Với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam, nhu cầu về năng lượng cũng tăng lên, việc bảo đảm an ninh năng lượng luôn là thách thức lớn cho toàn ngành năng lượng nói chung và ngành dầu khí nói riêng. Tuy nhiên, ngành dầu khí đã nỗ lực vượt khó, trở thành biểu tượng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Thách thức không nhỏ
Tập đoàn Dầu khí (PVN) đang đóng góp quan trọng về dầu, khí, điện vào việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia cũng như tăng trưởng GDP và tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Ngành dầu khí đang làm chủ công nghệ cao trong tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.
Chủ tịch HĐTV PVN Trần Sỹ Thanh cho rằng, năng lượng là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Dầu khí là nguồn tài nguyên quý giá, không thể tái tạo và luôn ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế toàn cầu.
Nền kinh tế Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng trong vài thập niên qua với việc chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp sử dụng năng lượng chủ yếu dựa trên các loại nhiên liệu sinh khối truyền thống, sang một nền kinh tế sử dụng các dạng năng lượng tổng hợp và hiện đại.
Tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) đầu người đã tăng từ 114 USD vào năm 1990 đến 2.587 USD vào năm 2018 như là một dấu mốc quan trọng đưa Việt Nam trở thành một quốc gia thu nhập trung bình. Cùng với sự phát triển đó, nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Việt Nam cũng tăng trưởng rất cao, bình quân 10%/năm.
Với những nỗ lực của mình, ngành dầu khí đóng góp quan trọng vào bảo đảm an ninh năng lượng. Ảnh: Khắc Kiên
Theo dự báo đến năm 2035, tổng nhu cầu năng lượng tăng gần gấp 2,5 lần so với năm 2015. Trong giai đoạn 2016 - 2025, nhu cầu năng lượng tăng khoảng 5,1%/năm và ở mức tăng 4,2%/năm ở giai đoạn 2026 - 2035. Trong bối cảnh đó, chủ trương bảo đảm cung cấp năng lượng đầy đủ, ổn định và an toàn cho các yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội là cần thiết.
Theo ông Trần Sỹ Thanh, mặc dù Nghị quyết 41-NQ/TƯ ngày 23/7/2015 về định hướng chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035 là rất rõ ràng nhưng sau gần 4 năm thực hiện thì trên thực tế chưa có các giải pháp, chính sách cụ thể để hiện thực hóa các mục tiêu mà Nghị quyết đề ra.
“Thách thức lớn nhất là cho đến nay, PVN vẫn chưa được phê duyệt Quy chế quản lý tài chính của công ty mẹ PVN nên hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro” - ông Trần Sỹ Thanh cảnh báo.
Đặc biệt, cơ chế tài chính cho công tác khoan thăm dò dầu khí còn nhiều vướng mắc, chồng chéo dẫn đến việc gia tăng trữ lượng gặp rất nhiều khó khăn và không đáng kể. Đây chính là mối lo lớn nhất cho việc đảm bảo an ninh năng lượng đất nước bởi hoạt động khai thác dầu khí đang “ăn” vào tương lai…
Biểu tượng năng lượng
Cùng với than, thủy điện, dầu khí luôn là nguồn năng lượng chính bảo đảm cho sự ổn định của các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại và dân sinh. Đến nay, ngành dầu khí đã khai thác được gần 400 triệu tấn dầu và 150 tỷ mét khối khí, đáp ứng nhu cầu năng lượng cho sản xuất 170 tỷ kWh điện (chiếm khoảng 15% tổng công suất lắp đặt và 30% tổng sản lượng điện cả nước), 55 triệu tấn sản phẩm xăng dầu (chiếm 33% tổng nhu cầu cả nước).
Tỷ trọng đóng góp của dầu khí trong cơ cấu năng lượng Việt Nam rất cao, bình quân 40% tổng cung cấp năng lượng sơ cấp, khoảng 35% tổng nhu cầu tiêu thụ năng lượng cuối cùng trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay.
PVN đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí, công nghiệp khí, điện và dịch vụ dầu khí. Tính đến năm 2018, tổng doanh thu đạt trên 374 tỷ USD, nộp ngân sách Nhà nước trên 105 tỷ USD. Tập đoàn đã xây dựng được đội ngũ trên 60.000 người có trình độ cao, đủ khả năng làm chủ các hoạt động dầu khí ở trong và ngoài nước.
Công nhân Điện Cà Mau đang kiểm tra trong phân xưởng. Ảnh: Khắc Kiên
Liên tục nhiều năm liền, ngành dầu khí đóng góp cho tăng trưởng GDP với tỷ trọng trên 20%, chiếm trên 30% tổng thu ngân sách Nhà nước và khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong bối cảnh kinh tế thế giới cũng như trong nước có nhiều biến động, nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất trong nước suy giảm thì ngành dầu khí vẫn duy trì tăng trưởng, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường.
Ông Trần Sỹ Thanh khẳng định, qua 60 năm không ngừng nỗ lực từ những sơ khai ban đầu để xây dựng và phát triển được một hệ thống công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí đến vận chuyển, chế biến, lọc hóa dầu và phân phối tiêu thụ, ngành dầu khí đã trở thành biểu tượng năng lượng cho phát triển đất nước.
Thách thức không nhỏ
Tập đoàn Dầu khí (PVN) đang đóng góp quan trọng về dầu, khí, điện vào việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia cũng như tăng trưởng GDP và tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Ngành dầu khí đang làm chủ công nghệ cao trong tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.
Chủ tịch HĐTV PVN Trần Sỹ Thanh cho rằng, năng lượng là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Dầu khí là nguồn tài nguyên quý giá, không thể tái tạo và luôn ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế toàn cầu.
Nền kinh tế Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng trong vài thập niên qua với việc chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp sử dụng năng lượng chủ yếu dựa trên các loại nhiên liệu sinh khối truyền thống, sang một nền kinh tế sử dụng các dạng năng lượng tổng hợp và hiện đại.
Tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) đầu người đã tăng từ 114 USD vào năm 1990 đến 2.587 USD vào năm 2018 như là một dấu mốc quan trọng đưa Việt Nam trở thành một quốc gia thu nhập trung bình. Cùng với sự phát triển đó, nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Việt Nam cũng tăng trưởng rất cao, bình quân 10%/năm.
Với những nỗ lực của mình, ngành dầu khí đóng góp quan trọng vào bảo đảm an ninh năng lượng. Ảnh: Khắc Kiên
Theo dự báo đến năm 2035, tổng nhu cầu năng lượng tăng gần gấp 2,5 lần so với năm 2015. Trong giai đoạn 2016 - 2025, nhu cầu năng lượng tăng khoảng 5,1%/năm và ở mức tăng 4,2%/năm ở giai đoạn 2026 - 2035. Trong bối cảnh đó, chủ trương bảo đảm cung cấp năng lượng đầy đủ, ổn định và an toàn cho các yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội là cần thiết.
Theo ông Trần Sỹ Thanh, mặc dù Nghị quyết 41-NQ/TƯ ngày 23/7/2015 về định hướng chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035 là rất rõ ràng nhưng sau gần 4 năm thực hiện thì trên thực tế chưa có các giải pháp, chính sách cụ thể để hiện thực hóa các mục tiêu mà Nghị quyết đề ra.
“Thách thức lớn nhất là cho đến nay, PVN vẫn chưa được phê duyệt Quy chế quản lý tài chính của công ty mẹ PVN nên hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro” - ông Trần Sỹ Thanh cảnh báo.
Đặc biệt, cơ chế tài chính cho công tác khoan thăm dò dầu khí còn nhiều vướng mắc, chồng chéo dẫn đến việc gia tăng trữ lượng gặp rất nhiều khó khăn và không đáng kể. Đây chính là mối lo lớn nhất cho việc đảm bảo an ninh năng lượng đất nước bởi hoạt động khai thác dầu khí đang “ăn” vào tương lai…
Biểu tượng năng lượng
Cùng với than, thủy điện, dầu khí luôn là nguồn năng lượng chính bảo đảm cho sự ổn định của các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại và dân sinh. Đến nay, ngành dầu khí đã khai thác được gần 400 triệu tấn dầu và 150 tỷ mét khối khí, đáp ứng nhu cầu năng lượng cho sản xuất 170 tỷ kWh điện (chiếm khoảng 15% tổng công suất lắp đặt và 30% tổng sản lượng điện cả nước), 55 triệu tấn sản phẩm xăng dầu (chiếm 33% tổng nhu cầu cả nước).
Tỷ trọng đóng góp của dầu khí trong cơ cấu năng lượng Việt Nam rất cao, bình quân 40% tổng cung cấp năng lượng sơ cấp, khoảng 35% tổng nhu cầu tiêu thụ năng lượng cuối cùng trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay.
PVN đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí, công nghiệp khí, điện và dịch vụ dầu khí. Tính đến năm 2018, tổng doanh thu đạt trên 374 tỷ USD, nộp ngân sách Nhà nước trên 105 tỷ USD. Tập đoàn đã xây dựng được đội ngũ trên 60.000 người có trình độ cao, đủ khả năng làm chủ các hoạt động dầu khí ở trong và ngoài nước.
Công nhân Điện Cà Mau đang kiểm tra trong phân xưởng. Ảnh: Khắc Kiên
Liên tục nhiều năm liền, ngành dầu khí đóng góp cho tăng trưởng GDP với tỷ trọng trên 20%, chiếm trên 30% tổng thu ngân sách Nhà nước và khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong bối cảnh kinh tế thế giới cũng như trong nước có nhiều biến động, nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất trong nước suy giảm thì ngành dầu khí vẫn duy trì tăng trưởng, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường.
Ông Trần Sỹ Thanh khẳng định, qua 60 năm không ngừng nỗ lực từ những sơ khai ban đầu để xây dựng và phát triển được một hệ thống công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí đến vận chuyển, chế biến, lọc hóa dầu và phân phối tiêu thụ, ngành dầu khí đã trở thành biểu tượng năng lượng cho phát triển đất nước.
"Vấn đề khó khăn lớn nhất chính là phải có cơ chế tài chính rõ ràng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí bởi đây là hoạt động nhiều rủi ro và rất tốn kém. Thực tế những năm gần đây, PVN gần như ký được rất ít hợp đồng dầu khí mới khiến hoạt động khoan thăm dò rất èo uột với vốn đầu tư cho hoạt động này chỉ bằng 25% so với giai đoạn trước đây. Trong khi nguồn lực của PVN còn hạn chế thì việc kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực đầy rủi ro này cũng bị vướng rất lớn bởi các chính sách trước đây đã không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay." - TS Nguyễn Hồng Minh - Phó Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam
"An ninh năng lượng tác động rất lớn đến an ninh lương thực, an ninh tài chính. Vì vậy, Luật Dầu khí cần sớm được sửa đổi cho phù hợp với bối cảnh mới nhằm tạo động lực cho một ngành rất quan trọng và rất nhiều rủi ro, cả rủi ro truyền thống và phi truyền thống." - Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển
Relate Threads