Qatar cho biết OPEC và các đồng minh của họ nên duy trì việc hạn chế nguồn cung để đảm bảo giá dầu vững, sẽ cho phép tăng cường đầu tư trong ngành này, giúp tránh sốc về nguồn cung và giá trong dài hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Qatar Mohammed al-Sada trả lời phỏng vấn của Reuters rằng ông cũng hỗ trợ ý tưởng tạo một nền tảng lâu dài cho sự hợp tác của OPEC với Nga ngay cả sau khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng chung hiện nay kết thúc.
Sada cho biết “có sự phục hồi rõ ràng trong giá dầu. Nhưng điều đó không đáp ứng với sự gia tăng trong đầu tư... Dầu tư vẫn rất thấp. Lo ngại của tôi là nhu cầu trong trung và dài hạn được đáp ứng thoải mái”. “Các nhà đầu tư vẫn thận trọng và quá bảo thủ”.
Sada cho biết nhu cầu dầu mỏ toàn cầu có thể tăng ít nhất 1,5 triệu thùng/ngày trong năm nay tương đương 1,5%.
Nhưng đầu tư dầu mỏ toàn cầu khoảng 400 tỷ USD còn quá thấp để đảm bảo yêu cầu đầu tư thay thế cho sản lượng sụt giảm từ các mỏ đã khai thác nhiều năm và triển khai các dự án mới.
OPEC và các đồng minh của họ dẫn dầu là Nga đã giảm sản lượng kể từ đầu năm 2017 nhằm giảm dư cung toàn cầu, bắt nguồn từ sự bùng nổ dầu đá phiến của Mỹ đã khiến giá giảm dưới 30 USD/thùng và đầu tư trong lĩnh vực này giảm hơn 1 nghìn tỷ USD trong ba năm qua.
Việc hạn chế sản lượng của OPEC đã giúp giảm dự trữ dầu mỏ toàn cầu tại các quốc gia công nghiệp hóa từ mức cao hơn trung bình 5 năm 350 triệu thùng xuống chỉ cao hơn 50 triệu thùng. Thị trường hạn hẹp đẩy giá dầu trên 70 USD/thùng trong năm nay nhưng cũng khuyến khích các nhà khoan dầu đá phiến Mỹ tăng đầu tư và trở lại tăng trưởng sản lượng kỷ lục. Nhưng Sada cho biết “thậm chí với dầu đá phiến, thị trường đang hướng tới cân bằng”.
Ông cho biết sản lượng dầu đá phiến Mỹ kỷ lục chiếm gần hết sự gia tăng trong nhu cầu nhưng đầu tư vẫn không tăng.
Khoảng 6,5 triệu thùng/ngày sản lượng dầu đá phiến của Mỹ trở thành một phần không thể tách rồi của danh mục cung cấp toàn cầu và nhu cầu có thể hấp thụ thậm chí nhiều hơn khi sản lượng đang giảm tại các nơi như Venezuela, Mexico, Colombia và Trung Quốc.
Nga gợi ý rằng OPEC nên bắt đầu xem xét thoát khỏi thỏa thuận cắt giảm sớm hơn để tránh sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng quá nhiều.
Saudi Arabia lãnh đạo của OPEC cho biết việc cắt giảm có thể được gia hạn dưới một hình thức khác trong năm 2019 và cũng cho biết Riyadh và Moscow đang xem xét gia hạn thỏa thuận giảm sản lượng dầu mỏ ngắn hạn thành dài hạn từ 10 tới 20 năm. Ý tưởng này là sự hợp tác dài hạn hơn giữa OPEC và các nước không thuộc OPEC.
Khí đốt dư thừa chuyển thành thiếu hụt
Qatar là một trong số những nhà sản xuất dầu mỏ nhỏ nhất OPEC nhưng là thành viên ảnh hưởng nhất trong thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhờ các nhà máy lớn của họ sản xuất tổng cộng 77 triệu tấn mỗi năm.
Nắm giữ mỏ khí đốt lớn nhất thế giới, mỏ North Field hợp tác với Iran, Qatar có kế hoạch mở rộng công suất LNG lên 100 triệu tấn và Sada cho biết họ sẽ thực hiện trước khi thị trường khí đốt trở nên quá hạn hẹp trong đầu thập kỷ tới.
Ông Sanda cũng cho biết dư thừa khí đốt toàn cầu đã được dự báo từ lâu đã không thành hiện thực trong vài năm qua. Thực tế 4 hay 5 năm trước mọi người bàn về các thị trường tái cân bằng vào năm 2030 sau đó họ nói khoảng năm 2025, và hiện nay các thị trường tái cân bằng gần hơn vào năm 2021-2022.
Bộ trưởng Năng lượng Qatar Mohammed al-Sada trả lời phỏng vấn của Reuters rằng ông cũng hỗ trợ ý tưởng tạo một nền tảng lâu dài cho sự hợp tác của OPEC với Nga ngay cả sau khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng chung hiện nay kết thúc.
Sada cho biết “có sự phục hồi rõ ràng trong giá dầu. Nhưng điều đó không đáp ứng với sự gia tăng trong đầu tư... Dầu tư vẫn rất thấp. Lo ngại của tôi là nhu cầu trong trung và dài hạn được đáp ứng thoải mái”. “Các nhà đầu tư vẫn thận trọng và quá bảo thủ”.
Sada cho biết nhu cầu dầu mỏ toàn cầu có thể tăng ít nhất 1,5 triệu thùng/ngày trong năm nay tương đương 1,5%.
OPEC và các đồng minh của họ dẫn dầu là Nga đã giảm sản lượng kể từ đầu năm 2017 nhằm giảm dư cung toàn cầu, bắt nguồn từ sự bùng nổ dầu đá phiến của Mỹ đã khiến giá giảm dưới 30 USD/thùng và đầu tư trong lĩnh vực này giảm hơn 1 nghìn tỷ USD trong ba năm qua.
Việc hạn chế sản lượng của OPEC đã giúp giảm dự trữ dầu mỏ toàn cầu tại các quốc gia công nghiệp hóa từ mức cao hơn trung bình 5 năm 350 triệu thùng xuống chỉ cao hơn 50 triệu thùng. Thị trường hạn hẹp đẩy giá dầu trên 70 USD/thùng trong năm nay nhưng cũng khuyến khích các nhà khoan dầu đá phiến Mỹ tăng đầu tư và trở lại tăng trưởng sản lượng kỷ lục. Nhưng Sada cho biết “thậm chí với dầu đá phiến, thị trường đang hướng tới cân bằng”.
Ông cho biết sản lượng dầu đá phiến Mỹ kỷ lục chiếm gần hết sự gia tăng trong nhu cầu nhưng đầu tư vẫn không tăng.
Khoảng 6,5 triệu thùng/ngày sản lượng dầu đá phiến của Mỹ trở thành một phần không thể tách rồi của danh mục cung cấp toàn cầu và nhu cầu có thể hấp thụ thậm chí nhiều hơn khi sản lượng đang giảm tại các nơi như Venezuela, Mexico, Colombia và Trung Quốc.
Nga gợi ý rằng OPEC nên bắt đầu xem xét thoát khỏi thỏa thuận cắt giảm sớm hơn để tránh sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng quá nhiều.
Saudi Arabia lãnh đạo của OPEC cho biết việc cắt giảm có thể được gia hạn dưới một hình thức khác trong năm 2019 và cũng cho biết Riyadh và Moscow đang xem xét gia hạn thỏa thuận giảm sản lượng dầu mỏ ngắn hạn thành dài hạn từ 10 tới 20 năm. Ý tưởng này là sự hợp tác dài hạn hơn giữa OPEC và các nước không thuộc OPEC.
Khí đốt dư thừa chuyển thành thiếu hụt
Qatar là một trong số những nhà sản xuất dầu mỏ nhỏ nhất OPEC nhưng là thành viên ảnh hưởng nhất trong thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhờ các nhà máy lớn của họ sản xuất tổng cộng 77 triệu tấn mỗi năm.
Nắm giữ mỏ khí đốt lớn nhất thế giới, mỏ North Field hợp tác với Iran, Qatar có kế hoạch mở rộng công suất LNG lên 100 triệu tấn và Sada cho biết họ sẽ thực hiện trước khi thị trường khí đốt trở nên quá hạn hẹp trong đầu thập kỷ tới.
Ông Sanda cũng cho biết dư thừa khí đốt toàn cầu đã được dự báo từ lâu đã không thành hiện thực trong vài năm qua. Thực tế 4 hay 5 năm trước mọi người bàn về các thị trường tái cân bằng vào năm 2030 sau đó họ nói khoảng năm 2025, và hiện nay các thị trường tái cân bằng gần hơn vào năm 2021-2022.
Nguồn: VITIC/Reuters
Relate Threads