Kết quả kinh doanh bết bát khiến từ năm 2011, PVX liên tục trong xu hướng giảm giá và thậm chí còn xuống sâu dưới mệnh giá. Hiện cổ phiếu này chỉ còn ở mức giá của một cốc trà đá – 2.200 đồng/cổ phiếu, tương đương đã “bốc hơi” tới hơn 92% giá trị so với mức đỉnh.
"Ngôi sao" một thời
Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (mã PVX ) là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam), tiền thân là Xí nghiệp Liên hiệp Xây lắp Dầu khí, được thành lập ngày 14/9/1983.
Năm 2007, PVN thông qua đề án chuyển đổi Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí thành Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam. Tới ngày 19/8/2009, PVC chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán PVX.
Công ty hoạt động trong 4 lĩnh vực bao gồm xây lắp chuyên ngành dầu khí, xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng và sản xuất công nghiệp, trong đó, doanh thu chủ yếu được mang về từ mảng xây lắp.
PVX đã từng là một trong những “con cưng” của PetroVietnam khi làm ăn hiệu quả, liên tục có lãi với những dự án thi công thuộc hàng khủng. Trong giai đoạn 2005-2009, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của PVX đạt 152%/năm, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận đạt 277%/năm, thuộc nhóm doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành xây lắp Việt Nam lúc bấy giờ.
Trong khi đó, việc doanh nghiệp mở rộng hoạt động tổng thầu EPC các dự án nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, sản xuất công nghiệp và xây lắp nhà máy lọc dầu được kỳ vọng sẽ giúp tiếp tục đẩy mạnh đà tăng trưởng của PVX.
Bắt đầu lao dốc
Trong khi những năm 2009, 2010, PVX vẫn đều đặn báo lãi năm sau cao gấp đôi năm trước thì đến năm 2011, công ty bất ngờ báo lãi giảm tới 63%. Tệ hơn, sau kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, Tổng công ty đã phải điều chỉnh hồi tố kết quả kinh doanh năm 2011 từ lãi gần 100 tỷ đồng sang lỗ hơn 19 tỷ đồng.
Những năm sau đó, PVX trượt dài trong điệp khúc lỗ. Cụ thể, năm 2012, PVX khiến các nhà đầu tư choáng váng khi công bố khoản lỗ đã lên tới 1.847tỷ đồng. Sang năm 2013, tình hình kinh doanh cũng không mấy sáng sủa hơn. PVC tiếp tục rơi vào vòng xoáy thua lỗ, mất cân đối dòng tiền, lỗ tới 2.228 tỷ đồng, tăng lỗ hơn 20% so với năm trước. Lỗ công ty mẹ cũng tăng từ mức 1.338 năm 2012 lên 1.622 tỷ đồng năm 2013.
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) của tổng công ty cũng liên tục âm trong 2 năm 2012 và 2013. Năm 2012, ROE của PVC âm tới 46,99% và tăng lên gấp gần 4 lần (-150,09%) chỉ sau đó một năm.
Theo quy định, PVX thuộc diện bị hủy niêm yết bắt buộc do lỗ 3 năm liên tiếp. Tuy nhiên, PVX đã bất ngờ thoát án bị hủy niêm yết sau khi hồi tố điều chỉnh kết quả kinh doanh 2011. Theo đó, doanh nghiệp bỗng dưng từ lỗ chuyển thành lãi gần 600 triệu đồng, cho dù trước đó Kiểm toán Nhà nước đã từng kiến nghị PVX điều chỉnh KQKD khiến năm 2011 lỗ thay vì lãi trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi Deloite.
Nguyên nhân doanh nghiệp liên tục thua lỗ nặng được cho là do hậu quả từ việc đầu tư dàn trải ngoài ngành. Từ 10 công ty con và liên kết hồi cuối 2010, chưa tới 2 năm sau đó, PVX mạnh tay đầu tư và có tới gần 30 công ty thành viên và 15 doanh nghiệp liên kết. Trong khi đó, thị trường bất động sản không thuận lợi trong thời gian này cũng khiến cho hàng ngàn tỷ đồng vốn của PVX bị mắc kẹt.
Trước tình hình trên, đầu năm 2014, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 49/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, trong đó có nội dung: Yêu cầu Tập đoàn Dầu khí kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể và từng cá nhân trong việc kinh doanh thua lỗ gây khó khăn của Tập đoàn của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Xử lý nghiêm các hành vi sai phạm.
Tuy nhiên, trước khi có chỉ đạo của Thủ tướng về việc làm rõ trách nhiệm cá nhân tại PVX, thì Chủ tịch HĐQT công ty lúc bấy giờ, là ông Trịnh Xuân Thanh đã kịp rời khỏi PVX về công tác tại Bộ Công Thương sau đó nhận một số công tác khác rồi về làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, thời kỳ PVX bắt đầu trượt dài trong thua lỗ cũng chính là khoảng thời gian ông Thanh về là Tổng giám đốc rồi Chủ tịch HĐQT công ty.
Tương lai nào cho PVX?
Lên sàn vào năm 2009, giá đóng cửa phiên đầu tiên của PVX đạt tới 27.000 đồng một cổ phiếu , khối lượng giao dịch trên 5,1 triệu đơn vị. Từng có thời điểm mã này tăng giá lên trên 30.000 đồng vào năm 2010 và nằm trong nhóm những cổ phiếu có thanh khoản cao nhất trên sàn HNX, nhưng PVX giờ đây dường như chỉ là “cái bóng” của ánh hào quang quá khứ.
Kết quả kinh doanh bết bát khiến từ năm 2011, PVX liên tục trong xu hướng giảm giá và thậm chí còn xuống dưới mệnh giá. Hiện cổ phiếu này chỉ còn ở mức giá của một cốc trà đá - 2.200 đồng/cổ phiếu, tương đương đã “bốc hơi” tới hơn 92% giá trị so với mức đỉnh.
Vì nuôi hi vọng PVX hồi sinh, không ít nhà đầu tư tỏ ra sốt ruột và mong muốn công ty tìm giải pháp, hướng đi rõ ràng trong tương lai.
Tuy nhiên, theo chia sẻ của ông Bùi Ngọc Thắng, Chủ tịch HĐQT của công ty tại đại hội đồng cổ đông mới đây, hiện khối lượng công việc liên quan đến tái cơ cấu, thoái vốn, thu hồi công nợ còn rất nhiều khó khăn.
“Khối lượng công việc còn lại rất nhiều, nếu làm được hiệu quả sản xuất PVX sẽ tốt còn nếu không làm được tái cơ cấu, chắc chắn sản xuất kinh doanh sẽ không gánh được các chi phí bao gồm chi phí trích lập dự phòng, đầu tư tài chính...”, ông Thắng nói.
“Vốn và chi phí tài chính đương nhiên phải trả, PVX vốn 4.000 tỷ đồng, sau khi thoái còn hơn 3.200 tỷ đóng băng không mang lại lợi nhuận. PVX có 34 đầu mối, chỉ 5-6 đầu mối có lãi và trong đó chỉ có 2 đơn vị có cổ tức. Cơ bản 3.200 tỷ không sinh lời chưa kể còn nhiều khoản phải trích lập dự phòng do giá cổ phiếu giảm, thu hồi công nợ không thu được…”, ông Thắng cho biết thêm.
Theo đánh giá của vị Chủ tịch HĐQT, khó khăn mà PVX đang đối mặt là khó khăn kép, bằng sản xuất kinh doanh không thể bù đắp được.
Trong khi đó, năm 2017 và tiếp theo khi các dự án Tập đoàn đã đầu tư chưa đến phần việc của PVC thực hiện và các dự án đang đóng góp lớn cho PVX năm 2017 sẽ bị ảnh hưởng vì đã ghi nhận từ những năm trước đây. Với doanh thu mới chưa có, hoặc có chậm, doanh thu hiện nay của doanh nghiệp sẽ bị sụt giảm.
Mặc dù Ban lãnh đạo PVX đưa ra lời hứa “sẽ có giải pháp”, tuy nhiên, lại không đưa ra được những bước đi cụ thể. Điều này khiến hy vọng của cổ đông về một PVX thời năm 2009, 2010 trở nên mơ hồ.
"Ngôi sao" một thời
Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (mã PVX ) là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam), tiền thân là Xí nghiệp Liên hiệp Xây lắp Dầu khí, được thành lập ngày 14/9/1983.
Năm 2007, PVN thông qua đề án chuyển đổi Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí thành Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam. Tới ngày 19/8/2009, PVC chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán PVX.
PVX đã từng là một trong những “con cưng” của PetroVietnam khi làm ăn hiệu quả, liên tục có lãi với những dự án thi công thuộc hàng khủng. Trong giai đoạn 2005-2009, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của PVX đạt 152%/năm, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận đạt 277%/năm, thuộc nhóm doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành xây lắp Việt Nam lúc bấy giờ.
Trong khi đó, việc doanh nghiệp mở rộng hoạt động tổng thầu EPC các dự án nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, sản xuất công nghiệp và xây lắp nhà máy lọc dầu được kỳ vọng sẽ giúp tiếp tục đẩy mạnh đà tăng trưởng của PVX.
Bắt đầu lao dốc
Trong khi những năm 2009, 2010, PVX vẫn đều đặn báo lãi năm sau cao gấp đôi năm trước thì đến năm 2011, công ty bất ngờ báo lãi giảm tới 63%. Tệ hơn, sau kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, Tổng công ty đã phải điều chỉnh hồi tố kết quả kinh doanh năm 2011 từ lãi gần 100 tỷ đồng sang lỗ hơn 19 tỷ đồng.
Những năm sau đó, PVX trượt dài trong điệp khúc lỗ. Cụ thể, năm 2012, PVX khiến các nhà đầu tư choáng váng khi công bố khoản lỗ đã lên tới 1.847tỷ đồng. Sang năm 2013, tình hình kinh doanh cũng không mấy sáng sủa hơn. PVC tiếp tục rơi vào vòng xoáy thua lỗ, mất cân đối dòng tiền, lỗ tới 2.228 tỷ đồng, tăng lỗ hơn 20% so với năm trước. Lỗ công ty mẹ cũng tăng từ mức 1.338 năm 2012 lên 1.622 tỷ đồng năm 2013.
Theo quy định, PVX thuộc diện bị hủy niêm yết bắt buộc do lỗ 3 năm liên tiếp. Tuy nhiên, PVX đã bất ngờ thoát án bị hủy niêm yết sau khi hồi tố điều chỉnh kết quả kinh doanh 2011. Theo đó, doanh nghiệp bỗng dưng từ lỗ chuyển thành lãi gần 600 triệu đồng, cho dù trước đó Kiểm toán Nhà nước đã từng kiến nghị PVX điều chỉnh KQKD khiến năm 2011 lỗ thay vì lãi trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi Deloite.
Nguyên nhân doanh nghiệp liên tục thua lỗ nặng được cho là do hậu quả từ việc đầu tư dàn trải ngoài ngành. Từ 10 công ty con và liên kết hồi cuối 2010, chưa tới 2 năm sau đó, PVX mạnh tay đầu tư và có tới gần 30 công ty thành viên và 15 doanh nghiệp liên kết. Trong khi đó, thị trường bất động sản không thuận lợi trong thời gian này cũng khiến cho hàng ngàn tỷ đồng vốn của PVX bị mắc kẹt.
Tuy nhiên, trước khi có chỉ đạo của Thủ tướng về việc làm rõ trách nhiệm cá nhân tại PVX, thì Chủ tịch HĐQT công ty lúc bấy giờ, là ông Trịnh Xuân Thanh đã kịp rời khỏi PVX về công tác tại Bộ Công Thương sau đó nhận một số công tác khác rồi về làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, thời kỳ PVX bắt đầu trượt dài trong thua lỗ cũng chính là khoảng thời gian ông Thanh về là Tổng giám đốc rồi Chủ tịch HĐQT công ty.
Tương lai nào cho PVX?
Lên sàn vào năm 2009, giá đóng cửa phiên đầu tiên của PVX đạt tới 27.000 đồng một cổ phiếu , khối lượng giao dịch trên 5,1 triệu đơn vị. Từng có thời điểm mã này tăng giá lên trên 30.000 đồng vào năm 2010 và nằm trong nhóm những cổ phiếu có thanh khoản cao nhất trên sàn HNX, nhưng PVX giờ đây dường như chỉ là “cái bóng” của ánh hào quang quá khứ.
Kết quả kinh doanh bết bát khiến từ năm 2011, PVX liên tục trong xu hướng giảm giá và thậm chí còn xuống dưới mệnh giá. Hiện cổ phiếu này chỉ còn ở mức giá của một cốc trà đá - 2.200 đồng/cổ phiếu, tương đương đã “bốc hơi” tới hơn 92% giá trị so với mức đỉnh.
Vì nuôi hi vọng PVX hồi sinh, không ít nhà đầu tư tỏ ra sốt ruột và mong muốn công ty tìm giải pháp, hướng đi rõ ràng trong tương lai.
Tuy nhiên, theo chia sẻ của ông Bùi Ngọc Thắng, Chủ tịch HĐQT của công ty tại đại hội đồng cổ đông mới đây, hiện khối lượng công việc liên quan đến tái cơ cấu, thoái vốn, thu hồi công nợ còn rất nhiều khó khăn.
“Khối lượng công việc còn lại rất nhiều, nếu làm được hiệu quả sản xuất PVX sẽ tốt còn nếu không làm được tái cơ cấu, chắc chắn sản xuất kinh doanh sẽ không gánh được các chi phí bao gồm chi phí trích lập dự phòng, đầu tư tài chính...”, ông Thắng nói.
“Vốn và chi phí tài chính đương nhiên phải trả, PVX vốn 4.000 tỷ đồng, sau khi thoái còn hơn 3.200 tỷ đóng băng không mang lại lợi nhuận. PVX có 34 đầu mối, chỉ 5-6 đầu mối có lãi và trong đó chỉ có 2 đơn vị có cổ tức. Cơ bản 3.200 tỷ không sinh lời chưa kể còn nhiều khoản phải trích lập dự phòng do giá cổ phiếu giảm, thu hồi công nợ không thu được…”, ông Thắng cho biết thêm.
Theo đánh giá của vị Chủ tịch HĐQT, khó khăn mà PVX đang đối mặt là khó khăn kép, bằng sản xuất kinh doanh không thể bù đắp được.
Trong khi đó, năm 2017 và tiếp theo khi các dự án Tập đoàn đã đầu tư chưa đến phần việc của PVC thực hiện và các dự án đang đóng góp lớn cho PVX năm 2017 sẽ bị ảnh hưởng vì đã ghi nhận từ những năm trước đây. Với doanh thu mới chưa có, hoặc có chậm, doanh thu hiện nay của doanh nghiệp sẽ bị sụt giảm.
Mặc dù Ban lãnh đạo PVX đưa ra lời hứa “sẽ có giải pháp”, tuy nhiên, lại không đưa ra được những bước đi cụ thể. Điều này khiến hy vọng của cổ đông về một PVX thời năm 2009, 2010 trở nên mơ hồ.
Theo Trần Thúy
Bizlive
Bizlive
Relate Threads