Tại cuộc họp về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh mới đây, ông Nguyễn Quân Chính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã tiết lộ một số thông tin bất ngờ về trữ lượng khí ở mỏ "Báo Vàng", cách vùng đất liền của tỉnh khoảng 100 km.
Cụ thể, nói về vấn đề thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp, nhất là đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của tỉnh Quảng Trị, ông Nguyễn Quân Chính cho biết: “Năm 2017, tỉnh đã làm việc với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Nga (Gazprom), ký văn bản ghi nhớ với tập đoàn này và đưa vào chương trình nghị sự của Chính phủ 2 nước để có phương án đưa khí từ mỏ Báo Vàng, cách đất liền khoảng 100 km vào Khu kinh tế Đông Nam"
Phối cảnh Khu Kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị
"Nếu đưa được lượng khí đó, dự kiến có 16-17 tỷ m3, sẽ hình thành nhà máy phát điện cỡ 400-450MW. Nhưng điều đáng mừng là trữ lượng khí ở khu vực đó, như khảo sát của Nga cho rằng, còn gấp 10 lần như vậy. Nếu đầu tư vào đây thì phải khảo sát tìm thêm nguồn khí ở khu vực đó để đầu tư thêm chứ không dừng lại ở 400 MW”, ông Quân Chính tiết lộ.
Theo ông Chính, hiện tỉnh Quảng Trị đang trình Thủ tướng và Bộ Công thương, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) về các nội dung liên quan đến dự án này.
Cũng tại cuộc họp, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Trị cũng cho biết, những năm trước hoạt động xúc tiến đầu tư tổ chức rầm rộ, nhắm đến các “ông to, bà lớn” rồi mời đến 500 – 700 doanh nghiệp (DN), đưa các danh mục dự kiến đầu tư tại Quảng Trị cho các nhà đầu tư, chính sách của địa phương. Nhưng gần đây, tỉnh Quảng Trị nhắm đến các nhà đầu tư chiến lược, có khả năng thích ứng với môi trường đầu tư tại Quảng Trị. Thực hiện phương châm “đến tận nhà, gõ tận cửa” để mời chào, kêu gọi đầu tư. Cách làm này được cho là nhanh, gọn, rút ngắn thời gian nhưng đem lại hiệu quả cao.
Đặc biệt, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức các đoàn đi một số nước để gặp gỡ các Tập đoàn kinh tế mời chào, kêu gọi đầu tư, hiệu quả và tiết kiệm hơn. “Hiện nay đang hình thành nên KCN Quốc tế của các tập đoàn Nhật Bản, Thái Lan, Singapore. Dự kiến các tập đoàn sẽ liên doanh, liên kết để hình thành KCN quốc tế tại Quảng Trị. Nếu hình thành được 3 tập đoàn kinh tế lớn của 3 nước tại Quảng Trị thì sẽ có sự đột phá lớn”, ông Chính nhấn mạnh.
“Về Nhiệt điện, tỉnh đã đàm phán với Công ty Điện lực Thái Lan Egati - chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện có công suất 1.200MW. Nhà máy này được xây dựng tại Khu kinh tế Đông Nam, dự kiến khởi công giữa năm 2019. Nhiệt điện 2 hiện có Nhà đầu tư là điện lực miền Tây Hàn Quốc, đã được tỉnh chấp thuận cho làm hồ sơ để báo cáo Thủ tướng chính phủ bổ sung vào quy hoạch điện lực. Nếu được bổ sung thì sẽ chọn nhà đầu tư này”, ông Chính thông tin.
Dự án điện gió tại Hướng Linh, Quảng Trị đã đi vào hoạt động
Đồng thời, Tỉnh cũng đang xúc tiến để triển khai thực hiện các dự án liên quan như điện khí, nhiệt điện 2 để biến nơi đây thành Trung tâm Nhiệt điện của miền Trung. Hai nhà máy điện trên sẽ có quy mô 2.640MW.
Ông Nguyễn Quân Chính lý giải: “2 lý do để Quảng Trị tập trung vào nhiệt điện do hiện thu ngân sách địa phương thấp. Nếu 2 nhà máy nhiệt điện này đi vào hoạt động thì mỗi MW phát đủ điện mỗi năm có 1 tỷ đồng. Hai nhà máy có 2.500 tỷ đồng/năm, trong khi nhu cầu nhiệt điện Việt Nam vẫn cần 57%. Nhà máy sẽ áp dụng công nghệ siêu trên tới hạn, công nghệ tốt nhất Việt Nam hiện nay”.
Cụ thể, nói về vấn đề thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp, nhất là đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của tỉnh Quảng Trị, ông Nguyễn Quân Chính cho biết: “Năm 2017, tỉnh đã làm việc với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Nga (Gazprom), ký văn bản ghi nhớ với tập đoàn này và đưa vào chương trình nghị sự của Chính phủ 2 nước để có phương án đưa khí từ mỏ Báo Vàng, cách đất liền khoảng 100 km vào Khu kinh tế Đông Nam"
Phối cảnh Khu Kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị
Theo ông Chính, hiện tỉnh Quảng Trị đang trình Thủ tướng và Bộ Công thương, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) về các nội dung liên quan đến dự án này.
Cũng tại cuộc họp, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Trị cũng cho biết, những năm trước hoạt động xúc tiến đầu tư tổ chức rầm rộ, nhắm đến các “ông to, bà lớn” rồi mời đến 500 – 700 doanh nghiệp (DN), đưa các danh mục dự kiến đầu tư tại Quảng Trị cho các nhà đầu tư, chính sách của địa phương. Nhưng gần đây, tỉnh Quảng Trị nhắm đến các nhà đầu tư chiến lược, có khả năng thích ứng với môi trường đầu tư tại Quảng Trị. Thực hiện phương châm “đến tận nhà, gõ tận cửa” để mời chào, kêu gọi đầu tư. Cách làm này được cho là nhanh, gọn, rút ngắn thời gian nhưng đem lại hiệu quả cao.
Đặc biệt, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức các đoàn đi một số nước để gặp gỡ các Tập đoàn kinh tế mời chào, kêu gọi đầu tư, hiệu quả và tiết kiệm hơn. “Hiện nay đang hình thành nên KCN Quốc tế của các tập đoàn Nhật Bản, Thái Lan, Singapore. Dự kiến các tập đoàn sẽ liên doanh, liên kết để hình thành KCN quốc tế tại Quảng Trị. Nếu hình thành được 3 tập đoàn kinh tế lớn của 3 nước tại Quảng Trị thì sẽ có sự đột phá lớn”, ông Chính nhấn mạnh.
“Về Nhiệt điện, tỉnh đã đàm phán với Công ty Điện lực Thái Lan Egati - chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện có công suất 1.200MW. Nhà máy này được xây dựng tại Khu kinh tế Đông Nam, dự kiến khởi công giữa năm 2019. Nhiệt điện 2 hiện có Nhà đầu tư là điện lực miền Tây Hàn Quốc, đã được tỉnh chấp thuận cho làm hồ sơ để báo cáo Thủ tướng chính phủ bổ sung vào quy hoạch điện lực. Nếu được bổ sung thì sẽ chọn nhà đầu tư này”, ông Chính thông tin.
Dự án điện gió tại Hướng Linh, Quảng Trị đã đi vào hoạt động
Ông Nguyễn Quân Chính lý giải: “2 lý do để Quảng Trị tập trung vào nhiệt điện do hiện thu ngân sách địa phương thấp. Nếu 2 nhà máy nhiệt điện này đi vào hoạt động thì mỗi MW phát đủ điện mỗi năm có 1 tỷ đồng. Hai nhà máy có 2.500 tỷ đồng/năm, trong khi nhu cầu nhiệt điện Việt Nam vẫn cần 57%. Nhà máy sẽ áp dụng công nghệ siêu trên tới hạn, công nghệ tốt nhất Việt Nam hiện nay”.
Đăng Đức
Báo Dân Trí
Báo Dân Trí
Relate Threads