Mặc dù kinh doanh có lãi lớn, song ông Tống Quốc Trường - Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) lại đột ngột xin nghỉ, gây bất ngờ lớn trước dư luận. Nhiều đồn đoán cho rằng việc ông Trường xin nghỉ đột ngột là có liên quan đến trách nhiệm của ông dưới thời làm lãnh đạo Tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC).
Với lý do cá nhân, ông Trường bắt đầu nghỉ từ đầu tháng 10, đơn đã được Bộ Tài chính chấp thuận. Hiện phía Vietlott đang giao ông Nguyễn Thanh Đạm, Phó tổng giám đốc, tạm quyền phụ trách để tiến hành thay đổi người đại diện, bổ nhiệm chức vụ tổng giám đốc trong thời gian tới.
Ông Tống Quốc Trường
Trên website của Vietlott hiện tại đã không còn tên ông Tống Quốc Trường trong danh sách ban lãnh đạo. Thay vào đó, ông Nguyễn Thanh Đạm được ghi giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc phụ trách, được giao phụ trách Ban điều hành Công ty TNHH MTV Xổ số điện toán Việt Nam từ tháng 10.2017.
Ông Tống Quốc Trường giữ vị trí Tổng giám đốc Vietlott từ tháng 8.2012 khi công ty này vừa được cấp phép thành lập. Trước đó, ông từng giữ trọng trách Tổng giám đốc Tổng công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC) trong giai đoạn từ tháng 6.2007 đến tháng 3.2010. Trước ông Trường, vị trí này do ông Nguyễn Xuân Sơn đảm nhiệm. Ông Nguyễn Xuân Sơn mới đây đã bị bắt và khởi tố liên quan tới những sai phạm trong quá trình lãnh đạo tại PVN.
PVFC là công ty tài chính có quy mô tài sản lớn nhất trong số các công ty tài chính ở Việt Nam. Năm 2007, với nguồn thu khủng từ giá dầu trên 100 USD/thùng, nguồn quỹ và ngân sách dồi dào cùng tham vọng trở thành một tập đoàn kinh tế đa ngành, PVN phê chuẩn đề xuất của PVFC thành lập CTCP đầu tư và tư vấn tài chính dầu khí (PVFC Invest).
Chiếm 70% vốn tại PVFC, với vai trò là công ty mẹ, PVN đã giao chủ trương cho PVFC lập PVFC Invest với vốn điều lệ 500 tỉ đồng với niềm tin rằng công ty này sẽ trở thành mũi nhọn trên con đường đưa PVN trở thành tập đoàn đầu tư, tài chính hàng đầu.
Mặc dù PVFC chỉ được PVN phê chuẩn góp 11% vốn điều lệ thành lập PVFC Invest (tương đương với 55 tỉ đồng) và đã được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhưng theo Giấy báo có ngày 27.8.2007, PVFC đã chuyển 245 tỉ đồng tiền góp vốn điều lệ vào PVFC Invest. Số tiền này chiếm tới 49% Vốn điều lệ PVFC Invest và hoàn toàn từ vốn Nhà nước do tại thời điểm chuyển tiền, PVFC là công ty 100% vốn nhà nước.
Ngày 7.7.2008, PVFC tiếp tục nhận góp thay 5 triệu cổ phần từ quyền góp vốn của cổ đông Công ty CP Đầu tư hạ tầng Việt Nga, với số tiền góp thay là 50 tỉ đồng, nâng tổng mệnh giá sở hữu của PVFC tại PVFC Invest từ 245 tỉ đồng lên 295 tỉ đồng (tương đương từ 49% lên 59% Vốn điều lệ).
Như vậy, từ năm 2007, PVFC đã sử dụng tiền Nhà nước góp 245 tỉ đồng, chiếm 49% Vốn Điều lệ PVFC Invest. Sang năm 2008, PVFC góp thêm 50 tỉ đồng (10%), nâng tỷ lệ sở hữu lên 59%. Trong đó, PVFC sở hữu dưới vai trò cổ đông sáng lập 11% (55 tỉ đồng), còn lại 48% (240 tỉ đồng) sử dụng cho cán bộ công nhân viên PVFC ủy thác đầu tư trả chậm. Sang đến năm 2012 và 2013, tỷ lệ PVFC cho cán bộ công nhân viên ủy thác đầu tư trả chậm chỉ giảm 1,89%, còn 46,11%.
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại Khoản 15 Điều 1 Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19.1.2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng quy định: “Mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng trong một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng đó”.
Những hợp đồng đầu tư ủy thác này của PVFC cũng từng bị Thanh tra Ngân hàng Nhà nước xác định là trái luật. Công văn 9788 của NHNN gửi trực tiếp PVFC nêu rõ: "Việc tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư chỉ áp dụng đối với các hình thức đầu tư trực tiếp vào dự án hoặc công trình trong danh mục xác định". Từ tháng 12.2009, Thanh tra NHNN cũng yêu cầu PVFC phải "chấm dứt ngay nghiệp vụ này" nhưng PVFC đã phớt lờ không thực hiện.
Như vậy có thể thấy tất cả những bê bối nêu trên của PVFC đều diễn ra trong giai đoạn ông Tống Quốc Trường đang giữ chức Tổng giám đốc.
Với lý do cá nhân, ông Trường bắt đầu nghỉ từ đầu tháng 10, đơn đã được Bộ Tài chính chấp thuận. Hiện phía Vietlott đang giao ông Nguyễn Thanh Đạm, Phó tổng giám đốc, tạm quyền phụ trách để tiến hành thay đổi người đại diện, bổ nhiệm chức vụ tổng giám đốc trong thời gian tới.
Ông Tống Quốc Trường
Ông Tống Quốc Trường giữ vị trí Tổng giám đốc Vietlott từ tháng 8.2012 khi công ty này vừa được cấp phép thành lập. Trước đó, ông từng giữ trọng trách Tổng giám đốc Tổng công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC) trong giai đoạn từ tháng 6.2007 đến tháng 3.2010. Trước ông Trường, vị trí này do ông Nguyễn Xuân Sơn đảm nhiệm. Ông Nguyễn Xuân Sơn mới đây đã bị bắt và khởi tố liên quan tới những sai phạm trong quá trình lãnh đạo tại PVN.
PVFC là công ty tài chính có quy mô tài sản lớn nhất trong số các công ty tài chính ở Việt Nam. Năm 2007, với nguồn thu khủng từ giá dầu trên 100 USD/thùng, nguồn quỹ và ngân sách dồi dào cùng tham vọng trở thành một tập đoàn kinh tế đa ngành, PVN phê chuẩn đề xuất của PVFC thành lập CTCP đầu tư và tư vấn tài chính dầu khí (PVFC Invest).
Chiếm 70% vốn tại PVFC, với vai trò là công ty mẹ, PVN đã giao chủ trương cho PVFC lập PVFC Invest với vốn điều lệ 500 tỉ đồng với niềm tin rằng công ty này sẽ trở thành mũi nhọn trên con đường đưa PVN trở thành tập đoàn đầu tư, tài chính hàng đầu.
Mặc dù PVFC chỉ được PVN phê chuẩn góp 11% vốn điều lệ thành lập PVFC Invest (tương đương với 55 tỉ đồng) và đã được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhưng theo Giấy báo có ngày 27.8.2007, PVFC đã chuyển 245 tỉ đồng tiền góp vốn điều lệ vào PVFC Invest. Số tiền này chiếm tới 49% Vốn điều lệ PVFC Invest và hoàn toàn từ vốn Nhà nước do tại thời điểm chuyển tiền, PVFC là công ty 100% vốn nhà nước.
Ngày 7.7.2008, PVFC tiếp tục nhận góp thay 5 triệu cổ phần từ quyền góp vốn của cổ đông Công ty CP Đầu tư hạ tầng Việt Nga, với số tiền góp thay là 50 tỉ đồng, nâng tổng mệnh giá sở hữu của PVFC tại PVFC Invest từ 245 tỉ đồng lên 295 tỉ đồng (tương đương từ 49% lên 59% Vốn điều lệ).
Như vậy, từ năm 2007, PVFC đã sử dụng tiền Nhà nước góp 245 tỉ đồng, chiếm 49% Vốn Điều lệ PVFC Invest. Sang năm 2008, PVFC góp thêm 50 tỉ đồng (10%), nâng tỷ lệ sở hữu lên 59%. Trong đó, PVFC sở hữu dưới vai trò cổ đông sáng lập 11% (55 tỉ đồng), còn lại 48% (240 tỉ đồng) sử dụng cho cán bộ công nhân viên PVFC ủy thác đầu tư trả chậm. Sang đến năm 2012 và 2013, tỷ lệ PVFC cho cán bộ công nhân viên ủy thác đầu tư trả chậm chỉ giảm 1,89%, còn 46,11%.
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại Khoản 15 Điều 1 Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19.1.2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng quy định: “Mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng trong một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng đó”.
Những hợp đồng đầu tư ủy thác này của PVFC cũng từng bị Thanh tra Ngân hàng Nhà nước xác định là trái luật. Công văn 9788 của NHNN gửi trực tiếp PVFC nêu rõ: "Việc tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư chỉ áp dụng đối với các hình thức đầu tư trực tiếp vào dự án hoặc công trình trong danh mục xác định". Từ tháng 12.2009, Thanh tra NHNN cũng yêu cầu PVFC phải "chấm dứt ngay nghiệp vụ này" nhưng PVFC đã phớt lờ không thực hiện.
Như vậy có thể thấy tất cả những bê bối nêu trên của PVFC đều diễn ra trong giai đoạn ông Tống Quốc Trường đang giữ chức Tổng giám đốc.
Tuyết Nhung
Một Thế Giới
http://motthegioi.vn/kinh-te-c-67/sai-pham-cua-pvfc-duoi-thoi-ong-tong-quoc-truong-73187.html
Một Thế Giới
http://motthegioi.vn/kinh-te-c-67/sai-pham-cua-pvfc-duoi-thoi-ong-tong-quoc-truong-73187.html
Sửa lần cuối:
Relate Threads