Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn thách thức như hiện nay, đặc biệt là với ngành Dầu khí khi giá dầu thế giới sụt giảm sâu và duy trì ở mức rất thấp, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” càng cần thiết và có ý nghĩa.
Nâng cao nhận thức
Cuối tháng 12 vừa qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương (DNTW) đã ban hành Chỉ thị số 01-CT/ĐUK về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và chủ trương các doanh nghiệp, ngân hàng, đơn vị trong Khối sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau giai đoạn 2016-2020.
Đảng bộ Khối DNTW hiện có 33 đảng bộ các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị trực thuộc. Các doanh nghiệp trong Khối là các doanh nghiệp Nhà nước lớn, có vai trò hết sức quan trọng, là lực lượng nòng cốt giữ các cân đối của nền kinh tế về lương thực, dầu khí, xăng dầu, than điện, phân bón, thép, xi măng, dịch vụ vận tải và các mặt hàng thiết yếu, các ngân hàng và tổ chức tài chính Nhà nước, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước (khoảng 40% GDP).
Thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ trong cuộc vận động vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, những năm qua Đảng ủy Khối đã nghiêm túc triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của cuộc vận động, đồng thời ban hành các chủ trương để các doanh nghiệp, ngân hàng, đơn vị trong Khối ưu tiên sử dụng sản phẩm dịch vụ của nhau, góp phần bảo vệ và khuyến khích phát triển sản xuất, tiêu dùng trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa, quảng bá giới thiệu sản phẩm, thương hiệu, mở rộng thị trường... Nhiều đơn vị trong Khối đã chủ động phối hợp, nghiên cứu kỹ nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau để thỏa thuận hợp tác cụ thể, lâu dài.
Tuy nhiên, theo đánh giá chung, việc triển khai thực hiện cuộc vận động tại nhiều tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị có lúc còn chưa kịp thời, mang tính hình thức, hiệu quả thực hiện chưa cao. Nhiều hoạt động, hợp tác liên kết có được ký kết nhưng kết quả còn hạn chế; chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh chất lượng sản phẩm, dịch vụ của một số đơn vị cũng chưa cao; tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm bản quyền, sở hữu trí tuệ tác động tiêu cực đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và việc triển khai hệ thống phân phối sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp tại một số địa phương còn hạn chế.
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động trong giai đoạn tới đây, bằng Chỉ thị số 01-CT/ĐUK, Thường vụ Đảng ủy Khối yêu cầu các cấp ủy đảng, lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức đoàn thể của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị trong Khối lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ quan trọng.
Theo đó, cần nâng cao nhận thức cấp ủy các cấp; tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, người lao động; đồng thời cụ thể hóa thành chương trình hành động hoặc xây dựng nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cuộc vận động. Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; nâng cao uy tín, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường bằng các biện pháp cụ thể đảm bảo 3 yếu tố cơ bản: chất lượng, tiến độ, chi phí hợp lý, tăng doanh thu, lợi nhuận và tạo ra nhiều việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động. Chủ động kiểm tra, nắm tình hình, kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc trong triển khai hợp tác và trong các khâu sản xuất, phân phối lưu thông để kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước sửa đổi, bổ sung; tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, lưu thông và tiêu dùng trong nước.
Bên cạnh đó, chỉ thị cũng yêu cầu các doanh nghiệp và tổ chức đoàn thể trong Khối tổ chức các hình thức hợp tác, giao lưu, tìm hiểu giữa các đơn vị trong Khối; phát động các phong trào thi đua, động viên, khen thưởng kịp thời các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt cuộc vận động. Các doanh nghiệp, đơn vị có trách nhiệm rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn về việc ưu tiên sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước; xác định nhu cầu và năng lực đáp ứng các sản phẩm dịch vụ, khả năng liên doanh, liên kết của các đơn vị trong Khối để từ đó xây dựng hình thức hợp tác, phối hợp bảo đảm sử dụng tối đa các sản phẩm dịch vụ của nhau.
PVN là nòng cốt
Là đơn vị nòng cốt của Khối DNTW, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã sớm nắm bắt chủ trương của Bộ Chính trị về tổ chức Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Ngay từ tháng 3-2009 Đảng ủy Tập đoàn đã ban hành Nghị quyết số 233/NQ-ĐU về “phát huy nội lực, tăng cường và ưu tiên sử dụng các dịch vụ của các đơn vị trong Tập đoàn”.
Đây là sự chủ động, sáng tạo của Tập đoàn phù hợp với tinh thần Cuộc vận động. Nội dung của Nghị quyết đã nêu rõ những mục tiêu, giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện hết sức thiết thực, cụ thể vừa có tích chất cấp bách khắc phục những khó khăn phát sinh, song cũng đảm bảo sự ổn định phát triển bền vững và tăng tốc nhằm thực hiện chiến lược phát triển của Tập đoàn.
Nghị quyết của Đảng ủy Tập đoàn được ban hành đã kịp thời định hướng công tác lãnh đạo hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn, đã tạo sự đồng thuận, nhất trí cao, toàn Đảng bộ đã có sự chia sẻ, đồng tâm, hiệp lực, chung sức, chung lòng vượt qua những khó khăn, thách thức. Công tác đổi mới, cơ cấu lại các nguồn lực trong lĩnh vực dịch vụ của Tập đoàn từng bước được thực hiện phù hợp với đòi hỏi của tình hình thực tiễn đã nhân lên sức mạnh của mỗi đơn vị thành viên và toàn Tập đoàn, đạt mức kỷ lục về tăng trưởng dịch vụ dầu khí. Hầu hết các loại hình dịch vụ và năng lực của đội ngũ cán bộ, công nhân viên làm dịch vụ có bước phát triển mạnh mẽ.
Tổng doanh thu dịch vụ 5 năm 2011-2015 đạt 1.170 nghìn tỉ đồng, tốc độ tăng trung bình đạt 9%/năm, chiếm 31,8% tổng doanh thu toàn Tập đoàn, tốc độ tăng trung bình đạt 9,0%/năm, tăng gấp 2,8 lần so với thực hiện 5 năm 2006-2010. Đến nay, hầu hết các đơn vị dịch vụ của Tập đoàn đều có đủ năng lực và có khả năng cạnh tranh tốt hơn để thực hiện được 100% yêu cầu dịch vụ dầu khí chất lượng cao.
Trong định hướng những năm tới, PVN sẽ tiếp tục chủ trương ưu tiên sử dụng dịch vụ của các đơn vị trong Tập đoàn kèm theo các điều kiện ràng buộc về trách nhiệm, hiệu quả kinh tế để nâng cao năng lực cạnh tranh của các đơn vị cung cấp dịch vụ. Đồng thời sẽ tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 233 và các quy định, quy chế về công tác phát triển dịch vụ của Tập đoàn để có điều chỉnh phù hợp với phương án tái cơ cấu và qui định mới của Luật Đấu thầu. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ dầu khí ra nước ngoài theo hướng đồng bộ, trọn gói để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư; trước mắt tập trung thực hiện dịch vụ cho các dự án của Tập đoàn và các đơn vị thành viên của Tập đoàn đầu tư ở nước ngoài.
PVN sẽ tập trung đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị chuyên dụng, con người để nâng cao chất lượng, năng lực dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các đơn vị. Đầu tư tái cấu trúc lại sản phẩm và công nghệ dịch vụ, cải tiến phương pháp quản lý, triệt để cắt giảm các chi phí không hợp lý; đào tạo phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật cao… để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó, PVN sẽ nghiên cứu đề nghị Chính phủ và cấp thẩm quyền có cơ chế chính sách bảo hộ các đơn vị trong nước về việc cung cấp dịch vụ dầu khí như các nước trong khu vực đã áp dụng.
Nâng cao nhận thức
Cuối tháng 12 vừa qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương (DNTW) đã ban hành Chỉ thị số 01-CT/ĐUK về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và chủ trương các doanh nghiệp, ngân hàng, đơn vị trong Khối sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau giai đoạn 2016-2020.
Đảng bộ Khối DNTW hiện có 33 đảng bộ các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị trực thuộc. Các doanh nghiệp trong Khối là các doanh nghiệp Nhà nước lớn, có vai trò hết sức quan trọng, là lực lượng nòng cốt giữ các cân đối của nền kinh tế về lương thực, dầu khí, xăng dầu, than điện, phân bón, thép, xi măng, dịch vụ vận tải và các mặt hàng thiết yếu, các ngân hàng và tổ chức tài chính Nhà nước, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước (khoảng 40% GDP).
Tuy nhiên, theo đánh giá chung, việc triển khai thực hiện cuộc vận động tại nhiều tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị có lúc còn chưa kịp thời, mang tính hình thức, hiệu quả thực hiện chưa cao. Nhiều hoạt động, hợp tác liên kết có được ký kết nhưng kết quả còn hạn chế; chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh chất lượng sản phẩm, dịch vụ của một số đơn vị cũng chưa cao; tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm bản quyền, sở hữu trí tuệ tác động tiêu cực đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và việc triển khai hệ thống phân phối sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp tại một số địa phương còn hạn chế.
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động trong giai đoạn tới đây, bằng Chỉ thị số 01-CT/ĐUK, Thường vụ Đảng ủy Khối yêu cầu các cấp ủy đảng, lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức đoàn thể của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị trong Khối lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ quan trọng.
Theo đó, cần nâng cao nhận thức cấp ủy các cấp; tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, người lao động; đồng thời cụ thể hóa thành chương trình hành động hoặc xây dựng nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cuộc vận động. Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; nâng cao uy tín, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường bằng các biện pháp cụ thể đảm bảo 3 yếu tố cơ bản: chất lượng, tiến độ, chi phí hợp lý, tăng doanh thu, lợi nhuận và tạo ra nhiều việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động. Chủ động kiểm tra, nắm tình hình, kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc trong triển khai hợp tác và trong các khâu sản xuất, phân phối lưu thông để kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước sửa đổi, bổ sung; tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, lưu thông và tiêu dùng trong nước.
Bên cạnh đó, chỉ thị cũng yêu cầu các doanh nghiệp và tổ chức đoàn thể trong Khối tổ chức các hình thức hợp tác, giao lưu, tìm hiểu giữa các đơn vị trong Khối; phát động các phong trào thi đua, động viên, khen thưởng kịp thời các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt cuộc vận động. Các doanh nghiệp, đơn vị có trách nhiệm rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn về việc ưu tiên sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước; xác định nhu cầu và năng lực đáp ứng các sản phẩm dịch vụ, khả năng liên doanh, liên kết của các đơn vị trong Khối để từ đó xây dựng hình thức hợp tác, phối hợp bảo đảm sử dụng tối đa các sản phẩm dịch vụ của nhau.
PVN là nòng cốt
Là đơn vị nòng cốt của Khối DNTW, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã sớm nắm bắt chủ trương của Bộ Chính trị về tổ chức Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Ngay từ tháng 3-2009 Đảng ủy Tập đoàn đã ban hành Nghị quyết số 233/NQ-ĐU về “phát huy nội lực, tăng cường và ưu tiên sử dụng các dịch vụ của các đơn vị trong Tập đoàn”.
Đây là sự chủ động, sáng tạo của Tập đoàn phù hợp với tinh thần Cuộc vận động. Nội dung của Nghị quyết đã nêu rõ những mục tiêu, giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện hết sức thiết thực, cụ thể vừa có tích chất cấp bách khắc phục những khó khăn phát sinh, song cũng đảm bảo sự ổn định phát triển bền vững và tăng tốc nhằm thực hiện chiến lược phát triển của Tập đoàn.
Nghị quyết của Đảng ủy Tập đoàn được ban hành đã kịp thời định hướng công tác lãnh đạo hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn, đã tạo sự đồng thuận, nhất trí cao, toàn Đảng bộ đã có sự chia sẻ, đồng tâm, hiệp lực, chung sức, chung lòng vượt qua những khó khăn, thách thức. Công tác đổi mới, cơ cấu lại các nguồn lực trong lĩnh vực dịch vụ của Tập đoàn từng bước được thực hiện phù hợp với đòi hỏi của tình hình thực tiễn đã nhân lên sức mạnh của mỗi đơn vị thành viên và toàn Tập đoàn, đạt mức kỷ lục về tăng trưởng dịch vụ dầu khí. Hầu hết các loại hình dịch vụ và năng lực của đội ngũ cán bộ, công nhân viên làm dịch vụ có bước phát triển mạnh mẽ.
Tổng doanh thu dịch vụ 5 năm 2011-2015 đạt 1.170 nghìn tỉ đồng, tốc độ tăng trung bình đạt 9%/năm, chiếm 31,8% tổng doanh thu toàn Tập đoàn, tốc độ tăng trung bình đạt 9,0%/năm, tăng gấp 2,8 lần so với thực hiện 5 năm 2006-2010. Đến nay, hầu hết các đơn vị dịch vụ của Tập đoàn đều có đủ năng lực và có khả năng cạnh tranh tốt hơn để thực hiện được 100% yêu cầu dịch vụ dầu khí chất lượng cao.
Trong định hướng những năm tới, PVN sẽ tiếp tục chủ trương ưu tiên sử dụng dịch vụ của các đơn vị trong Tập đoàn kèm theo các điều kiện ràng buộc về trách nhiệm, hiệu quả kinh tế để nâng cao năng lực cạnh tranh của các đơn vị cung cấp dịch vụ. Đồng thời sẽ tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 233 và các quy định, quy chế về công tác phát triển dịch vụ của Tập đoàn để có điều chỉnh phù hợp với phương án tái cơ cấu và qui định mới của Luật Đấu thầu. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ dầu khí ra nước ngoài theo hướng đồng bộ, trọn gói để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư; trước mắt tập trung thực hiện dịch vụ cho các dự án của Tập đoàn và các đơn vị thành viên của Tập đoàn đầu tư ở nước ngoài.
PVN sẽ tập trung đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị chuyên dụng, con người để nâng cao chất lượng, năng lực dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các đơn vị. Đầu tư tái cấu trúc lại sản phẩm và công nghệ dịch vụ, cải tiến phương pháp quản lý, triệt để cắt giảm các chi phí không hợp lý; đào tạo phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật cao… để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó, PVN sẽ nghiên cứu đề nghị Chính phủ và cấp thẩm quyền có cơ chế chính sách bảo hộ các đơn vị trong nước về việc cung cấp dịch vụ dầu khí như các nước trong khu vực đã áp dụng.
Nguyễn Tiến Dũng
Nguồn:Năng lượng Mới 489
Nguồn:Năng lượng Mới 489
Relate Threads