Nhận định về tình hình năm 2016, ông Nguyễn Quốc Khánh, Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho rằng năm tới sẽ tiếp tục là năm khó khăn do giá dầu dự báo thấp hơn giá dầu kế hoạch.
Theo báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), trong năm 2015, các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn đạt tốt dù gặp nhiều khó khăn, giá dầu thực tế đạt trung bình là 54,5 USD/thùng.
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 510.000 tỉ đồng, vượt 14,4% kế hoạch năm, tăng 49.000 tỉ đồng (tương đương 10,6% so với năm 2014). Tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt 560.000 tỉ đồng, nộp ngân sách Nhà nước đạt 115.000 tỉ đồng.
Nhận định về tình hình năm 2016, ông Nguyễn Quốc Khánh, Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN cho rằng năm tới sẽ tiếp tục là năm khó khăn do giá dầu dự báo thấp hơn giá dầu kế hoạch.
“Chúng tôi tính toán, nếu giá dầu giảm 1 USD/thùng thì doanh thu toàn Tập đoàn giảm 5.400 tỉ đồng, nộp ngân sách Nhà nước giảm 1.500 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm 560 tỉ đồng”, ông Nguyễn Quốc Khánh bày tỏ.
Tuy nhiên, để ứng phó với các phương án giảm giá dầu, PVN đã và đang tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp để hạn chế tối đa các tác động tiêu cực, đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước và bảo toàn vốn của Tập đoàn.
Cụ thể, Tập đoàn sẽ kiểm soát giá thành từng mỏ để xây dựng các giải pháp kinh tế khả thi, dự kiến giá thành khai thác dầu trung bình tại các mỏ trong nước năm 2016 là 27,4 USD/thùng. Trong đó, mỏ có giá thành cao nhất là mỏ Sông Đốc với giá 58 USD/thùng, mỏ có giá thành thấp nhất là các mỏ Cửu Long với giá 12,7 USD/thùng.
“Với giá thành trên, nếu xuất bán trên 45 USD/thùng thì khai thác dầu của Tập đoàn tại các mỏ sẽ đạt hiệu quả. Nhưng nếu giá dầu xuất bán dưới 45 USD/thùng thì Tập đoàn sẽ gặp khó khăn, nếu dừng khai thác thì Nhà nước không có nguồn thu”, lãnh đạo PVN cho biết.
Vì vậy, trong năm 2016, PVN sẽ thực hiện rà soát lại tổng thể chi phí từng mỏ, tiết kiệm tối đa chi phí vận hành và chi phí quản lý phân bổ. Cân đối sản lượng và giá thành từng mỏ để điều chỉnh sản lượng từng mỏ trên nguyên tắc tối thiểu là đảm bảo thu ngân sách Nhà nước và bảo toàn vốn.
“Việc tăng cường công tác quản trị rủi ro và dự báo thị trường để chủ động cân đối hợp lý sản lượng khai thác của từng mỏ so với giá thành trong từng thời điểm là một trong những ưu tiên của Tập đoàn”, ông Nguyễn Quốc Khánh cho hay.
Các tổ chức tư vấn có uy tín trên thế giới đã dự báo giá dầu năm 2016 dao động trong khoảng 30-60 USD/thùng. Trong đó, Cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ (EIA) dự báo giá dầu trung bình là 50 USD/thùng; hãng Reuters dự báo giá dầu Brent là 58 USD/thùng; hãng Wood Mackenzie dự báo 52,3 USD/thùng còn Bộ Tài chính Nga dự báo giá dầu năm 2016 là 40 USD/thùng và khó giảm xuống tới mức 30 USD/thùng.
Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương sáng 28/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, diễn biến thị trường giá dầu thô giảm, liên tục chạm đáy, chỉ còn 35-36 USD/thùng khiến kim ngạch xuất khẩu dầu thô năm 2015 mất hơn 3 tỉ USD, mức tăng trưởng xuất khẩu năm 2015 không đạt chỉ tiêu Quốc hội đã đề ra.
Theo báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), trong năm 2015, các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn đạt tốt dù gặp nhiều khó khăn, giá dầu thực tế đạt trung bình là 54,5 USD/thùng.
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 510.000 tỉ đồng, vượt 14,4% kế hoạch năm, tăng 49.000 tỉ đồng (tương đương 10,6% so với năm 2014). Tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt 560.000 tỉ đồng, nộp ngân sách Nhà nước đạt 115.000 tỉ đồng.
“Chúng tôi tính toán, nếu giá dầu giảm 1 USD/thùng thì doanh thu toàn Tập đoàn giảm 5.400 tỉ đồng, nộp ngân sách Nhà nước giảm 1.500 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm 560 tỉ đồng”, ông Nguyễn Quốc Khánh bày tỏ.
Tuy nhiên, để ứng phó với các phương án giảm giá dầu, PVN đã và đang tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp để hạn chế tối đa các tác động tiêu cực, đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước và bảo toàn vốn của Tập đoàn.
Cụ thể, Tập đoàn sẽ kiểm soát giá thành từng mỏ để xây dựng các giải pháp kinh tế khả thi, dự kiến giá thành khai thác dầu trung bình tại các mỏ trong nước năm 2016 là 27,4 USD/thùng. Trong đó, mỏ có giá thành cao nhất là mỏ Sông Đốc với giá 58 USD/thùng, mỏ có giá thành thấp nhất là các mỏ Cửu Long với giá 12,7 USD/thùng.
“Với giá thành trên, nếu xuất bán trên 45 USD/thùng thì khai thác dầu của Tập đoàn tại các mỏ sẽ đạt hiệu quả. Nhưng nếu giá dầu xuất bán dưới 45 USD/thùng thì Tập đoàn sẽ gặp khó khăn, nếu dừng khai thác thì Nhà nước không có nguồn thu”, lãnh đạo PVN cho biết.
Vì vậy, trong năm 2016, PVN sẽ thực hiện rà soát lại tổng thể chi phí từng mỏ, tiết kiệm tối đa chi phí vận hành và chi phí quản lý phân bổ. Cân đối sản lượng và giá thành từng mỏ để điều chỉnh sản lượng từng mỏ trên nguyên tắc tối thiểu là đảm bảo thu ngân sách Nhà nước và bảo toàn vốn.
“Việc tăng cường công tác quản trị rủi ro và dự báo thị trường để chủ động cân đối hợp lý sản lượng khai thác của từng mỏ so với giá thành trong từng thời điểm là một trong những ưu tiên của Tập đoàn”, ông Nguyễn Quốc Khánh cho hay.
Các tổ chức tư vấn có uy tín trên thế giới đã dự báo giá dầu năm 2016 dao động trong khoảng 30-60 USD/thùng. Trong đó, Cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ (EIA) dự báo giá dầu trung bình là 50 USD/thùng; hãng Reuters dự báo giá dầu Brent là 58 USD/thùng; hãng Wood Mackenzie dự báo 52,3 USD/thùng còn Bộ Tài chính Nga dự báo giá dầu năm 2016 là 40 USD/thùng và khó giảm xuống tới mức 30 USD/thùng.
Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương sáng 28/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, diễn biến thị trường giá dầu thô giảm, liên tục chạm đáy, chỉ còn 35-36 USD/thùng khiến kim ngạch xuất khẩu dầu thô năm 2015 mất hơn 3 tỉ USD, mức tăng trưởng xuất khẩu năm 2015 không đạt chỉ tiêu Quốc hội đã đề ra.
Theo: Chinhphu.vn
Relate Threads