Bổ nhiệm tân Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc PVTex, lãnh đạo PVN kỳ vọng ban lãnh đạo mới sẽ vực dậy PVTex đang "tả tơi trong cơn giông bão", đồng thời yêu cầu trong vòng 6 tháng phải chấm dứt lỗ biến phí, thay đổi bộ mặt mới cho nhà máy. Trong khi đó, khép lại 2015, PVTex ghi nhận lỗ 1.255 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 504 tỷ đồng.
Ngày 4/4/2016, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Nguyễn Quốc Khánh đã trao quyết định bổ nhiệm ông Phạm Văn Chất đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Hóa dầu & Xơ sợi Dầu khí (PVTex).
Ông Phạm Văn Chất - tân Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc PVTex
Tại buổi lễ bổ nhiệm, ông Khánh cho biết, việc điều động ông Phạm Văn Chất được cho biết là quyết định thể hiện sự quyết liệt của toàn thể lãnh đạo PVN, vì sự phát triển chung của cả tập đoàn, vì cả nghìn người lao động của PVTex.
Ông Khánh cũng kỳ vọng, với kinh nghiệm, trình độ và khả năng điều hành của đồng chí Phạm Văn Chất sẽ vực dậy PVTex, công ty đang “tả tơi trong cơn giông bão”, đoàn kết, tập trung sức mạnh của toàn thể cán bộ công nhân viên PVTex thực hiện mục tiêu chặn đứng lỗ biến phí, từng bước đưa nhà máy hoạt động hiệu quả, có lãi, đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên PVTex.
Ông Khánh cũng yêu cầu Ban lãnh đạo PVTex phải nhanh chóng đưa nhà máy hoạt động trở lại. Trong vòng 6 tháng phải chấm dứt lỗ biến phí; đưa ra các giải pháp mở rộng, thay đổi một bộ mặt mới cho nhà máy.
Mới đây, trong báo cáo tài chính sau kiểm toán của Tổng công ty Phân bón và Hoá chất dầu khí (Đạm Phú Mỹ - DPM), công ty này cho biết còn 101,62 tỷ đồng khoản phải thu với PVTex và đã buộc phải liệt vào nợ xấu. Theo đánh giá của Ban Tổng giám đốc DPM, khả năng thu hồi khoản phải thu này rất thấp do lỗ lũy kế của PVTex đã vượt quá vốn chủ sở hữu và PVTex không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Trong một văn bản gửi lên Chính phủ, Bộ Công Thương cũng nhận định, tình hình tài chính của PVTex hết sức khó khăn do thiếu vốn lưu động và không có nguồn để trả các khoản nợ đến hạn, thậm chí nhà máy có nguy cơ phá sản.
PVTex là doanh nghiệp sở hữu nhà máy xơ sợi Polyester Đình Vũ (Hải Phòng) - có tổng mức đầu tư 325 triệu USD (khoảng 7.200 tỷ đồng), công suất thiết kế hàng năm là 145.000 tấn xơ PSF và 30.000 ấn sợi DTY. Trong số này, DPM góp 25,99% vốn, còn lại do PVN góp 74% vốn đầu tư.
Theo thiết kế, nhà máy xơ sợi Polyester Đình Vũ dùng nguyên liệu từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất để chế biến thành xơ sợi với mục đích giúp Việt Nam tự chủ một phần nguyên liệu dệt may. Tuy nhiên, kể từ khi đi vào hoạt động từ tháng 5/2014, PVTex liên tục phải áp dụng chính sách bán giá thấp hơn giá hàng nhập khẩu do đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt về giá từ các nguồn hàng nhập khẩu.
Để "giải cứu" PVTex, Bộ Công thương đã có kiến nghị lên Chính phủ về việc tăng thuế sản phẩm xơ polyester lên 2% để hỗ trợ PVTEX tiếp cận thị trường, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Đồng thời, Bộ Công thương cũng có văn bản kêu gọi các Tập đoàn, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xơ sợi và dệt may, các Hiệp hội Bông sợi, Hiệp hội dệt may Việt Nam ưu tiên mua sản phẩm xơ sợi polyester của PVTex để làm nguyên liệu sản xuất, tạo động lực thúc đẩy sản xuất trong nước, tháo gỡ các khó khăn giúp PVTex quản lý vận hành tốt nhà máy xơ sợi polyester Đình Vũ, đặc biệt trong giai đoạn mới đi vào hoạt động.
Tuy nhiên, điều này cũng không vực nổi PVTex đang lao đao trước bờ vực phá sản. Từ hồi tháng 9/2015, do chật vật đầu ra cộng với biến động xấu của thị trường dầu thô, PVTex đã buộc phải dừng vận hành - đánh dấu hai lần nhà máy lâm vào cảnh "tạm thời đắp chiếu" và lần thứ ba phải tạm dừng kể từ khi hoàn thành việc chạy thử.
PVTex đã tính đến phương án tạm dừng hợp đồng lao động với 444 cán bộ công nhân viên và giữ lại tối đa 250 người để thực hiện các nhiệm vụ bảo dưỡng, bảo trì hệ thống, thiết bị trong thời gian nhà máy xơ sợi Đình Vũ dừng sản xuất. Tuy nhiên, kế hoạch này đã được tạm hoãn.
Theo báo cáo tổng kết năm 2015 của PVN, kết thúc năm vừa rồi, PVTex thua lỗ 1.255 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 504 tỷ đồng. Mới đây, lãnh đạo doanh nghiệp này cũng đã phải thừa nhận, tình hình tài chính của công ty đang cạn kiệt, mất cân đối và không đủ nguồn vốn lưu động để vận hành Nhà máy, không có khả năng thanh toán chi tiêu tối thiểu và nợ đến hạn. Nguy cơ phá sản của PVTex đang cận kề.
Ngày 4/4/2016, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Nguyễn Quốc Khánh đã trao quyết định bổ nhiệm ông Phạm Văn Chất đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Hóa dầu & Xơ sợi Dầu khí (PVTex).
Ông Phạm Văn Chất - tân Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc PVTex
Ông Khánh cũng kỳ vọng, với kinh nghiệm, trình độ và khả năng điều hành của đồng chí Phạm Văn Chất sẽ vực dậy PVTex, công ty đang “tả tơi trong cơn giông bão”, đoàn kết, tập trung sức mạnh của toàn thể cán bộ công nhân viên PVTex thực hiện mục tiêu chặn đứng lỗ biến phí, từng bước đưa nhà máy hoạt động hiệu quả, có lãi, đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên PVTex.
Ông Khánh cũng yêu cầu Ban lãnh đạo PVTex phải nhanh chóng đưa nhà máy hoạt động trở lại. Trong vòng 6 tháng phải chấm dứt lỗ biến phí; đưa ra các giải pháp mở rộng, thay đổi một bộ mặt mới cho nhà máy.
Mới đây, trong báo cáo tài chính sau kiểm toán của Tổng công ty Phân bón và Hoá chất dầu khí (Đạm Phú Mỹ - DPM), công ty này cho biết còn 101,62 tỷ đồng khoản phải thu với PVTex và đã buộc phải liệt vào nợ xấu. Theo đánh giá của Ban Tổng giám đốc DPM, khả năng thu hồi khoản phải thu này rất thấp do lỗ lũy kế của PVTex đã vượt quá vốn chủ sở hữu và PVTex không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Trong một văn bản gửi lên Chính phủ, Bộ Công Thương cũng nhận định, tình hình tài chính của PVTex hết sức khó khăn do thiếu vốn lưu động và không có nguồn để trả các khoản nợ đến hạn, thậm chí nhà máy có nguy cơ phá sản.
PVTex là doanh nghiệp sở hữu nhà máy xơ sợi Polyester Đình Vũ (Hải Phòng) - có tổng mức đầu tư 325 triệu USD (khoảng 7.200 tỷ đồng), công suất thiết kế hàng năm là 145.000 tấn xơ PSF và 30.000 ấn sợi DTY. Trong số này, DPM góp 25,99% vốn, còn lại do PVN góp 74% vốn đầu tư.
Theo thiết kế, nhà máy xơ sợi Polyester Đình Vũ dùng nguyên liệu từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất để chế biến thành xơ sợi với mục đích giúp Việt Nam tự chủ một phần nguyên liệu dệt may. Tuy nhiên, kể từ khi đi vào hoạt động từ tháng 5/2014, PVTex liên tục phải áp dụng chính sách bán giá thấp hơn giá hàng nhập khẩu do đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt về giá từ các nguồn hàng nhập khẩu.
Để "giải cứu" PVTex, Bộ Công thương đã có kiến nghị lên Chính phủ về việc tăng thuế sản phẩm xơ polyester lên 2% để hỗ trợ PVTEX tiếp cận thị trường, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Đồng thời, Bộ Công thương cũng có văn bản kêu gọi các Tập đoàn, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xơ sợi và dệt may, các Hiệp hội Bông sợi, Hiệp hội dệt may Việt Nam ưu tiên mua sản phẩm xơ sợi polyester của PVTex để làm nguyên liệu sản xuất, tạo động lực thúc đẩy sản xuất trong nước, tháo gỡ các khó khăn giúp PVTex quản lý vận hành tốt nhà máy xơ sợi polyester Đình Vũ, đặc biệt trong giai đoạn mới đi vào hoạt động.
PVTex đã tính đến phương án tạm dừng hợp đồng lao động với 444 cán bộ công nhân viên và giữ lại tối đa 250 người để thực hiện các nhiệm vụ bảo dưỡng, bảo trì hệ thống, thiết bị trong thời gian nhà máy xơ sợi Đình Vũ dừng sản xuất. Tuy nhiên, kế hoạch này đã được tạm hoãn.
Theo báo cáo tổng kết năm 2015 của PVN, kết thúc năm vừa rồi, PVTex thua lỗ 1.255 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 504 tỷ đồng. Mới đây, lãnh đạo doanh nghiệp này cũng đã phải thừa nhận, tình hình tài chính của công ty đang cạn kiệt, mất cân đối và không đủ nguồn vốn lưu động để vận hành Nhà máy, không có khả năng thanh toán chi tiêu tối thiểu và nợ đến hạn. Nguy cơ phá sản của PVTex đang cận kề.
Bích Diệp - Báo Dân Trí
Relate Threads