Dưới thời Trịnh Xuân Thanh, Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) (mã PVX - sàn HNX) như con thuyền “tròng trành” và mất cân đối dòng tiền nghiêm trọng. 5 năm sau khủng hoảng, hiện PVC vẫn đang loay hoay tìm cách thoát khỏi “bóng ma” quá khứ.
Một diễn biến bất ngờ tại phiên xét xử phúc thẩm vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước liên quan đến dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 diễn ra từ ngày 7/5/2018 là bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc PVC) đã rút đơn kháng cáo kêu oan. Đồng nghĩa với việc cựu lãnh đạo PVC thừa nhận hành vi sai phạm và chấp nhận bản án tù chung thân mà cấp sơ thẩm đã tuyên.
Dưới sự chỉ đạo của Trịnh Xuân Thanh, vào giai đoạn 2010 - 2012, PVC được ví như “con tàu sắp đắm” khi tổng mức đầu tư tài chính vượt gần 1.000 tỷ đồng so với vốn điều lệ, doanh nghiệp mất cân đối dòng tiền nghiêm trọng.
Diễn biến này xuất phát từ câu chuyện đầu tư ngoài ngành dàn trải. Các con số cho thấy, vốn điều lệ doanh nghiệp là 2.500 tỷ đồng, song năm 2010, PVC đã góp vốn đầu tư vào 46 công ty, gồm 11 công ty con, 11 công ty liên kết và 24 công ty đầu tư tài chính với tổng giá trị đầu tư tài chính là 3.147,92 tỷ đồng.
Năm 2011, góp vốn đầu tư (cũ và mới) vào 43 đơn vị, trong đó có 13 công ty con, 12 công ty liên kết và 18 công ty đầu tư tài chính khác với tổng giá trị đầu tư tài chính là 3.460,94 tỷ đồng. Tình hình tài chính u ám nhưng PVC lại được “ưu ái” chỉ định thực hiện các gói thầu lớn như Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, Ethanol Phú Thọ, Xơ sợi Đình Vũ... Những dự án này đều có “vấn đề” và cho đến nay, Chính phủ xác định thất thoát, thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng.
Sau gần 5 năm rơi vào khủng hoảng với những thông tin tiêu cựu khi các cựu lãnh đạo lần lượt dính vòng lao lý, hiện PVC đang loay hoay khắc phục hậu quả từ “bóng ma” quá khứ.
Theo báo cáo thường niên năm 2017, giá trị sản xuất kinh doanh của Công ty đạt 4.355,36 tỷ đồng; tổng doanh thu đạt 3.899,59 tỷ đồng. Lỗ lũy kế tại ngày 31/12/2017 là khoảng 3.253,4 tỷ đồng, nợ phải trả ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn khoảng 886,5 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế âm 416,32 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/2017 là 824,05 tỷ đồng; giảm 30% so với vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/2016.
Cổ phiếu PVX từng bị đưa vào diện kiểm soát từ ngày 24/4/2018 do lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ trong 2 năm liên tiếp (2016, 2017) là số âm. Đến ngày 7/5/2018, PVX đã được dỡ bỏ lệnh hạn chế giao dịch. Tuy nhiên, giá cổ phiếu hiện chỉ giao dịch quanh mốc 1.900 đồng/cổ phiếu.
Năm 2017, PVC thực hiện thoái toàn bộ vốn tại Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà - PVSD, thoái vốn một phần tại PVC-ID; giảm số đầu mối các đơn vị góp vốn còn 30 đơn vị, đồng thời thoái vốn tại một số dự án bất động sản; tái cơ cấu phòng, ban chuyên môn; tích cực thu hồi và xử lý nợ...
Tuy nhiên, những biện pháp khắc phục trên chưa đem lại kết quả lớn. Hiện Công ty vẫn đang đối mặt với hàng loạt khó khăn khi các đơn vị khó tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Hoạt động của các đơn vị thành viên thua lỗ, không đủ điều kiện tham dự thầu nhiều công trình, dự án (chỉ có 3/9 đơn vị hoạt động có lãi). Dư nợ bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán cho các đơn vị là 237,86 tỷ đồng.
Đặc biệt, theo Công văn số 737/TTg-KTN ngày 23/5/2014, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đã được Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào danh mục các dự án điện cấp bách giai đoạn 2013 - 2020 và được áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù. PVC và Ban quản lý dự án Điện lực Dầu khí Thái Bình 2 - PVN đã ký phụ lục bổ sung điều chỉnh giá trị hợp đồng EPC tạm xác định khoảng 949 triệu USD và 10.710 tỷ đồng.
Sau khi làm việc với các nhà thầu phụ, giá vốn ước tính thực hiện dự án khoảng 951 triệu USD và 11.044 tỷ đồng. Tỷ lệ lỗ gộp dự kiến của toàn dự án là khoảng 1,2%.
Được biết, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2018 - 2019, PVN sẽ thực hiện thoái toàn bộ phần vốn góp tại PVC và PVC sẽ thoái vốn tại các đơn vị không nằm trong chuỗi các đơn vị nòng cốt.
Một diễn biến bất ngờ tại phiên xét xử phúc thẩm vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước liên quan đến dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 diễn ra từ ngày 7/5/2018 là bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc PVC) đã rút đơn kháng cáo kêu oan. Đồng nghĩa với việc cựu lãnh đạo PVC thừa nhận hành vi sai phạm và chấp nhận bản án tù chung thân mà cấp sơ thẩm đã tuyên.
Dưới sự chỉ đạo của Trịnh Xuân Thanh, vào giai đoạn 2010 - 2012, PVC được ví như “con tàu sắp đắm” khi tổng mức đầu tư tài chính vượt gần 1.000 tỷ đồng so với vốn điều lệ, doanh nghiệp mất cân đối dòng tiền nghiêm trọng.
Diễn biến này xuất phát từ câu chuyện đầu tư ngoài ngành dàn trải. Các con số cho thấy, vốn điều lệ doanh nghiệp là 2.500 tỷ đồng, song năm 2010, PVC đã góp vốn đầu tư vào 46 công ty, gồm 11 công ty con, 11 công ty liên kết và 24 công ty đầu tư tài chính với tổng giá trị đầu tư tài chính là 3.147,92 tỷ đồng.
Năm 2011, góp vốn đầu tư (cũ và mới) vào 43 đơn vị, trong đó có 13 công ty con, 12 công ty liên kết và 18 công ty đầu tư tài chính khác với tổng giá trị đầu tư tài chính là 3.460,94 tỷ đồng. Tình hình tài chính u ám nhưng PVC lại được “ưu ái” chỉ định thực hiện các gói thầu lớn như Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, Ethanol Phú Thọ, Xơ sợi Đình Vũ... Những dự án này đều có “vấn đề” và cho đến nay, Chính phủ xác định thất thoát, thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng.
Theo báo cáo thường niên năm 2017, giá trị sản xuất kinh doanh của Công ty đạt 4.355,36 tỷ đồng; tổng doanh thu đạt 3.899,59 tỷ đồng. Lỗ lũy kế tại ngày 31/12/2017 là khoảng 3.253,4 tỷ đồng, nợ phải trả ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn khoảng 886,5 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế âm 416,32 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/2017 là 824,05 tỷ đồng; giảm 30% so với vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/2016.
Cổ phiếu PVX từng bị đưa vào diện kiểm soát từ ngày 24/4/2018 do lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ trong 2 năm liên tiếp (2016, 2017) là số âm. Đến ngày 7/5/2018, PVX đã được dỡ bỏ lệnh hạn chế giao dịch. Tuy nhiên, giá cổ phiếu hiện chỉ giao dịch quanh mốc 1.900 đồng/cổ phiếu.
Năm 2017, PVC thực hiện thoái toàn bộ vốn tại Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà - PVSD, thoái vốn một phần tại PVC-ID; giảm số đầu mối các đơn vị góp vốn còn 30 đơn vị, đồng thời thoái vốn tại một số dự án bất động sản; tái cơ cấu phòng, ban chuyên môn; tích cực thu hồi và xử lý nợ...
Tuy nhiên, những biện pháp khắc phục trên chưa đem lại kết quả lớn. Hiện Công ty vẫn đang đối mặt với hàng loạt khó khăn khi các đơn vị khó tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Hoạt động của các đơn vị thành viên thua lỗ, không đủ điều kiện tham dự thầu nhiều công trình, dự án (chỉ có 3/9 đơn vị hoạt động có lãi). Dư nợ bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán cho các đơn vị là 237,86 tỷ đồng.
Đặc biệt, theo Công văn số 737/TTg-KTN ngày 23/5/2014, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đã được Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào danh mục các dự án điện cấp bách giai đoạn 2013 - 2020 và được áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù. PVC và Ban quản lý dự án Điện lực Dầu khí Thái Bình 2 - PVN đã ký phụ lục bổ sung điều chỉnh giá trị hợp đồng EPC tạm xác định khoảng 949 triệu USD và 10.710 tỷ đồng.
Sau khi làm việc với các nhà thầu phụ, giá vốn ước tính thực hiện dự án khoảng 951 triệu USD và 11.044 tỷ đồng. Tỷ lệ lỗ gộp dự kiến của toàn dự án là khoảng 1,2%.
Được biết, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2018 - 2019, PVN sẽ thực hiện thoái toàn bộ phần vốn góp tại PVC và PVC sẽ thoái vốn tại các đơn vị không nằm trong chuỗi các đơn vị nòng cốt.
Relate Threads