Doanh nghiệp hoạt động cốt lõi là sản xuất và kinh doanh phân bón, dù doanh thu của DPM có cải thiện, song ở hoạt động đầu tư tài chính vào CTCP Hóa dầu và xơ sợi dầu khí - PVtex lại kém khả quan.
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) là một trong số ít doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2015.
Nguyên nhân là xu hướng giảm của giá dầu kéo dài từ nửa cuối năm 2014 giúp hoạt động kinh doanh của DPM thuận lợi hơn dù yếu tố cung-cầu và chính sách của ngành phân bón có những điểm bất lợi đáng kể.
Doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2015 của DPM đạt lần lượt 9.852 tỷ đồng và 1.488 tỷ đồng, tăng trưởng 2,2% và 35,8% so với cùng kỳ.
Mặc dù hoạt động cốt lõi là sản xuất và kinh doanh phân bón của DPM có cải thiện, song ở hoạt động đầu tư tài chính vào CTCP Hóa dầu và xơ sợi dầu khí - PVtex lại kém khả quan. Trong năm 2015, dệt may thuộc nhóm ngành kỳ vọng được hưởng lợi khi Việt Nam tham gia các hiệp định tự do thương mại và bản thân doanh nghiệp cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Chính phủ, tuy vậy, hoạt động kinh doanh của PVtex khá tiêu cực. Trước tình hình đó, DPM đã ghi nhận 100% mức dự phòng đối với khoản đầu tư này, tương đương với hơn 200 tỷ đồng. Trong năm 2016, DPM cho biết có ý định thoái vốn khỏi PVTex nếu tìm được nhà đầu tư phù hợp.
Tuy nhiên, do công ty đứng ra bảo lãnh cho khoản nợ vay 400 tỷ đồng của PVTex, do vậy DPM sẽ phải chịu thêm các chi phí tăng thêm đến từ khoản đầu tư này. Năm 2015, PVTex lỗ 1.255 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 504 tỷ đồng.
Theo chia sẻ của DPM, trong quý 1/2016, sản lượng bán hàng ước tính duy trì ổn định, khoảng 210 nghìn tấn. Tuy nhiên, trong vụ lúa Hè - Thu sắp tới, nhu cầu ure toàn thị trường có thể sẽ giảm từ 5-10% do diễn biến xấu của thời tiết.
Trong kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2016, DPM ước tính tiêu thụ 830.000 tấn ure, tương đương sản lượng thực hiện năm 2015 (835.000 tấn).
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhập khẩu ure trong 3 tháng đầu năm đạt 106 nghìn tấn, tăng khoảng 4 lần về giá trị và khối lượng so với cùng kỳ. Xu hướng nhập khẩu ure tăng mạnh kéo dài từ nửa cuối năm 2015 đến đầu năm 2016 gây sức ép đối với mặt bằng giá ure trong nước. Bên cạnh đó, việc giá các nguyên liệu đầu vào trong chuỗi sản xuất ure (than đá, dầu thô) đang ở mức thấp cũng khiến mặt bằng giá ure tiếp tục đi xuống. So với đầu năm, giá ure Phú Mỹ hiện tại đã giảm 10% và tương ứng giảm 14% so với cùng kỳ.
Hiện tại, tổng công suất thiết kế phân NPK cả nước vào khoảng 4 triệu tấn/năm, sản lượng thực tế trung bình năm chỉ đạt khoảng 75%, tương đương 3 triệu tấn. Tuy nhiên, có một thực tế là đa số các nhà máy sản xuất NPK đều sử dụng công nghệ lạc hậu. Đồng thời, thị trường phân bón NPK cũng khá lộn xộn với nhiều sản phẩm phân bón giả, kém chất lượng và chịu áp lực cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Theo tính toán của CTCK Rồng Việt (VDSC), nhu cầu sử dụng phân bón NPK chất lượng cao ở Việt Nam chưa nhiều, khoảng 5-10% tổng nhu cầu, tương đương 200.000-400.000 tấn NPK, và rất thấp nếu so sánh với con số 50% tiêu thụ NPK chất lượng cao ở các nước phát triển.
VDSCđưa ra một số rủi ro đối với hoạt động của DPM trong năm nay. Yếu tố quan trọng yếu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DPM chính là diễn biến giá khí đầu vào do nguyên liệu đầu vào chiếm 60% chi phí giá vốn sản xuất đạm. Yếu tố này phụ thuộc vào giá dầu và cách tính giá khí của GAS. Hiện tại, kịch bản giá dầu bình quân 40USD/thùng theo dự báo của WB đang là kịch bản có xác suất xảy ra cao nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp giá dầu tăng mạnh, kết quả kinh doanh của DPM sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Theo ước tính của VDSC, giá khí đầu vào tăng 10%, lợi nhuận sau thuế của DPM sẽ bị giảm khoảng 140 tỷ đồng.
Thứ hai là rủi ro thay đổi công thức giá khí từ gas. Do diễn biến giảm sâu của giá dầu thời điểm đầu năm,TCT Khí Việt Nam (GAS) đã được cấp phép quy định mức giá bán sàn tại một số mỏ có giá thành sản xuất cao. Liên quan đến thông tin này, phía DPM vẫn chưa công bố thông tin nào về việc áp mức sàn đối với giá bán khí cho các công ty đạm. Tuy nhiên, rủi ro điều chỉnh công thức tính giá khí có thể ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận của DPM.
Bên cạnh việc xem xét các yếu tố tác động đến trực tiếp đến hoạt động kinh doanh phân bón, triển vọng kinh doanh của PVtex cũng là điều đáng lưu ý.
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) là một trong số ít doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2015.
Nguyên nhân là xu hướng giảm của giá dầu kéo dài từ nửa cuối năm 2014 giúp hoạt động kinh doanh của DPM thuận lợi hơn dù yếu tố cung-cầu và chính sách của ngành phân bón có những điểm bất lợi đáng kể.
Doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2015 của DPM đạt lần lượt 9.852 tỷ đồng và 1.488 tỷ đồng, tăng trưởng 2,2% và 35,8% so với cùng kỳ.
Mặc dù hoạt động cốt lõi là sản xuất và kinh doanh phân bón của DPM có cải thiện, song ở hoạt động đầu tư tài chính vào CTCP Hóa dầu và xơ sợi dầu khí - PVtex lại kém khả quan. Trong năm 2015, dệt may thuộc nhóm ngành kỳ vọng được hưởng lợi khi Việt Nam tham gia các hiệp định tự do thương mại và bản thân doanh nghiệp cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Chính phủ, tuy vậy, hoạt động kinh doanh của PVtex khá tiêu cực. Trước tình hình đó, DPM đã ghi nhận 100% mức dự phòng đối với khoản đầu tư này, tương đương với hơn 200 tỷ đồng. Trong năm 2016, DPM cho biết có ý định thoái vốn khỏi PVTex nếu tìm được nhà đầu tư phù hợp.
Tuy nhiên, do công ty đứng ra bảo lãnh cho khoản nợ vay 400 tỷ đồng của PVTex, do vậy DPM sẽ phải chịu thêm các chi phí tăng thêm đến từ khoản đầu tư này. Năm 2015, PVTex lỗ 1.255 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 504 tỷ đồng.
Theo chia sẻ của DPM, trong quý 1/2016, sản lượng bán hàng ước tính duy trì ổn định, khoảng 210 nghìn tấn. Tuy nhiên, trong vụ lúa Hè - Thu sắp tới, nhu cầu ure toàn thị trường có thể sẽ giảm từ 5-10% do diễn biến xấu của thời tiết.
Trong kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2016, DPM ước tính tiêu thụ 830.000 tấn ure, tương đương sản lượng thực hiện năm 2015 (835.000 tấn).
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhập khẩu ure trong 3 tháng đầu năm đạt 106 nghìn tấn, tăng khoảng 4 lần về giá trị và khối lượng so với cùng kỳ. Xu hướng nhập khẩu ure tăng mạnh kéo dài từ nửa cuối năm 2015 đến đầu năm 2016 gây sức ép đối với mặt bằng giá ure trong nước. Bên cạnh đó, việc giá các nguyên liệu đầu vào trong chuỗi sản xuất ure (than đá, dầu thô) đang ở mức thấp cũng khiến mặt bằng giá ure tiếp tục đi xuống. So với đầu năm, giá ure Phú Mỹ hiện tại đã giảm 10% và tương ứng giảm 14% so với cùng kỳ.
Theo tính toán của CTCK Rồng Việt (VDSC), nhu cầu sử dụng phân bón NPK chất lượng cao ở Việt Nam chưa nhiều, khoảng 5-10% tổng nhu cầu, tương đương 200.000-400.000 tấn NPK, và rất thấp nếu so sánh với con số 50% tiêu thụ NPK chất lượng cao ở các nước phát triển.
VDSCđưa ra một số rủi ro đối với hoạt động của DPM trong năm nay. Yếu tố quan trọng yếu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DPM chính là diễn biến giá khí đầu vào do nguyên liệu đầu vào chiếm 60% chi phí giá vốn sản xuất đạm. Yếu tố này phụ thuộc vào giá dầu và cách tính giá khí của GAS. Hiện tại, kịch bản giá dầu bình quân 40USD/thùng theo dự báo của WB đang là kịch bản có xác suất xảy ra cao nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp giá dầu tăng mạnh, kết quả kinh doanh của DPM sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Theo ước tính của VDSC, giá khí đầu vào tăng 10%, lợi nhuận sau thuế của DPM sẽ bị giảm khoảng 140 tỷ đồng.
Thứ hai là rủi ro thay đổi công thức giá khí từ gas. Do diễn biến giảm sâu của giá dầu thời điểm đầu năm,TCT Khí Việt Nam (GAS) đã được cấp phép quy định mức giá bán sàn tại một số mỏ có giá thành sản xuất cao. Liên quan đến thông tin này, phía DPM vẫn chưa công bố thông tin nào về việc áp mức sàn đối với giá bán khí cho các công ty đạm. Tuy nhiên, rủi ro điều chỉnh công thức tính giá khí có thể ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận của DPM.
Bên cạnh việc xem xét các yếu tố tác động đến trực tiếp đến hoạt động kinh doanh phân bón, triển vọng kinh doanh của PVtex cũng là điều đáng lưu ý.
Taichinhplus.vn
Relate Threads