Để Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ (PVTex) có thể khởi động lại, PVN đã phải bơm tổng số tiền hỗ trợ tối thiểu gần 41,98 tỷ đồng.
Trong đó, có khoảng 8 tỷ đồng là chi tạm ứng hỗ trợ bổ sung lưu động từ nguồn quỹ tương trợ dầu khí để sản xuất kinh doanh sợi DTY và POY. 33,98 tỷ đồng còn lại là khoản chi có hoàn trả nhằm đáp ứng nhu cầu kinh phí tối thiểu thực hiện kế hoạch khởi động lại nhà máy.
Số tiền này sẽ được chi vào việc trả nợ cho Khu công nghiệp Đình Vũ, theo phán quyết của tòa án và một nhà cung cấp khác nhằm đáp ứng yêu cầu về điện, nước… cho nhà máy vận hành (khoảng 22,98 tỷ đồng). Còn lại 11 tỷ đồng là chi phí tối thiểu duy trì hoạt động của nhà máy trong khoảng thời gian tầm 3 tháng.
PVN đã "nhận lệnh" giải cứu PVTex bằng việc bơm tổng số tiền hỗ trợ tối thiểu gần 41,98 tỷ đồng.
Theo báo cáo mới nhất từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), ngay sau khi nhận lệnh giải cứu nhà máy, PVN và các đơn vị thành viên trong ngành Dầu khí thường xuyên huy động nhân sự đến hỗ trợ PVTex thực hiện công tác bảo dưỡng định kỳ, nhằm duy trì trạng thái tốt nhất về mặt kỹ thuật cho các máy móc thiết bị, dây truyền và công nghệ…
Xơ sợi Đình Vũ đã ngừng hoạt động trong thời gian khá dài, cỡ 3 năm và đã lâm vào tình trạng phá sản. Do đó, để vực dậy nhà máy, giảm thiểu rủi ro về mặt tài chính, PVN cho rằng tập thể cán bộ của Tập đoàn sẽ phải rất quyết tâm, phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất mới vượt qua được giai đoạn khó khăn.
Từng bày tỏ quan điểm về Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ, chuyên gia kinh tế Phan Minh Ngọc cho rằng, giải pháp tốt nhất đối với PVTex hay những dự án tương tự như Đạm Ninh Bình, Gang thép Thái Nguyên… là chấp nhận gánh chịu những hậu quả và tổn thất để bán lại một phần hoặc toàn bộ, thậm chí cho phá sản, giải thể… tùy theo sự quan tâm của giới đầu tư và giá trị còn lại của dự án.
Nếu bán được, số vốn đã rót vào PVTex có thể không mất đi hoàn toàn mà lấy lại được một phần. Bán Nhà máy sẽ giúp thu hồi một phần vốn, cộng với việc Nhà nước không còn phải bao cấp, ưu đãi chỉ để nó tồn tại thì thiệt hại trên thực tế chắc chắn sẽ giảm bớt.
Tuy nhiên, liệu có nhà đầu tư nào quan tâm đến những nhà máy “xác sống” như thế này hay không? Theo ông Ngọc, về mặt lý thuyết, việc có bán được hay không tùy thuộc vào hiện trạng từng dự án. Trong trường hợp “may mắn” có nhà đầu tư để mắt tới, có thể phải chấp nhận bán rẻ một chút vì những dự án đó không có điểm mạnh nào, tương lai thì mù mịt.
Với PVTex, vị chuyên gia này cho rằng, dễ hay khó bán tùy vào giá và điều kiện sử dụng như đất đai, luật lệ… “Đến ụ nổi của Vinashin còn bán được”, ông Ngọc dẫn chứng.
Trong đó, có khoảng 8 tỷ đồng là chi tạm ứng hỗ trợ bổ sung lưu động từ nguồn quỹ tương trợ dầu khí để sản xuất kinh doanh sợi DTY và POY. 33,98 tỷ đồng còn lại là khoản chi có hoàn trả nhằm đáp ứng nhu cầu kinh phí tối thiểu thực hiện kế hoạch khởi động lại nhà máy.
Số tiền này sẽ được chi vào việc trả nợ cho Khu công nghiệp Đình Vũ, theo phán quyết của tòa án và một nhà cung cấp khác nhằm đáp ứng yêu cầu về điện, nước… cho nhà máy vận hành (khoảng 22,98 tỷ đồng). Còn lại 11 tỷ đồng là chi phí tối thiểu duy trì hoạt động của nhà máy trong khoảng thời gian tầm 3 tháng.
PVN đã "nhận lệnh" giải cứu PVTex bằng việc bơm tổng số tiền hỗ trợ tối thiểu gần 41,98 tỷ đồng.
Xơ sợi Đình Vũ đã ngừng hoạt động trong thời gian khá dài, cỡ 3 năm và đã lâm vào tình trạng phá sản. Do đó, để vực dậy nhà máy, giảm thiểu rủi ro về mặt tài chính, PVN cho rằng tập thể cán bộ của Tập đoàn sẽ phải rất quyết tâm, phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất mới vượt qua được giai đoạn khó khăn.
Từng bày tỏ quan điểm về Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ, chuyên gia kinh tế Phan Minh Ngọc cho rằng, giải pháp tốt nhất đối với PVTex hay những dự án tương tự như Đạm Ninh Bình, Gang thép Thái Nguyên… là chấp nhận gánh chịu những hậu quả và tổn thất để bán lại một phần hoặc toàn bộ, thậm chí cho phá sản, giải thể… tùy theo sự quan tâm của giới đầu tư và giá trị còn lại của dự án.
Nếu bán được, số vốn đã rót vào PVTex có thể không mất đi hoàn toàn mà lấy lại được một phần. Bán Nhà máy sẽ giúp thu hồi một phần vốn, cộng với việc Nhà nước không còn phải bao cấp, ưu đãi chỉ để nó tồn tại thì thiệt hại trên thực tế chắc chắn sẽ giảm bớt.
Tuy nhiên, liệu có nhà đầu tư nào quan tâm đến những nhà máy “xác sống” như thế này hay không? Theo ông Ngọc, về mặt lý thuyết, việc có bán được hay không tùy thuộc vào hiện trạng từng dự án. Trong trường hợp “may mắn” có nhà đầu tư để mắt tới, có thể phải chấp nhận bán rẻ một chút vì những dự án đó không có điểm mạnh nào, tương lai thì mù mịt.
Với PVTex, vị chuyên gia này cho rằng, dễ hay khó bán tùy vào giá và điều kiện sử dụng như đất đai, luật lệ… “Đến ụ nổi của Vinashin còn bán được”, ông Ngọc dẫn chứng.
Nguyễn Việt
Enternews.vn
Enternews.vn
Relate Threads