 2017 PVD cũng đã có pha thoát lỗ ngoạn mục khi bất ngờ vào quý 4/2018 ghi nhận khoản lợi nhuận khác lên tới 476 tỷ đồng đã giúp PVD quay đầu báo lãi 11,68 tỷ đồng và cũng đã hoàn thành mục tiêu không thua lỗ trong năm 2017 đề ra. Liệu điều này có lại xảy ra trong năm 2018.
Tại ngày 30/6/2018, tổng tài sản của PVD ở mức 21.174 tỷ đồng giảm 643 tỷ đồng so với đầu kỳ, trong đó tài sản dài hạn 15.322 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn 5.851 tỷ đồng, với 1.037 tỷ đồng đầu tư ngắn hạn giảm gần một nửa so với đầu tư, 1.838 tỷ đồng phải thu ngắn hạn, chỉ tiêu dự phòng phải thu khó đòi tăng hơn 324 tỷ đồng lên gần 436 tỷ đồng, hàng tồn kho 750 tỷ đồng.
Nợ phải trả hơn 7.907 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn 3.032 tỷ đồng. Nợ dài hạn 4.874,8 tỷ đồng với hơn 3.727 tỷ đồng vay nợ tài chính dài hạn.
Cổ phiếu PVD có xu hướng giảm cả về giá và khối lượng giao dịch trong nửa đầu năm 2018, kết thúc phiên giao dịch ngày 31/7/2018 cổ phiếu này đóng cửa ở mức giá 13.150 đồng/CP trong khi mức giá của phiên giao dịch hồi đầu năm là 23.000 đồng/CP.
Minh Ngọc
Theo InfoNet/HSX
Theo InfoNet/HSX
Relate Threads