PVN muốn nắm tỷ lệ 36% vốn trong PVD

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa có công văn đóng dấu 'Khẩn' gửi Bộ Công Thương về việc Tiếp thu, giải trình ý kiến của các bộ/ ngành và bổ sung, hoàn thiện Đề án tái cơ cấu toàn diện PVN giai đoạn 2017-2025.

Một nội dung đáng chú ý là từ nay đến năm 2020, PVN sẽ tập trung thoái vốn tại các đơn vị dịch vụ, trong đó có trường hợp của Tổng công ty CP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (mã chứng khoán: PVD).

Cụ thể, văn bản do Chủ tịch PVN ông Trần Sỹ Thanh ký cho biết từ năm 2014 đến nay, thị trường dầu khí có nhiều biến động phức tạp, giá dầu sụt giảm, nguồn cung giàn khoan dư thừa, việc phát triển ra thị trường nước ngoài gặp nhiều khó khăn do các chính sách bảo hộ. Doanh thu và lợi nhuận của PVD do đó bị ảnh hưởng nghiêm trọng, 6 tháng đầu năm 2018 PVD lỗ khoảng 310 tỷ đồng.

Trước tình hình trên, Chủ tịch HĐQT PVD đã thay mặt Người đại diện phần vốn của PVN đã kiến nghị giảm tỷ lệ nắm giữ của PVN tại PVD từ 50,4% xuống 25% vốn (công văn số 098/DVK-TC ngày 26/2/2018) để PVD thu hút thêm các nguồn lực từ bên ngoài tham gia đầu tư, mở rộng thị trường.

GiankhoanTAD2.jpg

Tuy nhiên, theo PVN, do hoạt động của PVD có yếu tố nhạy cảm liên quan đến an ninh, quốc phòng nên PVN kiến nghị giảm tỷ lệ sở hữu trong PVD từ 50,4% về 36% trong giai đoạn 2018-2020 để PVN vẫn có thể tham gia vào quản lý điều hành doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Tổng công ty.

Bên cạnh PVD, PVN còn kiến nghị tới năm 2020 sẽ thoái hết vốn là ba đơn vị dịch vụ khác là Tổng công ty CP Dịch vụ Tổng hợp dầu khí (Petrosetco - 22,24%), Tổng công ty CP Dung dịch Khoan và Hoá phẩm dầu khí (DMC - 36%), Tổng công ty CP Tư vấn Thiết kế Dầu khí (PVE - 29%).

Hằng Vương T/h
http://thuonghieucongluan.com.vn
 

Việc làm nổi bật

Top