Ông Nguyễn Tuấn Tú, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) cho hay, doanh nghiệp này sẽ tiến hành bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào quý IV năm nay.
Chia sẻ về kế hoạch cổ phần hoá của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), ông Nguyễn Tuấn Tú, Phó Tổng giám đốc PV Oil cho biết: Năm nay, tổng công ty sẽ tiến hành cổ phần hoá theo kế hoạch đã được Tập đoàn Dầu khí giao. Theo đó, quý III/2016, muộn nhất tháng 10, PV Oil sẽ xây dựng xong phương án cổ phần hoá, với các trọng tâm như: xác định giá trị doanh nghiệp, tỷ lệ bán ra công chúng, bán cho nhà đầu tư chiến lược, xây dựng kế hoạch kinh doanh 3 - 5 năm tiếp sau cổ phần hoá...
Quý IV/2016, doanh nghiệp này sẽ tiến hành IPO để chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Không tiết lộ tỷ lệ sẽ bán ra ngoài nhưng theo ông Tú, tổng công ty “đang trong kế hoạch xác định tỷ lệ bán ra cho nhà đầu tư chiến lược. Trước đây, khi công ty dầu khí Gazprom Neft của Nga có ý định vào tham gia cổ phần hoá Nhà máy lọc dầu Dung Quất, tập đoàn cũng có hướng PV Oil đàm phán với doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, hiện nền kinh tế Nga khó khăn, giá dầu sụt giảm, doanh nghiệp này cũng đã có trả lời cho phía Việt Nam là không tiếp tục tham gia mua cổ phần của Dung Quất nên chúng tôi mà chọn họ làm nhà đầu tư chiến lược cũng sẽ không thành công. Chúng tôi cũng đang tiếp tục tìm hiểu thêm một số đối tác, tỷ lệ bán ra ngoài cũng chưa có cụ thể”.
Trước đây, để đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, công ty dầu khí Gazprom Neft của Nga đã có kế hoạch mua 49% cổ phần của Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Dẫu vậy, sau hơn 2 năm đàm phán, Tập đoàn dầu khí Nga đã chính thức cho biết, tập đoàn này sẽ không mua lại cổ phần của Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Chia sẻ thêm về kế hoạch IPO, tổng giám đốc PV Oil Cao Hoài Dương cho hay: “Đối tác chiến lược của chúng tôi đòi hỏi phải là các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn mạnh, kinh doanh xăng dầu không phải là cuộc chơi của những tay chơi nghiệp dư. Trên thị trường chung, hiện có nhiều công ty dầu khí quốc tế quan tâm tới việc mua cổ phần của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối của Việt Nam nhưng các doanh nghiệp này muốn vào, trước hết phải là doanh nghiệp nước ngoài đã có đầu tư vào nhà máy lọc dầu”.
Năm 2016, xác định là năm khó khăn chung đối với ngành dầu khí, PV Oil sẽ tối ưu hoá hệ thống, giảm thiểu chi phí để gia tăng tính cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
“Trước mắt là giảm từ lỗ ít xuống lỗ ít hơn, trong giai đoạn này nói lãi là quá xa xỉ. Năm 2015, chúng tôi lãi 500 tỷ đồng so với doanh thu 50.000 tỷ, so quy mô là ít nhưng so với mức lỗ 2014 là có lợi nhuận”, ông Dương tiết lộ.
Chia sẻ về kế hoạch cổ phần hoá của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), ông Nguyễn Tuấn Tú, Phó Tổng giám đốc PV Oil cho biết: Năm nay, tổng công ty sẽ tiến hành cổ phần hoá theo kế hoạch đã được Tập đoàn Dầu khí giao. Theo đó, quý III/2016, muộn nhất tháng 10, PV Oil sẽ xây dựng xong phương án cổ phần hoá, với các trọng tâm như: xác định giá trị doanh nghiệp, tỷ lệ bán ra công chúng, bán cho nhà đầu tư chiến lược, xây dựng kế hoạch kinh doanh 3 - 5 năm tiếp sau cổ phần hoá...
Tuy nhiên, hiện nền kinh tế Nga khó khăn, giá dầu sụt giảm, doanh nghiệp này cũng đã có trả lời cho phía Việt Nam là không tiếp tục tham gia mua cổ phần của Dung Quất nên chúng tôi mà chọn họ làm nhà đầu tư chiến lược cũng sẽ không thành công. Chúng tôi cũng đang tiếp tục tìm hiểu thêm một số đối tác, tỷ lệ bán ra ngoài cũng chưa có cụ thể”.
Trước đây, để đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, công ty dầu khí Gazprom Neft của Nga đã có kế hoạch mua 49% cổ phần của Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Dẫu vậy, sau hơn 2 năm đàm phán, Tập đoàn dầu khí Nga đã chính thức cho biết, tập đoàn này sẽ không mua lại cổ phần của Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Chia sẻ thêm về kế hoạch IPO, tổng giám đốc PV Oil Cao Hoài Dương cho hay: “Đối tác chiến lược của chúng tôi đòi hỏi phải là các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn mạnh, kinh doanh xăng dầu không phải là cuộc chơi của những tay chơi nghiệp dư. Trên thị trường chung, hiện có nhiều công ty dầu khí quốc tế quan tâm tới việc mua cổ phần của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối của Việt Nam nhưng các doanh nghiệp này muốn vào, trước hết phải là doanh nghiệp nước ngoài đã có đầu tư vào nhà máy lọc dầu”.
Năm 2016, xác định là năm khó khăn chung đối với ngành dầu khí, PV Oil sẽ tối ưu hoá hệ thống, giảm thiểu chi phí để gia tăng tính cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
“Trước mắt là giảm từ lỗ ít xuống lỗ ít hơn, trong giai đoạn này nói lãi là quá xa xỉ. Năm 2015, chúng tôi lãi 500 tỷ đồng so với doanh thu 50.000 tỷ, so quy mô là ít nhưng so với mức lỗ 2014 là có lợi nhuận”, ông Dương tiết lộ.
Nguyễn Hiền - Dân Trí Online
Relate Threads