Có kế hoạch cổ phần hóa và bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) trong năm 2016, nhưng Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) không dễ tìm được cổ đông ngoại có đủ tiềm lực như mong đợi. Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Đầu tư về kế hoạch tiến hành cổ phần hóa PV Oil theo đề án tái cơ cấu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) trong năm 2016, ông Nguyễn Tuấn Tú, Phó tổng giám đốc PV Oil cho hay, hiện Công ty đã xác định thời điểm chốt giá trị doanh nghiệp là ngày 31/12/2015.
“Theo kế hoạch, trong quý III/2016 hoặc muộn nhất là tháng 10/2016 sẽ được phê duyệt phương án cổ phần hóa. Trong phương án này, tỷ lệ bán cổ phần ra ngoài, cho nhà đầu tư chiến lược, các kế hoạch kinh doanh 3-5 năm sau khi cổ phần hóa sẽ được định rõ. Dự kiến trong quý IV/2016, việc IPO PV Oil sẽ được thực hiện”, ông Tú nói.
Theo định hướng của PVN, Nhà nước sẽ nắm tối đa 75% vốn điều lệ tại PV Oil khi tiến hành cổ phần hóa. Tuy nhiên, bán cổ phần rộng rãi ra công chúng, hay tìm đối tác chiến lược để giúp tăng thêm hiệu quả kinh doanh là điều đang làm đau đầu PV Oil và cả PVN.
Ông Cao Hoài Dương, Tổng giám đốc PV Oil cho biết, các công ty dầu khí quốc tế rất quan tâm tới việc mua cổ phần của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, nhà đầu tư nước ngoài chỉ có quyền tham gia mảng bán lẻ xăng dầu thông qua mua cổ phần trong công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối nếu có tham gia đầu tư vào nhà máy lọc dầu.
Đại diện Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) cho hay, phân phối xăng dầu không nằm trong các lĩnh vực cam kết mở cửa của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Điều đó không có nghĩa là vĩnh viễn không mở cửa, mà khi muốn mở cửa, thì nguyên tắc đối xử công bằng sẽ được áp dụng với tất cả doanh nghiệp.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) từng cho hay, việc nhà đầu tư nước ngoài tham gia phân phối sản phẩm của chính mình sản xuất ra không đồng nghĩa với việc “mở cửa” như vẫn hiểu. Nghĩa là bán hàng của đơn vị khác thì chưa mở cửa, còn bán hàng do mình sản xuất ra thì được phép.
PV Oil là thành viên của PVN. Hiện PVN nắm 100% vốn nhà nước tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và 25,1% vốn tại Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, việc tìm kiếm cổ đông ngoại trong quá trình cổ phần hóa cũng không thuận lợi. “Đối tác Nga là Tập đoàn Dầu khí Gazprom Neft (GPN) đã từ chối và dừng việc đàm phán mua cổ phần của Nhà máy, nên việc bàn bạc với GPN để mua cổ phần của PV Oil là khó”, ông Dương thừa nhận.
Còn với Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, theo yêu cầu trước đây của Chính phủ, PV Oil sẽ cùng với các đối tác nước ngoài có tham gia đầu tư dự án này thành lập công ty phân phối sản phẩm với phần góp vốn của bên Việt Nam tối thiểu là 51%.
“Các đơn vị kinh doanh xăng dầu đầu mối như PV Oil hay Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là những doanh nghiệp lớn, nên đòi hỏi các nhà đầu tư phải có tiềm lực về tài chính, kinh nghiệm trong kinh doanh xăng dầu”, ông Dương nhận xét và nhấn mạnh, xăng dầu không phải là “cuộc dạo chơi”, chỉ một quyết định sai có thể trả giá đắt.
Trong quá khứ, Chính phủ đã từng không đồng ý bán cổ phần cho đối tác nước ngoài tại Tổng công ty cổ phần Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư (Petech) cũng là thành viên của PVN, khi đơn vị này còn chưa sáp nhập PV Oil. Ngay cả với Petrolimex, khi tiến hành cổ phần hóa lần đầu, đã không tìm kiếm các cổ đông ngoại. Tuy nhiên, tháng 12/2014, Petrolimex và Tập đoàn Năng lượng Nhật Bản JX Nippon Oil and Energy (JX NOE) đã ký biên bản hợp tác tại Dự án Lọc hóa dầu Nam Vân Phong mà Petrolimex được giao đầu tư.
Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên vào tháng 5/2015, ông Trần Văn Thịnh, Tổng giám đốc Petrolimex cho biết, JX NOE sẽ trở thành đối tác chiến lược của Petrolimex thông qua phát hành tăng vốn để giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước do Bộ Công thương đại diện từ 95% xuống 75%.
Với thực tế giá dầu ở mức thấp như hiện tại, rất có thể JX NOE sẽ quyết tâm đầu tư vào Dự án Lọc dầu Vân Phong để nhanh chóng có quyền tham gia thị trường bán lẻ xăng dầu Việt Nam thông qua mua cổ phần tại Petrolimex. Trong trường hợp dự án này chỉ dừng lại trên giấy, nhưng JX NOE vẫn được mua cổ phần của Petrolimex, thì PV Oil hoàn toàn có thể trông chờ cơ hội tìm được nhà đầu tư ngoại cho mình khi tiến hành cổ phần hóa, mà không lệ thuộc vào việc tìm cổ đông nước ngoài cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
“Theo kế hoạch, trong quý III/2016 hoặc muộn nhất là tháng 10/2016 sẽ được phê duyệt phương án cổ phần hóa. Trong phương án này, tỷ lệ bán cổ phần ra ngoài, cho nhà đầu tư chiến lược, các kế hoạch kinh doanh 3-5 năm sau khi cổ phần hóa sẽ được định rõ. Dự kiến trong quý IV/2016, việc IPO PV Oil sẽ được thực hiện”, ông Tú nói.
Ông Cao Hoài Dương, Tổng giám đốc PV Oil cho biết, các công ty dầu khí quốc tế rất quan tâm tới việc mua cổ phần của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, nhà đầu tư nước ngoài chỉ có quyền tham gia mảng bán lẻ xăng dầu thông qua mua cổ phần trong công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối nếu có tham gia đầu tư vào nhà máy lọc dầu.
Đại diện Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) cho hay, phân phối xăng dầu không nằm trong các lĩnh vực cam kết mở cửa của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Điều đó không có nghĩa là vĩnh viễn không mở cửa, mà khi muốn mở cửa, thì nguyên tắc đối xử công bằng sẽ được áp dụng với tất cả doanh nghiệp.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) từng cho hay, việc nhà đầu tư nước ngoài tham gia phân phối sản phẩm của chính mình sản xuất ra không đồng nghĩa với việc “mở cửa” như vẫn hiểu. Nghĩa là bán hàng của đơn vị khác thì chưa mở cửa, còn bán hàng do mình sản xuất ra thì được phép.
PV Oil là thành viên của PVN. Hiện PVN nắm 100% vốn nhà nước tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và 25,1% vốn tại Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, việc tìm kiếm cổ đông ngoại trong quá trình cổ phần hóa cũng không thuận lợi. “Đối tác Nga là Tập đoàn Dầu khí Gazprom Neft (GPN) đã từ chối và dừng việc đàm phán mua cổ phần của Nhà máy, nên việc bàn bạc với GPN để mua cổ phần của PV Oil là khó”, ông Dương thừa nhận.
Còn với Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, theo yêu cầu trước đây của Chính phủ, PV Oil sẽ cùng với các đối tác nước ngoài có tham gia đầu tư dự án này thành lập công ty phân phối sản phẩm với phần góp vốn của bên Việt Nam tối thiểu là 51%.
“Các đơn vị kinh doanh xăng dầu đầu mối như PV Oil hay Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là những doanh nghiệp lớn, nên đòi hỏi các nhà đầu tư phải có tiềm lực về tài chính, kinh nghiệm trong kinh doanh xăng dầu”, ông Dương nhận xét và nhấn mạnh, xăng dầu không phải là “cuộc dạo chơi”, chỉ một quyết định sai có thể trả giá đắt.
Trong quá khứ, Chính phủ đã từng không đồng ý bán cổ phần cho đối tác nước ngoài tại Tổng công ty cổ phần Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư (Petech) cũng là thành viên của PVN, khi đơn vị này còn chưa sáp nhập PV Oil. Ngay cả với Petrolimex, khi tiến hành cổ phần hóa lần đầu, đã không tìm kiếm các cổ đông ngoại. Tuy nhiên, tháng 12/2014, Petrolimex và Tập đoàn Năng lượng Nhật Bản JX Nippon Oil and Energy (JX NOE) đã ký biên bản hợp tác tại Dự án Lọc hóa dầu Nam Vân Phong mà Petrolimex được giao đầu tư.
Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên vào tháng 5/2015, ông Trần Văn Thịnh, Tổng giám đốc Petrolimex cho biết, JX NOE sẽ trở thành đối tác chiến lược của Petrolimex thông qua phát hành tăng vốn để giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước do Bộ Công thương đại diện từ 95% xuống 75%.
Với thực tế giá dầu ở mức thấp như hiện tại, rất có thể JX NOE sẽ quyết tâm đầu tư vào Dự án Lọc dầu Vân Phong để nhanh chóng có quyền tham gia thị trường bán lẻ xăng dầu Việt Nam thông qua mua cổ phần tại Petrolimex. Trong trường hợp dự án này chỉ dừng lại trên giấy, nhưng JX NOE vẫn được mua cổ phần của Petrolimex, thì PV Oil hoàn toàn có thể trông chờ cơ hội tìm được nhà đầu tư ngoại cho mình khi tiến hành cổ phần hóa, mà không lệ thuộc vào việc tìm cổ đông nước ngoài cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Thanh Hương - Báo Đầu tư
Relate Threads