Tháng 4 vừa qua, Saudi Arabia đã phá hỏng một nỗ lực nhằm ổn định giá dầu thô vì không muốn đối thủ lớn của nước này là Iran có được một thị phần lớn hơn trên thị trường dầu mỏ.
Theo bài viết của tác giả Ladane Nasseri trên trang tin Bloomberg mới đây, Saudi Arabia đang vận động các đồng minh Vùng Vịnh của mình tham gia nỗ lực để đảm bảo rằng sau hơn bốn tháng kể từ khi được dỡ bỏ lệnh cấm vận, sự trở lại đối với nền kinh tế toàn cầu của Iran sẽ không diễn ra suôn sẻ.
Tại Tiểu vương Dubai của Các Tiểu Vương quốc Arập thống nhất (UEA), nơi từng là của ngõ chính để Iran hướng ra thế giới, các doanh nhân của Iran cũng lên tiếng than phiền về việc ngày càng bị hạn chế nhiều hơn.
Đó là một hành động phản kích của Saudi Arabia khi Mỹ xem xét lại vai trò của họ ở khu vực Trung Đông và các nhà đầu tư bị hấp dẫn bởi Iran như là một thị trường mới nổi lớn chưa được thế giới khám phá.
Tuy nhiên, vẫn có những lực cản khác trong việc làm ăn với Iran mà Saudi Arabia có thể có vai trò nhất định. Đó là việc các ngân hàng châu Âu vẫn còn lưỡng lự trong việc hợp tác với nước Cộng hòa Hồi giáo này do lo ngại về các biện pháp trừng phạt mà Mỹ có thể áp đặt.
Giáo sư Paul Pillar của Trường đại học Georgetown cho rằng người ta sẽ tiếp tục chờ xem liệu Iran sẽ bị cô lập hay được chấp nhận như một cường quốc khu vực. Dù Saudi Arabia có thể không thành công trong việc cô lập Iran nhưng nước này vẫn có những đồng minh là những người Mỹ có quan điểm cứng rắn phản đối bản thỏa thuận hạt nhân giữa phương Tây và Iran.
Kể từ khi Iran được dỡ bỏ cấm vận vào đầu năm nay, Saudi Arabia có một mối quan ngại lớn là việc Iran sẽ sử dụng số tiền thu được từ làn sóng đầu tư tiềm năng để đẩy mạnh can dự vào các cuộc xung đột ở khu vực. Đó là lý do vì sao Saudi Arabia đang nỗ lực tìm cách để các nguồn đầu tư sẽ không tới được Iran.
Theo ông Henry Smith, Giám đốc Trung tâm phân tích rủi ro toàn cầu ở Dubai, những điều gây quan ngại là tuyên bố của Saudi Arabia liên quan đến việc cắt đứt giao thương với Iran cũng như những biện pháp và rào cản (cả chính thức và không chính thức) mà Saudi Arabia có thể sử dụng để gây sức ép làm cho các doanh nghiệp không đến với Iran.
Dubai là một thành phố đã luôn có những quan hệ gắn bó với Iran, nhưng hiện nay việc gia hạn giấy phép kinh doanh cho những người mang quốc tịch Iran đã không còn dễ dàng. Theo các doanh nhân Iran, ngay cả việc xin lưu trú ở Dubai cũng trở nên khó khăn hơn và các tài khoản ngân hàng bị kiểm soát chặt.
Saudi Arabia đang sử dụng dầu mỏ như một vũ khí để chống lại Iran. Trước thềm hội nghị ở Doha, Qatar tháng Tư vừa qua bàn về việc "đóng băng" sản lượng, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman phát biểu rằng nước này chỉ nhất trí với kế hoạch này nếu Iran cũng đồng ý tham gia. Điều này trên thực tế đã làm kế hoạch này phá sản vì Iran đã bác bỏ việc giảm sản lượng khai thác do đang nỗ lực giành lại thị trường đã mất trong suốt nhiều năm bị cấm vận.
Cũng trong tháng Tư, Saudi Arabia đã cấm hãng hàng không Mahan của Iran khai thác các đường bay qua không phận của nước này. Và theo một bản báo cáo trong tháng Tư của Quỹ Quản lý Rủi ro, các công ty và nhà môi giới tàu biển đã khuyến cáo các khách hàng của họ từ tháng 2/2016 rằng các tàu chở dầu thô của Iran sẽ không được phép đi qua vùng lãnh hải của Saudi Arabia hoặc Bahrain.
Các nhà lãnh đạo Saudi Arabia cũng đang tìm cách cô lập Iran hơn về mặt chính trị ở khu vực Trung Đông. Tháng Tư vừa qua, Jordan đã triệu hồi Đại sứ tại Iran ngay sau chuyến thăm của Thái tử Mohammed bin Salma. Và chỉ 10 ngày sau sự kiện đó, Jordan đã ký một thỏa thuận mở đường cho việc đầu tư nhiều tỷ USD của Saudi Arabia vào nước này./.
Theo bài viết của tác giả Ladane Nasseri trên trang tin Bloomberg mới đây, Saudi Arabia đang vận động các đồng minh Vùng Vịnh của mình tham gia nỗ lực để đảm bảo rằng sau hơn bốn tháng kể từ khi được dỡ bỏ lệnh cấm vận, sự trở lại đối với nền kinh tế toàn cầu của Iran sẽ không diễn ra suôn sẻ.
Tại Tiểu vương Dubai của Các Tiểu Vương quốc Arập thống nhất (UEA), nơi từng là của ngõ chính để Iran hướng ra thế giới, các doanh nhân của Iran cũng lên tiếng than phiền về việc ngày càng bị hạn chế nhiều hơn.
Đó là một hành động phản kích của Saudi Arabia khi Mỹ xem xét lại vai trò của họ ở khu vực Trung Đông và các nhà đầu tư bị hấp dẫn bởi Iran như là một thị trường mới nổi lớn chưa được thế giới khám phá.
Tuy nhiên, vẫn có những lực cản khác trong việc làm ăn với Iran mà Saudi Arabia có thể có vai trò nhất định. Đó là việc các ngân hàng châu Âu vẫn còn lưỡng lự trong việc hợp tác với nước Cộng hòa Hồi giáo này do lo ngại về các biện pháp trừng phạt mà Mỹ có thể áp đặt.
Kể từ khi Iran được dỡ bỏ cấm vận vào đầu năm nay, Saudi Arabia có một mối quan ngại lớn là việc Iran sẽ sử dụng số tiền thu được từ làn sóng đầu tư tiềm năng để đẩy mạnh can dự vào các cuộc xung đột ở khu vực. Đó là lý do vì sao Saudi Arabia đang nỗ lực tìm cách để các nguồn đầu tư sẽ không tới được Iran.
Theo ông Henry Smith, Giám đốc Trung tâm phân tích rủi ro toàn cầu ở Dubai, những điều gây quan ngại là tuyên bố của Saudi Arabia liên quan đến việc cắt đứt giao thương với Iran cũng như những biện pháp và rào cản (cả chính thức và không chính thức) mà Saudi Arabia có thể sử dụng để gây sức ép làm cho các doanh nghiệp không đến với Iran.
Dubai là một thành phố đã luôn có những quan hệ gắn bó với Iran, nhưng hiện nay việc gia hạn giấy phép kinh doanh cho những người mang quốc tịch Iran đã không còn dễ dàng. Theo các doanh nhân Iran, ngay cả việc xin lưu trú ở Dubai cũng trở nên khó khăn hơn và các tài khoản ngân hàng bị kiểm soát chặt.
Saudi Arabia đang sử dụng dầu mỏ như một vũ khí để chống lại Iran. Trước thềm hội nghị ở Doha, Qatar tháng Tư vừa qua bàn về việc "đóng băng" sản lượng, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman phát biểu rằng nước này chỉ nhất trí với kế hoạch này nếu Iran cũng đồng ý tham gia. Điều này trên thực tế đã làm kế hoạch này phá sản vì Iran đã bác bỏ việc giảm sản lượng khai thác do đang nỗ lực giành lại thị trường đã mất trong suốt nhiều năm bị cấm vận.
Cũng trong tháng Tư, Saudi Arabia đã cấm hãng hàng không Mahan của Iran khai thác các đường bay qua không phận của nước này. Và theo một bản báo cáo trong tháng Tư của Quỹ Quản lý Rủi ro, các công ty và nhà môi giới tàu biển đã khuyến cáo các khách hàng của họ từ tháng 2/2016 rằng các tàu chở dầu thô của Iran sẽ không được phép đi qua vùng lãnh hải của Saudi Arabia hoặc Bahrain.
Các nhà lãnh đạo Saudi Arabia cũng đang tìm cách cô lập Iran hơn về mặt chính trị ở khu vực Trung Đông. Tháng Tư vừa qua, Jordan đã triệu hồi Đại sứ tại Iran ngay sau chuyến thăm của Thái tử Mohammed bin Salma. Và chỉ 10 ngày sau sự kiện đó, Jordan đã ký một thỏa thuận mở đường cho việc đầu tư nhiều tỷ USD của Saudi Arabia vào nước này./.
Thanh Hưng (TTXVN tại Pretoria)
Relate Threads