Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã tính toán giá thành từng mỏ dầu để xây dựng các giải pháp khả thi nhằm kiểm soát chi phí khai thác trong bối cảnh giá dầu thế giới vẫn không ngừng lao dốc. Tuy nhiên, PVN cho biết chỉ trong trường hợp giá dầu năm 2016 được xuất bán với giá trên 45 đô la/thùng thì tập đoàn mới có lãi.
PVN đã có báo cáo gửi Chính phủ và Bộ Công Thương về các giải pháp ứng phó với giá dầu suy giảm trong năm 2016.
Báo cáo này cho biết, giá dầu thời gian tới tiếp tục giảm sâu vì cung vượt quá cầu. Sản lượng khai thác của thế giới hiện là 93 đến hơn 94 triệu thùng/ngày, trong khi nhu cầu sử dụng là 90 đến 92 triệu thùng/ngày.
Các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC tuyên bố không cắt giảm sản lượng để giữ vững thị phần và canh tranh với các nguồn dầu khác. Nguồn cung ra thị trường tăng do được bổ sung thêm nguồn dầu đá phiến của Mỹ.
Mỹ chính thức tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu từ Iran, và do vậy nguồn cung từ nước này tăng do lệnh trừng phạt của các nước phương Tây được gỡ bỏ…
PVN dẫn nguồn các tổ chức có uy tín dự báo giá dầu năm 2016 dao động trong khoảng 30 đến 60 đô la Mỹ/thùng. Cơ quan năng lượng Hoa Kỳ dự báo giá dầu trung bình cả năm 2016 là 50 đô la Mỹ/thùng; hãng tin Reuters cập nhật dự báo giá dầu 58 đô la Mỹ/thùng; còn Bộ Tài chính Nga dự báo giá dầu năm 2016 là 40 đô la Mỹ/thùng và khó giảm xuống mức 30 đô la Mỹ/thùng.
Tham khảo những dự báo trên, PVN nhận định năm 2016 tiếp tục là năm rất khó khăn do giá dầu bán ra dự báo thấp hơn giá dầu kế hoạch (60 đô la Mỹ/thùng). Tập đoàn tính nếu giá dầu giảm 1 đô la Mỹ/thùng thì doanh thu toàn tập đoàn giảm 5.400 tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước giảm 1.500 tỉ đồng.
Để đối phó với các phương án giá dầu giảm, PVN đã tập trung nhiều giải pháp nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực, đảm bảo thu ngân sách và và bảo toàn vốn của PVN. Biện pháp hàng đầu là kiểm soát giá thành từng mỏ để xây dựng các giải pháp kinh tế khả thi.
Dự kiến giá thành khai thác dầu trung bình tại các mỏ trong nước năm 2016 là 27,4 đô la Mỹ/thùng. Trong đó mỏ có giá thành cao nhất là mỏ Sông Đốc (giá thành 58 đô la Mỹ/thùng), còn mỏ có giá thành thấp nhất là các mỏ Cửu Long (Sư Tử Vàng-Sư Tử Đen với giá thành là 12,7 đô la Mỹ/thùng).
Với giá thành của các mỏ nêu trên, nếu xuất bán Nhà nước có nguồn thu ngân sách từ 18 đến 20 đô la/thùng.
Trong trường hợp giá dầu xuất bán trên 45 đô la/thùng thì khai thác dầu tại các mỏ sẽ đạt hiệu quả. Tuy nhiên, nếu giá dầu bán dưới 45 đô la/thùng thì một số mỏ khai thác của tập đoàn sẽ gặp khó khăn. Nếu dừng khai thác thì Nhà nước không có nguồn thu, PVN lỗ phần chi phí bảo dưỡng.
Nhằm ứng phó với khó khăn này, PVN đã chỉ đạo các đơn vị/nhà thầu thực hiện các giải pháp rà soát tổng thể chi phí từng mỏ, tiết kiệm tối đa chi phí vận hành và chi phí quản lý phân bổ; cân nhắc sản lượng và giá thành từng mỏ để điều chỉnh sản lượng từng mỏ trên nguyên tắc tối thiểu là đảm bảo thu ngân sách nhà nước và bảo toàn vốn của PVN, tăng cường dự báo thị trường để chủ động cân đối sản lượng khai thác của từng mỏ so với giá thành trong từng thời điểm, duy trì dịch vụ thị trường dầu khí để đảm bảo việc làm cho người lao động…
Tuần trước, tại phiên họp Chính phủ với các địa phương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã cho biết tình trạng PVN phải khai thác theo hình thức lấy lượng bù giá: năm 2015, thực tế sản lượng dầu khai thác đạt 18,74 triệu tấn, vượt 11,5% kế hoạch năm; trong đó khai thác trong nước đạt 16,86 triệu tấn, vượt 2,12 triệu tấn so với kế hoạch năm.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng thông tin rằng bộ đã tính đến các phương án giá dầu có thể xuống đến mức 30 đô la Mỹ.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thì nhấn mạnh rằng, dự báo giá dầu còn có thể xuống mức 20 đô la Mỹ/thùng. Mức giá xuống thấp tác động rất lớn đến ngành năng lượng. Phó Thủ tướng cho rằng, việc cân đối ngân sách cho ngành dầu khí là cần thiết, nhất là khâu tìm kiếm thăm dò vẫn phải đảm bảo. Nếu không, tại thời điểm giá dầu phục hồi, Việt Nam có thể suy yếu về năng lực thăm dò, khai thác trong khi ngành dầu khí vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
PVN đã có báo cáo gửi Chính phủ và Bộ Công Thương về các giải pháp ứng phó với giá dầu suy giảm trong năm 2016.
Báo cáo này cho biết, giá dầu thời gian tới tiếp tục giảm sâu vì cung vượt quá cầu. Sản lượng khai thác của thế giới hiện là 93 đến hơn 94 triệu thùng/ngày, trong khi nhu cầu sử dụng là 90 đến 92 triệu thùng/ngày.
Các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC tuyên bố không cắt giảm sản lượng để giữ vững thị phần và canh tranh với các nguồn dầu khác. Nguồn cung ra thị trường tăng do được bổ sung thêm nguồn dầu đá phiến của Mỹ.
Mỹ chính thức tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu từ Iran, và do vậy nguồn cung từ nước này tăng do lệnh trừng phạt của các nước phương Tây được gỡ bỏ…
PVN dẫn nguồn các tổ chức có uy tín dự báo giá dầu năm 2016 dao động trong khoảng 30 đến 60 đô la Mỹ/thùng. Cơ quan năng lượng Hoa Kỳ dự báo giá dầu trung bình cả năm 2016 là 50 đô la Mỹ/thùng; hãng tin Reuters cập nhật dự báo giá dầu 58 đô la Mỹ/thùng; còn Bộ Tài chính Nga dự báo giá dầu năm 2016 là 40 đô la Mỹ/thùng và khó giảm xuống mức 30 đô la Mỹ/thùng.
Tham khảo những dự báo trên, PVN nhận định năm 2016 tiếp tục là năm rất khó khăn do giá dầu bán ra dự báo thấp hơn giá dầu kế hoạch (60 đô la Mỹ/thùng). Tập đoàn tính nếu giá dầu giảm 1 đô la Mỹ/thùng thì doanh thu toàn tập đoàn giảm 5.400 tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước giảm 1.500 tỉ đồng.
Để đối phó với các phương án giá dầu giảm, PVN đã tập trung nhiều giải pháp nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực, đảm bảo thu ngân sách và và bảo toàn vốn của PVN. Biện pháp hàng đầu là kiểm soát giá thành từng mỏ để xây dựng các giải pháp kinh tế khả thi.
Dự kiến giá thành khai thác dầu trung bình tại các mỏ trong nước năm 2016 là 27,4 đô la Mỹ/thùng. Trong đó mỏ có giá thành cao nhất là mỏ Sông Đốc (giá thành 58 đô la Mỹ/thùng), còn mỏ có giá thành thấp nhất là các mỏ Cửu Long (Sư Tử Vàng-Sư Tử Đen với giá thành là 12,7 đô la Mỹ/thùng).
Với giá thành của các mỏ nêu trên, nếu xuất bán Nhà nước có nguồn thu ngân sách từ 18 đến 20 đô la/thùng.
Trong trường hợp giá dầu xuất bán trên 45 đô la/thùng thì khai thác dầu tại các mỏ sẽ đạt hiệu quả. Tuy nhiên, nếu giá dầu bán dưới 45 đô la/thùng thì một số mỏ khai thác của tập đoàn sẽ gặp khó khăn. Nếu dừng khai thác thì Nhà nước không có nguồn thu, PVN lỗ phần chi phí bảo dưỡng.
Nhằm ứng phó với khó khăn này, PVN đã chỉ đạo các đơn vị/nhà thầu thực hiện các giải pháp rà soát tổng thể chi phí từng mỏ, tiết kiệm tối đa chi phí vận hành và chi phí quản lý phân bổ; cân nhắc sản lượng và giá thành từng mỏ để điều chỉnh sản lượng từng mỏ trên nguyên tắc tối thiểu là đảm bảo thu ngân sách nhà nước và bảo toàn vốn của PVN, tăng cường dự báo thị trường để chủ động cân đối sản lượng khai thác của từng mỏ so với giá thành trong từng thời điểm, duy trì dịch vụ thị trường dầu khí để đảm bảo việc làm cho người lao động…
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng thông tin rằng bộ đã tính đến các phương án giá dầu có thể xuống đến mức 30 đô la Mỹ.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thì nhấn mạnh rằng, dự báo giá dầu còn có thể xuống mức 20 đô la Mỹ/thùng. Mức giá xuống thấp tác động rất lớn đến ngành năng lượng. Phó Thủ tướng cho rằng, việc cân đối ngân sách cho ngành dầu khí là cần thiết, nhất là khâu tìm kiếm thăm dò vẫn phải đảm bảo. Nếu không, tại thời điểm giá dầu phục hồi, Việt Nam có thể suy yếu về năng lực thăm dò, khai thác trong khi ngành dầu khí vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Theo: Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads