Trái ngược với tình trạng bết bát của hầu hết các hãng vận tải biển nội, tình hình kinh doanh của Tổng công ty cổ phần Vận tải dầu khí đang ngày càng khởi sắc.
Trong khi các doanh nghiệp danh giá một thời của ngành vận tải biển như: Vosco, Vinaship, Vinalines, Vitranschart… đang ngụp lặn trong khó khăn thì “con tàu” Tổng công ty cổ phần Vận tải dầu khí (PVT) lại đang rẽ sóng băng băng lao về phía trước.
Một mình một chợ
Nếu nhìn vào báo cáo tài chính quý II/2016 của các doanh nghiệp vận tải biển có tên tuổi của Việt Nam hiện nay thì thấy rằng, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc ngành này đang hết sức khó khăn. Tính đến cuối quý II, Công ty Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (Vitranschart; mã CK: VST) ghi nhận mức lỗ 71 tỷ đồng. Đây là quý thứ 18 liên tiếp doanh nghiệp này báo lỗ. Công ty Vận tải biển Vinaship (mã CK: VNA) kết thúc quý với khoản lỗ trên 20 tỷ đồng; Công ty Vận tải biển Việt Nam (Vosco; mã CK: VOS) lỗ trên 81 tỷ đồng; còn Công ty cổ phần Vận tải biển Bắc (mã CK: NOS) và Công ty cổ phần Container phía Nam (mã CK: VSG) cũng trong tình trạng tương tự với số lỗ lần lượt là 114 tỷ và 91 tỷ đồng.
Điều đáng nói là những công ty này đã lỗ liên tục nhiều năm và đang gánh các khoản nợ rất lớn, dẫn tới âm vốn chủ sở hữu. Thậm chí đã có những doanh nghiệp phải bán tàu để lấy tiền trả nợ mà vẫn không xoay chuyển được tình hình. Nguyên nhân dường như vẫn không thay đổi qua năm tháng, đó là dư thừa tàu dẫn tới cạnh tranh giảm giá cước vận tải.
Trên thực tế, trong những năm qua các công ty vận tải biển cũng đã nỗ lực tái cấu trúc như: bán các tàu già và tàu có trọng tải thấp, thay thế bằng tàu mới chở được nhiều hàng hóa hơn, tiết giảm chi phí, tăng cho thuê tàu chạy định hạn, tìm kiếm khai thác các tuyến hàng hải mới. Thế nhưng những điều này vẫn là chưa đủ. Do chủ yếu tập trung khai thác phân khúc hàng khô, còn hàng container gần như bỏ trống, trong khi ngành vận tải biển thế giới đã chuyển dịch sang xu hướng vận chuyển bằng container, nên năng lực cạnh tranh của các đơn vị vận tải biển nội hiện kém xa các đối thủ trong khu vực và thế giới. Các hãng tàu Việt Nam cũng không sở hữu một hệ thống logistics chuyên nghiệp cung ứng các giải pháp trọn gói cho khách hàng, mà chỉ đảm nhiệm một phần trong hệ thống đó nên khó có lợi thế đàm phán giá cước phí và có được nguồn hàng ổn định.
Trong bức tranh tổng quát ảm đạm đó, Tổng công ty cổ phần Vận tải dầu khí (mã CK: PVT) nổi lên như một ngôi sao sáng. Theo báo cáo tài chính của PVT, chỉ tính riêng trong quý II/2016, công ty đã đạt doanh thu và lãi ròng lần lượt là 1.737 tỷ và 109 tỷ đồng. Cũng cần phải nói thêm, trong suốt quá trình hoạt động của mình, chưa bao giờ PVT đối diện với các khoản lỗ, kể cả tại thời điểm thị trường vận tải biển lao dốc mạnh.
Sự hoạt động ổn định của PVT trước hết nằm ở việc, luôn có nguồn hàng để duy trì hoạt động liên tục của đội tàu, với mức cước phí tốt. PVT đảm nhận toàn bộ hoạt động vận chuyển (cả đầu ra và đầu vào) cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, phân phối dầu cho các đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Riêng đội tàu dầu của PVT đã đem lại hơn 40% doanh thu cho công ty.
PVT còn có lợi thế trong việc chuyên chở khí hóa lỏng LPG nhờ nắm 67,74% vốn điều lệ tại Công ty Vận tải sản phẩm khí quốc tế (GSP). Doanh nghiệp này chiếm tới hơn 90% thị phần vận chuyển LPG tại thị trường nội địa, có đơn hàng chuyên chở LPG độc quyền cho Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (chủ sở hữu nhà máy lọc dầu Dung Quất) và PV Gas Trading. GSP không chỉ có nguồn hàng ổn định mà còn có cơ cấu tài chính lành mạnh, đội tàu gần hết khấu hao nên đóng góp vào doanh thu cho PVT rất tốt. Năm ngoái, doanh thu của GSP đã vượt mốc 1.000 tỷ đồng, dự báo trong tương lai mức doanh thu này vẫn sẽ tiếp tục được duy trì.
Ngoài ra, PVT còn có được nguồn doanh thu đều đặn không nhỏ từ việc cung cấp dịch vụ kho nổi cho mỏ Đại Hùng và mỏ Chim Sáo. Đáng lưu ý, hiện chỉ có Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) và PVT cung cấp loại hình dịch vụ này.
Ngoài việc chuyên chở dầu và LPG, bắt đầu từ năm ngoái PVT cũng đã phát triển đội tàu chuyên chở hàng rời, vận chuyển than cho Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, vận chuyển sản phẩm cho Nhà máy đạm Phú Mỹ và Nhà máy đạm Cà Mau. Hoạt động vận chuyển hàng rời được kỳ vọng sẽ góp phần vào tăng trưởng doanh thu cho công ty trong thời gian tới.
Việc PVT được độc quyền chuyên chở cho các chủ hàng lớn một phần là nhờ doanh nghiệp này sở hữu đội tàu chuyên biệt, mặt khác đó là do PVN hiện đang nắm 51% cổ phần tại PVT. Việc PVN giao PVT đảm nhận việc cung cấp dịch vụ vận tải biển cho tập đoàn và các đơn vị thành viên đã giúp PVT có được kết quả kinh doanh tốt.
Đi nhanh
PVT sẽ tiếp tục được hưởng lợi lớn từ việc PVN đẩy mạnh đầu tư trong lĩnh vực năng lượng trong thời gian tới. Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2018, một loạt các công trình mà PVN tham gia đầu tư sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động như: Nhà máy khí Cà Mau, Dự án Điện lực dầu khí Long Phú – Sông Hậu, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình. Đặc biệt, Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn có công suất ước tính 10 triệu tấn dầu thô mỗi năm sẽ đi vào hoạt động năm 2017. Tất cả các dự án này PVT đều đã ký được hợp đồng chuyên chở độc quyền.
Để nhanh chóng nâng cao năng lực vận chuyển của mình, vào tháng 7/2016, PVT đã mua lại 51% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Vận tải Nhật Việt từ GSP. Đây là công ty chiếm hơn nửa đội tàu chuyên chở LPG của cả nước. Việc này được coi là một bước đi hợp lý của PVT, bởi trong kế hoạch 5 năm 2016-2020 và chiến lược đến năm 2035 của PVT, lĩnh vực vận tải LPG là một trong những hoạt động cốt lõi, được tập trung đầu tư phát triển. Trước đó, khi thuộc quyền sở hữu của GSP, Nhật Việt có năng lực vận tải rất tốt khi tham gia vận chuyển toàn bộ sản phẩm LPG của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Chế biến khí Dinh Cố, Kho lạnh Thị Vải và khai thác các tuyến quốc tế phía Nam Trung Quốc.
Tuy nhiên, vẫn có chút quan ngại rằng, nếu Nhà máy Lọc dầu Dung Quất buộc phải dừng hoạt động do giá dầu xuống quá thấp hay do phải bảo trì, sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của PVT. Tuy nhiên ban lãnh đạo PVT cho rằng, việc đóng cửa Nhà máy Lọc dầu Dung Quất do giá dầu xuống thấp khó có khả năng xảy ra. Kể cả khi nhà máy phải ngừng để bảo trì thì PVT cũng sẽ biết trước kế hoạch từ sớm để chủ động điều động tàu chuyên chở các mối hàng khác. PVT không thiếu khách hàng trong lĩnh vực vận chuyển dầu thô bởi đơn vị này cũng đang phục vụ cho các hãng dầu khí nổi tiếng toàn cầu như: Exxon, BP, Shell, Chevron, Petronas
Trong khi các doanh nghiệp danh giá một thời của ngành vận tải biển như: Vosco, Vinaship, Vinalines, Vitranschart… đang ngụp lặn trong khó khăn thì “con tàu” Tổng công ty cổ phần Vận tải dầu khí (PVT) lại đang rẽ sóng băng băng lao về phía trước.
Nếu nhìn vào báo cáo tài chính quý II/2016 của các doanh nghiệp vận tải biển có tên tuổi của Việt Nam hiện nay thì thấy rằng, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc ngành này đang hết sức khó khăn. Tính đến cuối quý II, Công ty Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (Vitranschart; mã CK: VST) ghi nhận mức lỗ 71 tỷ đồng. Đây là quý thứ 18 liên tiếp doanh nghiệp này báo lỗ. Công ty Vận tải biển Vinaship (mã CK: VNA) kết thúc quý với khoản lỗ trên 20 tỷ đồng; Công ty Vận tải biển Việt Nam (Vosco; mã CK: VOS) lỗ trên 81 tỷ đồng; còn Công ty cổ phần Vận tải biển Bắc (mã CK: NOS) và Công ty cổ phần Container phía Nam (mã CK: VSG) cũng trong tình trạng tương tự với số lỗ lần lượt là 114 tỷ và 91 tỷ đồng.
Điều đáng nói là những công ty này đã lỗ liên tục nhiều năm và đang gánh các khoản nợ rất lớn, dẫn tới âm vốn chủ sở hữu. Thậm chí đã có những doanh nghiệp phải bán tàu để lấy tiền trả nợ mà vẫn không xoay chuyển được tình hình. Nguyên nhân dường như vẫn không thay đổi qua năm tháng, đó là dư thừa tàu dẫn tới cạnh tranh giảm giá cước vận tải.
Trên thực tế, trong những năm qua các công ty vận tải biển cũng đã nỗ lực tái cấu trúc như: bán các tàu già và tàu có trọng tải thấp, thay thế bằng tàu mới chở được nhiều hàng hóa hơn, tiết giảm chi phí, tăng cho thuê tàu chạy định hạn, tìm kiếm khai thác các tuyến hàng hải mới. Thế nhưng những điều này vẫn là chưa đủ. Do chủ yếu tập trung khai thác phân khúc hàng khô, còn hàng container gần như bỏ trống, trong khi ngành vận tải biển thế giới đã chuyển dịch sang xu hướng vận chuyển bằng container, nên năng lực cạnh tranh của các đơn vị vận tải biển nội hiện kém xa các đối thủ trong khu vực và thế giới. Các hãng tàu Việt Nam cũng không sở hữu một hệ thống logistics chuyên nghiệp cung ứng các giải pháp trọn gói cho khách hàng, mà chỉ đảm nhiệm một phần trong hệ thống đó nên khó có lợi thế đàm phán giá cước phí và có được nguồn hàng ổn định.
Trong bức tranh tổng quát ảm đạm đó, Tổng công ty cổ phần Vận tải dầu khí (mã CK: PVT) nổi lên như một ngôi sao sáng. Theo báo cáo tài chính của PVT, chỉ tính riêng trong quý II/2016, công ty đã đạt doanh thu và lãi ròng lần lượt là 1.737 tỷ và 109 tỷ đồng. Cũng cần phải nói thêm, trong suốt quá trình hoạt động của mình, chưa bao giờ PVT đối diện với các khoản lỗ, kể cả tại thời điểm thị trường vận tải biển lao dốc mạnh.
PVT còn có lợi thế trong việc chuyên chở khí hóa lỏng LPG nhờ nắm 67,74% vốn điều lệ tại Công ty Vận tải sản phẩm khí quốc tế (GSP). Doanh nghiệp này chiếm tới hơn 90% thị phần vận chuyển LPG tại thị trường nội địa, có đơn hàng chuyên chở LPG độc quyền cho Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (chủ sở hữu nhà máy lọc dầu Dung Quất) và PV Gas Trading. GSP không chỉ có nguồn hàng ổn định mà còn có cơ cấu tài chính lành mạnh, đội tàu gần hết khấu hao nên đóng góp vào doanh thu cho PVT rất tốt. Năm ngoái, doanh thu của GSP đã vượt mốc 1.000 tỷ đồng, dự báo trong tương lai mức doanh thu này vẫn sẽ tiếp tục được duy trì.
Ngoài ra, PVT còn có được nguồn doanh thu đều đặn không nhỏ từ việc cung cấp dịch vụ kho nổi cho mỏ Đại Hùng và mỏ Chim Sáo. Đáng lưu ý, hiện chỉ có Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) và PVT cung cấp loại hình dịch vụ này.
Ngoài việc chuyên chở dầu và LPG, bắt đầu từ năm ngoái PVT cũng đã phát triển đội tàu chuyên chở hàng rời, vận chuyển than cho Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, vận chuyển sản phẩm cho Nhà máy đạm Phú Mỹ và Nhà máy đạm Cà Mau. Hoạt động vận chuyển hàng rời được kỳ vọng sẽ góp phần vào tăng trưởng doanh thu cho công ty trong thời gian tới.
Việc PVT được độc quyền chuyên chở cho các chủ hàng lớn một phần là nhờ doanh nghiệp này sở hữu đội tàu chuyên biệt, mặt khác đó là do PVN hiện đang nắm 51% cổ phần tại PVT. Việc PVN giao PVT đảm nhận việc cung cấp dịch vụ vận tải biển cho tập đoàn và các đơn vị thành viên đã giúp PVT có được kết quả kinh doanh tốt.
Đi nhanh
PVT sẽ tiếp tục được hưởng lợi lớn từ việc PVN đẩy mạnh đầu tư trong lĩnh vực năng lượng trong thời gian tới. Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2018, một loạt các công trình mà PVN tham gia đầu tư sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động như: Nhà máy khí Cà Mau, Dự án Điện lực dầu khí Long Phú – Sông Hậu, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình. Đặc biệt, Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn có công suất ước tính 10 triệu tấn dầu thô mỗi năm sẽ đi vào hoạt động năm 2017. Tất cả các dự án này PVT đều đã ký được hợp đồng chuyên chở độc quyền.
Để nhanh chóng nâng cao năng lực vận chuyển của mình, vào tháng 7/2016, PVT đã mua lại 51% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Vận tải Nhật Việt từ GSP. Đây là công ty chiếm hơn nửa đội tàu chuyên chở LPG của cả nước. Việc này được coi là một bước đi hợp lý của PVT, bởi trong kế hoạch 5 năm 2016-2020 và chiến lược đến năm 2035 của PVT, lĩnh vực vận tải LPG là một trong những hoạt động cốt lõi, được tập trung đầu tư phát triển. Trước đó, khi thuộc quyền sở hữu của GSP, Nhật Việt có năng lực vận tải rất tốt khi tham gia vận chuyển toàn bộ sản phẩm LPG của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Chế biến khí Dinh Cố, Kho lạnh Thị Vải và khai thác các tuyến quốc tế phía Nam Trung Quốc.
Tuy nhiên, vẫn có chút quan ngại rằng, nếu Nhà máy Lọc dầu Dung Quất buộc phải dừng hoạt động do giá dầu xuống quá thấp hay do phải bảo trì, sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của PVT. Tuy nhiên ban lãnh đạo PVT cho rằng, việc đóng cửa Nhà máy Lọc dầu Dung Quất do giá dầu xuống thấp khó có khả năng xảy ra. Kể cả khi nhà máy phải ngừng để bảo trì thì PVT cũng sẽ biết trước kế hoạch từ sớm để chủ động điều động tàu chuyên chở các mối hàng khác. PVT không thiếu khách hàng trong lĩnh vực vận chuyển dầu thô bởi đơn vị này cũng đang phục vụ cho các hãng dầu khí nổi tiếng toàn cầu như: Exxon, BP, Shell, Chevron, Petronas
PVT kinh doanh thuận lợi nhờ đâu?
* Là công ty con của Tập đoàn PVN => được giao làm nhiệm vụ vận tải biển cho các đơn vị thành viên của PVN.
* Nguồn hàng lớn và ngày một tăng.
* Cước phí vận chuyển tốt.
Minh Phương - Enternews.vn
Relate Threads