Sáng 14/3, đoàn công tác Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Đinh Trịnh Hải dẫn đầu đã có buổi làm việc với Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) về thuế và thu nộp ngân sách.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch Hội đồng Thành viên BSR Nguyễn Hoài Giang báo cáo một số nét chính trong sản xuất kinh doanh 6 năm qua, tính từ khi Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động chính thức. Đến nay, BSR đã đóng góp cho ngân sách Trung ương 123 nghìn tỷ đồng, tương đương hơn 6 tỷ USD; và là động lực kinh tế của cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung – Tây Nguyên.
Nhân dịp này, Công ty BSR đề xuất Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan giảm thuế suất thuế nhập khẩu cho sản phẩm của Lọc dầu Dung Quất ngang bằng với sản phẩm nhập ngoại.
Từ tháng 1/2016, sản phẩm diesel nhập từ Hàn Quốc có thuế về 5% trong khi sản phẩm của Lọc dầu Dung Quất vẫn giữ thuế 10%. Đối với mặt hàng xăng, theo lộ trình đến năm 2021 mới bắt đầu đưa thuế nhập khẩu về 0% nhưng hiện tại thỏa thuận FTA với Hàn Quốc những sản phẩm xăng nhập từ Hàn Quốc chỉ chịu 10% trong khi xăng Dung Quất là 20%. Như vậy, chênh lệch thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng là 10% và dầu 5%, tức giá của xăng và dầu Dung Quất cao hơn hàng ngoại nhập từ Hàn Quốc tương ứng 10% và 5%. Trong ASEAN, hiện thuế nhập khẩu ưu đãi áp dụng với các mặt hàng từ khối này như sau: Xăng 20%, dầu DO là 0%, nhiên liệu phản lực (Jet A1) là 0%. Trong khi đó, thuế suất áp dụng cho xăng, dầu Dung Quất lần lượt là: xăng 20%, dầu DO là 10%, nhiên liệu phản lực (Jet A1) là 10%. Nghĩa là, giá bán sản phẩm dầu DO và Jet A1 của Dung Quất chịu thuế cao hơn 5% so với hàng cùng chủng loại nhập từ Singapore hoặc Thái Lan.
BSR cũng kiến nghị kéo dài cơ chế ưu đãi 3 – 5 – 7 theo Quyết định 952 của Chính phủ đến năm 2027 để tạo sự công bằng với các doanh nghiệp lọc hóa dầu khác.
Theo ông Đinh Trịnh Hải, theo cam kết khi hội nhập, Việt Nam phải giảm thuế cho hàng ngoại nhập, trong đó có xăng dầu. Đối với Dung Quất vẫn áp dụng thuế suất do Nhà nước thực hiện việc thu điều tiết. Tuy nhiên, nếu để kéo dài, hàng của Dung Quất sẽ không thể cạnh tranh được về giá với hàng nhập khẩu. Nếu Nhà máy Lọc dầu Dung Quất giảm công suất hoặc tạm ngừng sản xuất, không những thu ngân sách bị hụt và cả nền kinh tế bị ảnh hưởng. Vì vậy, Quốc hội ủng hộ đề xuất giảm thuế của Lọc dầu Dung Quất để tạo sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp.
Ông Đinh Trịnh Hải cho biết, theo thông lệ quốc tế ở lĩnh vực lọc dầu, bất cứ nhà máy nào được xây dựng trên thế giới cũng được áp dụng các cơ chế ưu đãi. Ở Việt Nam là cơ chế 3 – 5 – 7. Lọc dầu Dung Quất được áp dụng cơ chế ưu đãi từ năm 2012 đến hết 2018. Tuy nhiên, Công ty BSR mong muốn Chính phủ nới thêm thời gian ưu đãi đến năm 2027 để được công bằng với Lọc hóa dầu Nghi Sơn (được áp dụng ưu đãi từ 2017 đến 2027).
Phó Chủ nhiệm Đinh Trịnh Hải kết luận: Với kiến nghị giảm thuế suất thuế nhập khẩu và kéo dài cơ chế 3 – 5 – 7, Ủy ban Tài chính Ngân sách sẽ trình Quốc hội nhiều phương án khả thi để hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và Nhà nước.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch Hội đồng Thành viên BSR Nguyễn Hoài Giang báo cáo một số nét chính trong sản xuất kinh doanh 6 năm qua, tính từ khi Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động chính thức. Đến nay, BSR đã đóng góp cho ngân sách Trung ương 123 nghìn tỷ đồng, tương đương hơn 6 tỷ USD; và là động lực kinh tế của cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung – Tây Nguyên.
Nhân dịp này, Công ty BSR đề xuất Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan giảm thuế suất thuế nhập khẩu cho sản phẩm của Lọc dầu Dung Quất ngang bằng với sản phẩm nhập ngoại.
BSR cũng kiến nghị kéo dài cơ chế ưu đãi 3 – 5 – 7 theo Quyết định 952 của Chính phủ đến năm 2027 để tạo sự công bằng với các doanh nghiệp lọc hóa dầu khác.
Theo ông Đinh Trịnh Hải, theo cam kết khi hội nhập, Việt Nam phải giảm thuế cho hàng ngoại nhập, trong đó có xăng dầu. Đối với Dung Quất vẫn áp dụng thuế suất do Nhà nước thực hiện việc thu điều tiết. Tuy nhiên, nếu để kéo dài, hàng của Dung Quất sẽ không thể cạnh tranh được về giá với hàng nhập khẩu. Nếu Nhà máy Lọc dầu Dung Quất giảm công suất hoặc tạm ngừng sản xuất, không những thu ngân sách bị hụt và cả nền kinh tế bị ảnh hưởng. Vì vậy, Quốc hội ủng hộ đề xuất giảm thuế của Lọc dầu Dung Quất để tạo sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp.
Ông Đinh Trịnh Hải cho biết, theo thông lệ quốc tế ở lĩnh vực lọc dầu, bất cứ nhà máy nào được xây dựng trên thế giới cũng được áp dụng các cơ chế ưu đãi. Ở Việt Nam là cơ chế 3 – 5 – 7. Lọc dầu Dung Quất được áp dụng cơ chế ưu đãi từ năm 2012 đến hết 2018. Tuy nhiên, Công ty BSR mong muốn Chính phủ nới thêm thời gian ưu đãi đến năm 2027 để được công bằng với Lọc hóa dầu Nghi Sơn (được áp dụng ưu đãi từ 2017 đến 2027).
Phó Chủ nhiệm Đinh Trịnh Hải kết luận: Với kiến nghị giảm thuế suất thuế nhập khẩu và kéo dài cơ chế 3 – 5 – 7, Ủy ban Tài chính Ngân sách sẽ trình Quốc hội nhiều phương án khả thi để hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và Nhà nước.
Theo: Phương Trà/Thanh Tra
Relate Threads