Sau khi đầu tư vào lọc hóa dầu Long Sơn, SCG chi 156 triệu USD mua nhà máy xi măng tại Việt Nam

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Hôm thứ 3, Siam Cement Group (SCG), công ty xi măng - vật liệu lớn nhất của Thái Lan, cho biết đã mua một số nhà máy xi măng ở miền trung Việt Nam, tăng 40% năng lực sản xuất ở nước ngoài.

741307_0.png

Công ty đã mua lại toàn bộ cổ phần của công tyVật liệu Xây dựng Việt Nam, công ty hoạt động sản xuất xi măng và các nhà máy nối đất tại một số địa điểm với 156 triệu USD. Báo cáo của Siam Cement gửi lên thị trường chứng khoán Thái Lan cho biết giá trị doanh nghiệp của thương vụ, bao gồm nợ ròng và đầu tư bổ sung để nâng cao hiệu quả, là 440 triệu USD.

Với tổng công suất 3,1 triệu tấn, đây sẽ là cơ sở sản xuất lớn nhất của Siam Cement bên ngoài Thái Lan. Mặc dù đang có thừa cung xi măng ở khu vực phía Bắc Việt Nam, nhóm này cho biết nhu cầu vẫn còn ở khu vực miền Trung và miền Nam.

Tập đoàn này cũng vận hành nhà máy xi măng tại Campuchia, Indonesia và Myanmar. Một nhà máy mới ở Lào đang trong giai đoạn thử nghiệm dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động trong năm nay, nâng công suất của SCG ở nước ngoài lên 10,5 triệu tấn, gần một nửa công suất 23 triệu tấn ở thị trường nội địa Thái Lan.

Siam Cement đã đầu tư mạnh mẽ vào các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt là các nước đang phát triển có dự báo tăng trưởng kinh tế mạnh hơn Thái Lan.

Việt Nam có mức tăng trưởng gần 7% hàng năm trong khi con số này ở Thái Lan là 3%, nên là một điểm đến chính của SCG. Công ty cũng vận hành một nhà máy bao bì tại Việt Nam thông qua một dự án liên doanh với Liên hiệp Công đoàn Nhật Bản (Rengo) cùng nhiều khoản đầu tư khác.

Giám đốc điều hành SCG Roongrote Rangsiyopash nói tại một cuộc họp báo tài chính vào cuối tháng Một cho biết ASEAN đang bị thừa cung xi măng, vì vậy đầu tư sẽ chỉ là các thương vụ “sáp nhập và mua lại”.

Tổ hợp hóa dầu

Gần đây, Siam Cement cũng vừa mua thêm cổ phần trong Công ty lọc hóa dầu Long Sơn ở miền Nam Việt Nam từ Qatar Petroleum. Công ty nhà nước Qatar đã quyết định rút khỏi dự án vào năm 2015 do giá dầu giảm. Siam Cement từng tìm kiếm một đối tác mới nhưng rồi đã quyết định tự mình mua cổ phần.

Vụ mua bán trị giá 36,1 triệu USD nâng số cổ phần trực tiếp và gián tiếp của tập đoàn này trong dự án từ 46% lên 71%. Các đối tác Việt Nam sở hữu phần còn lại.

Được dự kiến là tổ hợp hóa dầu đầu tiên của Việt Nam, dự án bao gồm một máy nghiền ethylene công suất 1 triệu tấn với tổng công suất olefins lên đến 1,6 triệu tấn/năm. Một cảng biển sâu cũng sẽ được xây dựng.

Sau nhiều năm trì hoãn, quyết định đầu tư cuối cùng sẽ được đưa ra vào tháng 6. Hoạt động sản xuất được lên kế hoạch bắt đầu vào năm 2021 sau năm năm xây dựng.

Trước đây, SCG từng cho biết Việt Nam đã nhập hơn 2 triệu tấn polyolefin vào năm 2015, với tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới.

NDH.vn​
 

Việc làm nổi bật

Top