PVN đã góp vốn vào OceanBank như thế nào?

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Kết luận điều tra bổ sung vào tháng 5/2017 của cơ quan điều tra xác định việc tăng vốn đợt 3 ngày 17/5/2011của PVN vào Oceanbank số tiền 100 tỷ đồng là trái với khoản 2 Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.

Theo kết luận điều tra bổ sung đại án kinh tế tại OceanBank của Hà Văn Thắm và đồng phạm về số tiền thất thoát 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) góp vốn tương đương 20% vào OceanBank, đợt góp vốn thứ ba được xác định trái với quy định Nhà nước.

Chủ trương góp vốn vào lĩnh vực ngân hàng của PVN xuất phát từ việc Tập đoàn có chủ trương thành lập Ngân hàng Hồng Việt nhưng đã bỏ do tình hình khủng hoảng năm 2008.

images

Ngày 30/9/2008, PVN có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt cho PVN và các cán bộ công nhân viên chuyển phần vốn đã góp vào Ngân hàng TMCP Hồng Việt để mua cổ phần của OceanBank.

Ngày 01/10/2008, PVN đã thống nhất chủ trương tham gia góp vốn mua cổ phần trong đợt phát hành tăng vốn điều lệ năm 2008 từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng, trong đó PVN góp 400 tỷ đồng (20% vốn) và cán bộ công nhân viên PVN góp 200 tỷ đồng (10% vốn).

Ngày 17/10/2008, Văn phòng Chính phủ có công văn thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý nội dung đề nghị của PVN.

Ngày 25/12/2008, ông Nguyễn Ngọc Sự, Phó Tổng giám đốc PVN ký văn bản gửi OceanBank về việc chấp thuận nộp 400 tỷ đồng mua cổ phần tăng vốn điều lệ của OceanBank bằng nguồn tiền được rút trước hạn trong tổng số 600 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn của PVN tại OceanBank. Số còn lại 200 tỷ đồng giữ nguyên là tiền gửi có kỳ hạn từ ngày 15/12/2008.

PVN tiếp tục góp tiếp đợt 2 vào ngày 27/10/2010 với số tiền 300 tỷ đồng. Tỷ lệ vốn góp giữ nguyên 20%.

Ngày 31/5/2010, ông Vũ Khánh Trường, Ủy viên HĐQT PVN, đã ký Nghị quyết chấp thuận phương án tăng vốn điều lệ năm 2010 của Oceanbank lên 5.000 tỷ đồng. Ngày 6/8/2010, PVN có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận được mua cổ phần tăng vốn điều lệ tại OceanBank thành 02 đợt (đợt 1 tăng từ 2.000 tỷ đồng lên 3.500 tỷ đồng và đợt 2 tăng từ 3.500 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng) để duy trì tỷ lệ nắm giữ phần vốn của PVN tại OceanBank là 20% vốn điều lệ.

Ngày 07/10/2010, Văn phòng Chính phủ có thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ “...yêu cầu bảo toàn, phát triển vốn đầu tư vào ngân hàng... Trường hợp khó khăn về vốn thì không nhất thiết nắm giữ 20% vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Đại dương.”

Ngày 27/10/2010, ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Tổng giám đốc PVN ký Quyết định chấp thuận góp thêm 300 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ đợt I/2010 từ 2.000 tỷ đồng lên 3.500 tỷ đồng.

Tới đợt góp vốn thứ 3 cũng chính là tăng vốn đợt II/2010, OceanBank điều chỉnh phương án tăng vốn điều lệ năm 2010 từ 5.000 tỷ đồng giảm xuống 4.000 tỷ đồng.

Ngày 12/5/2011, ông Nguyễn Xuân Sơn, Phó Tổng giám đốc PVN ký văn bản gửi Hội đồng thành viên (gồm 7 người) báo cáo về tình hình đăng ký tăng vốn điêu lệ và dự kiến điều chỉnh kế hoạch cụ thể “... trình HĐTV xem xét và chấp thuận tiếp tục hỗ trợ và tăng vốn điều lệ ở mức tối đa (20%) vào OceanBank".

Có 03/05 thành viên (ông Nguyễn Thanh Liêm, ông Vũ Khánh Trường, ông Phan Minh Đức) ký chấp thuận đồng ý ngay. Riêng đối với ông Hoàng Xuân Hùng và ông Nguyễn Xuân Thắng, Thành viên HĐTV đề nghị Ban Kiểm soát nội bộ báo cáo rõ thêm việc này; còn lại 02 thành viên vắng mặt.

Ngày 16/5/2011, ông Ninh Văn Quỳnh, Trưởng ban Tài chính kế toán và Kiểm toán ký văn bản báo cáo ông Nguyễn Xuân Sơn về tình hình đăng ký tăng vốn điều lệ và dự kiến điều chỉnh kế hoạch như văn bản ông Nguyễn Xuân Sơn ký gửi Thành viên HĐTV và kèm thêm “...mức tăng vốn lên 4.000 tỷ đồng vẫn nằm trong khung đã cho phép là 5.000 tỷ đồng, và nguồn tăng vốn điều lệ chủ yếu lấy từ nguồn cổ tức được chia năm 2010...”

Ông Nguyễn Xuân Sơn ký văn bản gửi Hội đồng thành viên với nội dung như nội dung trên. Sau đó, ông Nguyễn Xuân Thắng có ý kiến “K/c Ban thư ký tổng hợp ý kiến để ra Nghị quyết” còn 06 Thành viên còn lại không có ý kiến gì. Cũng cùng ngày ông Nguyễn Xuân Sơn, Phó Tổng giám đốc PVN ký Quyết định chấp thuận góp thêm 100 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ đợt II/2010 của OceanBank.

Ngày 17/5/2011, PVN chuyển số tiền 100 tỷ đồng từ tài khoản thanh toán của PVN tại OceanBank vào tài khoản của OceanBank tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải.

Kết luận điều tra bổ sung vào tháng 5/2017 của cơ quan điều tra xác định việc tăng vốn đợt 3 ngày 17/5/2011 số tiền 100 tỷ đồng là trái với khoản 2 Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.

Ngày 6/5/2015, OceanBank được Ngân hàng Nhà nước mua 0 đồng, đồng thời PVN chấm dứt tư cách cổ đông và toàn bộ các quyền, nghĩa vụ của cổ đông tại OceanBank. Dẫn đến PVN phải ghi nhận một khoản lỗ tương đương 800 tỷ đồng. Theo thông tin do bị cáo Hà Văn Thắm trình bày tại phiên tòa ngày 1/9, có thời điểm, phần vốn góp của PVN tại OceanBank tiến gần đến thỏa thuận bán cho đối tác Singapore với giá hòa vốn. Tuy nhiên, giao dịch này đã không được thực hiện.

Hành vi liên quan việc góp vốn, gây thất thoát số tiền 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vào OceanBank (tương đương 20% vốn điều lệ của OceanBank) là một trong 5 vi phạm được chuyển sang giai đoạn II của vụ án.

Chiều ngày hôm nay - 1/9, cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án; khởi tố bị can, bắt các đối tượng trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank và đồng phạm, CQĐT đã xác định 5 lãnh đạo PVN đã có hành vi Cố ý làm trái gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc PVN góp vốn điều lệ vào OceanBank.

Năm đối tượng này bao gồm Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN; Ninh Văn Quỳnh, nguyên Kế toán trưởng PVN, hiện là Phó Tổng giám đốc PVN; Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Khánh Trường, nguyên Thành viên Hội đồng thành viên PVN.

NDH.vn​
 

Việc làm nổi bật

Top